Tác động của toàn cầu hóa chính trị đến quan hệ dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những nhân tố tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 93 - 100)

3.2. Nhân tố địa chính trị tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa

3.2.2. Tác động của toàn cầu hóa chính trị đến quan hệ dân tộc

Toàn cầu hóa các lĩnh vực đời sống xã hội khác không thể không có ảnh hưởng đến địa chính trị, đến sự tương tác và sự đối đầu giữa các nhà nước cho tới các hình thức cực đoan nhất - chiến tranh giữa các quốc gia.Những chuyển biến triệt để như vậy đòi hỏi các cách tiếp cận mới trong khoa học, trong thực tiễn nhằm hoạch định chiến lược quan hệ giữa các dân tộc về chính trị để đạt tới các lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Cần phải xem xét tỉ mỉ cái gì đang biến đổi trong địa vị của nhà nước và pháp luật, trong hệ thống quan hệ quyền lực ở điều kiện toàn cầu hóa, các nhà nước tương tác như thế nào trong lĩnh vực địa chính trị.

Như vậy, trong suốt thế kỷ XX, các đế chế thế giới đều đã đi vào quá khứ. Hàng loạt nhà nước liên bang đã tan rã. Số lượng nhà nước độc lập đã tăng lên nhiều lần. Các nhà nước dân tộc hành động trên diễn đàn quốc tế như là chủ thể chính của luật quốc tế. Xu hướng cơ bản trên diễn đàn địa chính trị trong suốt thế kỷ XX là sự phi liên kết làm xuất hiện những nhà nước bình quyền về mặt hình thức mới. Thời đại của các đế chế thế giới đã hoàn toàn đi vào dĩ vãng.

Song từ đó không suy ra rằng mọi nhà nước dân tộc đều có ảnh hưởng như nhau đến tiến trình của các sự kiện thế giới. Các khối chính trị - quân sự sẽ giữ vị trí của các đế chế thế giới thế hệ thứ tư. Khi cố kết các lực lượng phương Tây, khi cố gắng bảo vệ lợi ích của các nước này trên khắp thế giới, NATO (Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) là một liên minh hạn chế, đôi khi là công khai xâm phạm độc lập của các nước khác. Các sự kiện ở vùng Vịnh Persic và ở Balcan đã cho thấy rõ điều đó. Đại diện cho lợi ích của các nước Hiệp ước Warsava đã đối đầu với NATO. Tuy vậy, ở đầu những năm 90, tổ chức này đã tự tan rã, mở ra khoảng không hoàn toàn dành cho sự độc quyền của NATO. Nga không thể gánh vác các chức năng của Hiệp ước Warsava thậm chí trong khuôn khổ của SNG. Vai trò của Trung Quốc, Nhật Bản (thể hiện là các nhà nước dân tộc) như các cường quốc thế giới đang tăng lên. Một bộ phận các nước Đông Nam Á và châu Đại Dương đã hợp nhất thành ASEAN, nhưng vai trò của nó như một liên minh chính trị - quân sự là không đáng kể. Tổ chức các nước châu Mỹ và các cơ quan phối hợp nỗ lực của các nước Hồi giáo và châu Phi không đóng vai trò quan trọng.

Một xu hướng đối lập đang xuất hiện ở thế kỷ XXI: sự phát triển đơn cực hay đa cực của thế giới. Hiện nay, Mỹ đang có kỳ vọng đóng vai trò là chủ nhân của thế giới đơn cực. Tuy nhiên, thậm chí Z.Bzezinsky cũng phải thừa nhận rằng nếu tập trung quyền lực vào tay một quốc gia ngày càng không đặc trưng cho nền chính trị thế giới. Do vậy, Mỹ không những là siêu cường quốc đầu tiên và duy nhất trên quy mộ toàn cầu mà còn là siêu cường quốc cuối cùng. Song, hiện tại, ông công khai kêu gọi Mỹ trở thành thủ lĩnh vô điều kiện và là người kiến tạo một trật tự thế giới mới với mục đích chính trị của Mỹ phải tuyệt đối cấu thành từ hai bộ phận: cần phải củng cố địa vị thống trị của mình, ít nhất là trong thời hạn tồn tại của một thế hệ, nhưng tốt hơn là ở một thời hạn kéo dài hơn, và cần phải tạo ra một cơ cấu địa chính trị có khả năng làm giảm bớt những chấn động và sự căng thẳng không tránh khỏi, do những chuyển biến chính trị - xã hội gây ra, đồng thời cũng hình thành hạt nhân địa chính trị cùng nhau chịu trách nhiệm về việc cai quản thế giới mà không có chiến tranh. Như các sự kiện sau đó cho thấy, triết học này thể hiện tín điều của các thủ lĩnh hiện nay của các nước Bắc Mỹ và Tây Âu, họ dành vai trò "hạt nhân địa chính trị" của trật tự thế giới cho NATO, qua đó cố gắng kiện toàn sự thống trị đang biến mất của các nước phương Tây ở thế kỷ tới.

Tuy nhiên, khát vọng tự nhiên đó không phản ánh những chuyển biến thật sự đang diễn ra và các xu hướng mới trong không gian chính trị toàn cầu. Sau vài thế kỷ giữ vị trí thủ lĩnh, thống trị vô hạn, các nước phương Tây đã không giải quyết được một vấn đề địa chính trị lớn nào. Nó đã tạo ra một cái hố ngăn cách lớn giữa các nước giàu và các nghèo, đã hai lần đẩy nhân loại xuống vực thẳm chiến tranh thế giới, sau đó là "chiến tranh lạnh". Các nhà lý luận lớn nhất của các nền văn minh - A.Toynbee (nhà sử học người Anh) và P.Sorokin (nhà xã hội học người Nga) - từ lâu đã thừa nhận rằng thời gian làm thủ lĩnh của các nước phương Tây đang trôi qua, trung tâm của thủ lĩnh sáng tạo ngày càng chuyển sang phương Đông. Cuối thế kỷ XX được đặc trưng bởi việc tăng cường tự ý thức chính trị của các nước thuộc các khu vực khác nhau và bởi việc bắt đầu đối kháng giữa chúng như đường phân chia cơ bản của địa chính trị thế kỷ XXI. Bên cạnh xu hướng toàn cầu hóa, cần

phải tách biệt xu hướng cố kết dài hạn của các nước có cùng văn minh, xu hướng tăng cường vai trò của chúng trong biến đổi của quan hệ địa chính trị, trong việc hình thành các liên minh chính trị - quân sự, trong việc làm nảy sinh các xung đột trên diễn đàn chính trị - quân sự, trong việc làm nảy sinh các xung đột trên diễn đàn quốc tế và trong việc giải quyết chúng.

Toàn cầu hóa đang làm thay đổi tính chất quyền lực, con đường đạt tới dân chủ như một trong các mục tiêu cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu chiều dọc của quan hệ quyền lực nhà nước đang biến đổi trong điều kiện toàn cầu hóa. Vốn là chủ thể của địa chính trị ở thời đại công nghiệp, nhà nước dân tộc chuyển một phần chức năng của mình lên trên - cho các liên minh khu vực và liên minh nhà nước toàn cầu (Liên Hợp Quốc), cũng như xuống dưới - cho các đơn vị hành chính khu vực và các cơ cấu thị chính.Tháp quan hệ chính trị năm tầng cùng với việc phân chia thẩm quyền cai trị và chuẩn tắc pháp lý theo các cấp đang hình thành, nó sẽ chiếm ưu thế trong xã hội hậu công nghiệp ở thế kỷ XXI. Tương ứng thì cơ chế thực hiện dân chủ sẽ trở nên “nhiều tầng”.

Nền móng của tháp sẽ là các cơ cấu thị chính có quan hệ gần gũi nhất với nhân dân, tổ chức cuộc sống dựa trên các nguyên tắc tự quản và bầu cử trong khuôn khổ của một đơn vị hành chính cơ sở (từ xã nhỏ hay làng xóm với dân số là vài chục hay vài trăm người cho đến thành phố lớn với dân số là vài triệu người). Các tòa thị chính tập trung vào việc thực hiện chức năng xã hội, sinh thái, bảo đảm công ăn việc làm và duy trì trật tự.

Tầng tiếp theo là các cơ cấu vùng miền mà có thể được trao cho những thẩm quyền khá rộng rãi của “nhà nước trong nhà nước”. Đó là các nước cộng hòa, các tỉnh, các miền, các khu vực tự trị và các vùng tự trị, v.v. Chúng có các cơ quan lập pháp và tư pháp riêng của mình, có hệ thống quy phạm pháp luật; điều tiết quan hệ kinh tế, xã hội, sinh thái trong giới hạn hiến pháp của nhà nước dân tộc dành cho chúng, duy trì trật tự pháp luật. Một số khu vực được xây dựng theo nguyên tắc dân tộc - sắc tộc, điều này cho phép tính đến đầy đủ hơn các đặc điểm dân tộc, đôi khi là các đặc điểm văn minh của dân cư khu vực. Điều đó có ý nghĩa then chốt đối với

Khâu trung tâm của tháp là nhà nước dân tộc (thường là nhà nước đa sắc tộc, nhưng với sự chiếm ưu thế của sắc tộc cầm quyền). Nó là đại diện chính của chủ nghĩa quốc gia, thực hiện các chức năng chung nhân dân uỷ thác cho nó nhằm bảo vệ nhà nước và đại diện cho lợi ích của nhân dân trong quan hệ quốc tế, xác lập hệ thống quy phạm pháp luật và bảo đảm pháp chế, dùng luật pháp điều tiết quan hệ kinh tế và xã hội, phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội, chu cấp cho người thương tật, v.v.. Chỉ nhà nước dân tộc mới có đầy đủ chức năng của thiết chế xã hội đó. Song quy mô và tính chất thực hiện chúng, vị trí và vai trò của nó trong không gian địa chính trị thế giới là không như nhau, phụ thuộc vào lãnh thổ và dân số, sức mạnh kinh tế và sự phong phú về văn hóa. Một vấn đề là các nước lớn (như Trung Quốc và Ấn Độ, Nga, Canada, Mỹ) sản xuất ra phần lớn tổng sản phẩm thế giới, một vấn đề khác là các nhà nước nhỏ lãnh thổ hạn chế, dân số ít và nền kinh tế què quặt.

Từ nửa sau thế kỷ XX, các quá trình toàn cầu hóa ngày một tăng đã đưa tới chỗ hình thành hai tầng trên cùng ngày càng bộc lộ rõ hơn của tháp nhà nước - tầng văn minh và tầng toàn cầu, các nhà nước dân tộc ủy thác một phần chức năng của mình cho chúng.

Tầng văn minh của tháp thể hiện rõ ở Tây Âu. Ở đây, sự liên kết các nhà nước (EU) dường như có tất cả các dấu hiệu của nhà nước: Nghị viện châu Âu do nhân dân bầu ra, thông qua luật pháp; các cơ quan hành pháp - Hội đồng Bộ trưởng của Liên minh châu Âu, Uỷ ban của Liên minh châu Âu có nhiệm vụ báo cáo với Nghị viện châu Âu và hoàn thành các chức năng của chính phủ; các thiết chế kinh tế chung - đồng tiền chung (Euro), ngân hàng trung ương, hàng rào thuế quan chung, tự do đi lại giữa phần lớn các nước thuộc Liên minh châu Âu; chính sách thuế, đầu tư, nông nghiệp, xã hội, khoa học - kỹ thuật, sinh thái chung; hàng loạt dấu hiệu quốc tịch thống nhất. Thêm vào đó là sự thống nhất chính trị - nhà nước (rất giống với liên bang) đã xuất hiện mà không có xâm lược hay hợp nhất bằng sức mạnh, mà dựa trên một cơ sở dân chủ, tự nguyện khi mà các nhà nước dân tộc đã chuyển phần lớn chủ quyền và chức năng của mình cho các cơ quan trung ương khi có sự ủng hộ của đa số nhân dân nước mình thông qua trưng cầu dân ý, khi khắc phục những mâu

thuẫn không tránh khỏi, còn các cơ quan trung ương thì đại diện cho lợi ích của toàn bộ nền văn minh khu vực.

Trong các liên kết văn minh khác - Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ, SNG, Uỷ ban phát triển Nam Mỹ, Liên minh tiền tệ và kinh tế Tây Phi, Liên minh hợp tác khu vực Nam Á, v.v. mức độ chuyển các chức năng nhà nước lên “tầng trên” thấp hơn đáng kể. Đó thực ra là các cơ quan phối hợp hoạt động của các nhà nước độc lập mà dường như vẫn hoàn toàn giữ lại chủ quyền của mình. Song, việc tăng cường sự thống nhất của các mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau về chính trị - xã hội, kinh tế, công nghệ, sinh thái trong khuôn của các nền văn minh khu vực, một mặt, và việc tăng cường sự đối đầu giữa các nền văn minh trên diễn đàn quốc tế, mặt khác, sẽ củng cố xu hướng hình thành chế độ nhà nước ở cấp độ văn minh. Đối với một số nền văn minh do một nhà nước thống nhất đại diện trên thực tế (Trung Quốc, Nhật Bản) thì ở đây không có vấn đề; trong các nền văn minh khác, sự chiếm ưu thế của một nhà nước là hiển nhiên (Ấn Độ, Bắc Mỹ). Quá trình này sẽ diễn ra một cách phức tạp nhất ở các nền văn minh đa quốc gia, nơi mà không có thủ lĩnh được tất cả thừa nhận (Hồi giáo, châu Phi, Mỹ Latinh). Trong nền văn minh Á - Âu, nước Nga là thủ lĩnh về mặt hình thức, song do cuộc khủng hoảng sâu sắc kéo dài và các sai lầm về chiến lược của giới cầm quyền, nó căn bản đã đánh mất địa vị thủ lĩnh. Cần có nhiều lực lượng và thời gian để phục hồi vai trò của nó như trung tâm thu hút nền văn minh.

Cũng có các dấu hiệu về sự hình thành tầng cao nhất - tầng toàn cầu - của tháp quan hệ quyền lực, mặc dù đó chỉ là sự bắt đầu của quá trình mà sẽ có được các phác họa hiện thực ở thế kỷ XXI. Hoàn thành các chức năng của nó ở một chừng mực nào đó là Liên Hợp Quốc cùng với cơ quan lập pháp của nó - Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, các cơ quan hành pháp của nó - Uỷ ban an ninh, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc; các cơ quan chuyên môn và chuyên trách - Uỷ ban kinh tế và xã hội, Tổ chức về các vấn đề giáo dục, khoa học và văn hóa (UNESCO), Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), Tổ chức bảo vệ sức khoẻ thế giới; Tổ chức thương mại thế giới (WTO); cơ quan tư pháp - Tòa án quốc tế, v.v.; hệ thống pháp luật - các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, của Uỷ ban An ninh, các hiệp ước

Thực tế sẽ dẫn tới việc thành lập một quyền lực nhà nước tập quyền trên quy mô toàn cầu - tháp quan hệ quyền lực 5 tầng sẽ được duy trì cùng với sự phân chia tối ưu các chức năng và các thẩm quyền giữa mọi tầng. Sự phân chia lại một phần chức năng giữa các tầng sẽ diễn ra cùng với sự chín muồi của các tiền đề khách quan và ý thức chủ quan về sự cần thiết của điều đó. Điều ấy sẽ được phản ánh cả trong xu hướng cải biến cơ cấu của hệ thống chuẩn tắc pháp luật. Ý nghĩa của luật pháp quốc tế như cơ sở pháp lý của các nhà nước trên thế giới sẽ tăng lên.

Có cảm tưởng là kỷ nguyên hợp tác và cộng tác giữa các dân tộc, kỷ nguyên tự do chính trị và thắng lợi của dân chủ sắp thay thế cho thời đại đối đầu. Nhưng xu hướng đã bộc lộ ra đó hóa ra là ngắn ngủi và mang tính giả tạo. Việc phi toàn trị hóa và giải trừ quân bị hóa ra là mang tính đơn phương và kết thúc ở sự cáo chung của một liên minh hùng mạnh do Liên Xô cầm đầu chống lại phương Tây. Mỹ đã lạm dụng sự tự giải trừ quân bị của kẻ thù để mở rộng lĩnh vực thống trị của mình, để đưa NATO tiến gần tới biên giới của nước Nga, để tự gánh vác lấy các chức năng của siêu cường quốc toàn cầu duy nhất, có lợi ích của mình ở mọi ngõ ngách của hành tinh, gán ép lý tưởng và trật tự của mình cho tất cả mọi nước và mọi nền văn minh. Ngoan ngoãn nối tiếp nhau đi theo nền văn minh Mỹ là các nền văn minh Tây Âu và Nhật Bản, ở hàng thứ hai - các nền văn minh Mỹ Latinh và châu Đại Dương. Các nền văn minh Hồi giáo, Trung Quốc và Ấn Độ có một sự phản kháng yếu ớt.

Các nước xã hội chủ nghĩa trước kia thực hiện phi nhà nước hóa và tư hữu hóa, loại nhà nước ra khỏi nền kinh tế thị trường, tự do hóa nền kinh tế. Nhà nước ngày càng trở nên bất lực, tê liệt, không còn hoàn thành các chức năng vốn có của nó. Đã nảy sinh một nghịch lý trái quy luật: ở giai đoạn khủng hoảng sâu sắc, nhà nước làm suy giảm sự thể chế hóa của mình, dành quyền tự do hoàn toàn cho cuộc đấu tranh giữa các đảng phái và các phong trào chính trị do các thủ lĩnh thiển cận, kiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những nhân tố tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)