dân tộc trên thế giới hiện nay
4.1.1. Tác động của nhân tố địa kinh tế đến quan hệ giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới hiện nay tộc trên thế giới hiện nay
Việt Nam có địa vị xuất phát không thuận lợi trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra. Các số liệu về tỷ trọng trong tổng sản phẩm thế giới, tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người so với thế giới, tỷ trọng trong xuất khẩu thế giới. Cơ cấu ngành và cơ cấu tái sản xuất của nền kinh tế chưa đáp ứng được những đòi hỏi của toàn cầu hóa kinh tế, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Nước ta nằm trong nhóm các nước đang phát triển xét về cơ cấu kinh tế. Những điều ấy làm cho chúng ta gặp phải những bất lợi trong quan hệ kinh tế quốc tế với một số dân tộc khác.
Trong khi đó, các quá trình toàn cầu hóa tăng cường các xu hướng liên kết, tăng số lượng liên minh, mở rộng không gian địa lý, tăng cường mối liên hệ mật thiết và tích hợp kinh tế liên quốc gia. Do lãnh thổ gần nhau, văn hóa và lịch sử khá tương đồng, các mối liên hệ kinh tế chặt chẽ, các xu hướng và các vấn đề chung trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác sẽ thúc đẩy liên kết kinh tế giữa Việt Nam với các dân tộc khác ở khu vực ASEAN, nhằm giảm bớt mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và phát triển tiềm năng con người trên cơ sở chuyển sang hình thái công nghệ mới, trong đó có công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0. Khi đó sự ổn định kinh tế vĩ mô được kết hợp với việc điều tiết thị trường hàng hóa, đầu tư, sức lao động, công nghệ thông tin với việc tạo ra một cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng thống nhất, một hệ thống tiền tệ và với triển vọng thống nhất chính trị.
Tất nhiên là sự tích hợp kinh tế giữa Việt Nam với các dân tộc khác ở ASEAN vẫn không thể bỏ qua sự khác biệt về lợi ích dân tộc. Song, tất cả các nước sẽ nỗ lực củng cố các mối liên hệ tích hợp đa dạng dựa trên cơ sở các lợi ích dân số, sinh thái, kinh tế, công nghệ và văn hóa xã hội chung. Khi ý thức được lợi ích cơ bản chung, các lợi ích kinh tế và văn hóa xã hội chiếm ưu thế đối với tính toán chính trị, xu hướng tích hợp theo phương hướng cộng đồng về tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội sẽ tăng lên.
Dựa trên cơ sở tinh thần là văn hóa hòa bình, mà Việt Nam là một tấm gương sáng được cộng đồng loài người tôn vinh, nền kinh tế toàn cầu tương lai là một cơ chế tương tác thống nhất, bình đẳng, có hiệu quả của nền kinh tế dân tộc, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cùng nhau giúp đỡ các nước lạc hậu, hợp nhất tiềm lực để xoa dịu và khắc phục các cuộc khủng hoảng và các xung đột chính trị - xã hội, kinh tế, sinh thái, công nghệ nảy sinh theo chu kỳ. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến quan hệ giữa dân tộc ta với các dân tộc khác.
Song, các mâu thuẫn và xung đột cũng có thể sẽ tăng lên (thậm chí mang tính tự hủy diệt, phá hủy nền kinh tế toàn cầu), nếu các công ty xuyên quốc gia sử dụng quan hệ tích hợp cho mục đích vị kỷ của mình và của các nước phát triển hơn. Đây là một kiểu tích hợp khác mà các công ty xuyên quốc gia sử dụng như một hình thức mới của chủ nghĩa thuộc địa về kinh tế, của việc các nền văn minh phát triển bóc lột các nước kinh tế lạc hậu. Trong quan hệ giữa các dân tộc, Việt Nam phải đối mặt với vấn đề trung tâm này trong phát triển của nền kinh tế toàn cầu thế kỷ XXI.
Như vậy, một nhân tố có thể và thật sự đang có tác động tiêu cực đến quan hệ giữa Việt Nam với các dân tộc khác trong bối cảnh toàn cầu hóa là việc các nước phát triển (trước hết là Mỹ và Tây Âu) sử dụng những ưu thế của toàn cầu hóa và các cơ chế tích hợp vì lợi ích vị kỷ của mình và qua đó giữ lại hay đào sâu hố ngăn cách giữa chúng với các nước lạc hậu, phân chia lại không gian kinh tế thế giới. Đóng vai trò quyết định ở đây là mạng lưới toàn cầu mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia biết cách sử dụng các cơ chế tích hợp để bòn rút những khoản siêu lợi nhuận khổng lồ.
Song xu hướng này tất yếu vấp phải sự phản kháng kinh tế ngày một tăng của các nước đang trỗi dậy. Khả năng này sẽ tạo ra một cơ sở kinh tế hùng mạnh cho sự xung đột tương lai giữa các nền dân tộc đầu tiên là trên quy mô khu vực, sau đó là trên quy mô toàn cầu. Nền kinh tế toàn cầu sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình, bị huỷ diệt trong lò lửa chiến tranh hạt nhân hay trong trường hợp tốt nhất, bị đẩy lùi lại hàng thế kỷ. Tuy nhiên, các lực lượng tiến bộ, trong đó có dân tộc Việt Nam, đang nỗ lực đấu tranh nhằm mục đích xây dựng lại nền kinh tế toàn cầu dựa trên các nguyên tắc nhân văn: bình quyền, hợp tác cùng có lợi và trong tương lai - liên kết giữa các khu vực và các quốc gia, nhân văn hóa, sinh thái hóa và thông tin hóa các nền kinh tế dân tộc và thế giới.
Chính toàn cầu hóa kinh tế tạo ra mối nguy hiểm là nếu chúng ta không đổi mới nhanh chóng và hiện đại hóa thích hợp kinh tế, trong nhiều năm nữa nền kinh tết nước ta vẫn sẽ có nền kinh tế ở mức trung bì, hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty xuyên quốc gia. Do đó, nó sẽ hoàn thành các chức năng đặc trưng cho nền kinh tế phụ thuộc: trở thành thị trường tiêu thụ thành phẩm và nguồn nguyên liệu, nhiên liệu bẩn về mặt sinh thái. Hơn nữa là nó không thể hoàn thành các chức năng đó cách thỏa đáng, vì phần lớn dân cư có mức thu nhập thấp, nguồn nguyên liệu khoáng vật có hiệu quả theo quan điểm của thị trường thế giới thì lại đang cạn kiệt. Cơ cấu kinh tế cũng sẽ biến đổi theo các chức năng hoàn thành. Khu vực đầu tư - cải tiến (trước hết là khoa học và ngành chế tạo máy) sẽ bị giảm xuống mức tối thiểu cần cho việc phục vụ khu vực nguyên liệu - nhiên liệu mà sẽ giữ địa vị thống trị. Tỷ trọng rất cao là tỷ trọng của khu vực lưu thông và cơ sở hạ tầng thị trường phục vụ các ngành có lợi cho các công ty xuyên quốc gia; giữ địa vị lãnh đạo tối cao trong kinh tế là các đại diện của tư bản mại bản ăn bám và các doanh nhân làm kinh tế phi pháp. Khi đó số lượng người thất nghiệp sẽ tăng lên, vì phần lớn lượng người thất nghiệp ẩn náu tại các xí nghiệp “ăn bám” sẽ trở thành những người thất nghiệp công khai, vì các xí nghiệp này rốt cuộc sẽ bị phá sản và bị thủ tiêu, hoặc được chuyển cho chủ mới mà không việc gì phải bảo đảm “công ăn việc làm hư ảo”.
Những nhân tố nào chứng tỏ khả năng này có thể xảy ra? Thứ nhất, nền kinh tế rất yếu ớt, hiệu quả thấp; mức hao mòn của vốn cơ bản là rất cao, hàng loạt xí nghiệp đứng bên bờ vực phá sản, không còn hữu ích cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh, không có đủ kinh phí thậm chí cho tái sản xuất giản đơn. Thứ hai, không có các nguồn tích luỹ nội tại hiện thực: phần lớn quỹ khấu hao đã tiêu hết; suất sinh lợi của sản phẩm bị giảm nhanh, suất sinh lợi của khoản cũng giảm. Kinh phí của các ngân hàng thương mại là không đáng kể và không đầu tư cho các quỹ đơn giản. Hiện vẫn chưa thấy triển vọng biến đổi của xu hướng đó. Hy vọng có thể sử dụng các khoản tiền nhân dân tiết kiệm được cho đầu tư là hão huyền. Tức là, có ít nguồn tích lũy trong nước, chưa thấy có sự tăng đáng kể của chúng. Còn đối với các nguồn tích lũy bên ngoài thì không có gì bảo đảm.
Tuy nhiên, triển vọng nêu trên khó trở thành hiện thực. Vì mặc dù Trung Quốc và các nước Hồi giáo đang tăng trưởng kinh tế nhanh, song, Việt Nam cũng giữ vững mức tăng trưởng cao và ổn định. Sự tụt hậu của nước ta trong không gian kinh tế thế giới sẽ không diễn ra. Chúng ta đang nâng cao hiệu quả và tiết kiệm nguồn dự trữ, chuyển dịch cơ cấu kiểu kinh tế, cách tân như các đòn bẩy cơ bản. Chúng ta thúc đẩy mức cầu, đẩy mạnh đầu tư và chuẩn tắc hóa cơ cấu sản xuất cùng với việc nâng cao tổng mức tích luỹ vốn cơ bản, định hướng vào đột phá công nghệ.
Tổng sản phẩm quốc dân, tỷ trọng của nó trong tổng sản phẩm của thế giới và mức bình quân đầu người; cơ cấu của công ăn việc làm và mức độ thất nghiệp; khối lượng tiêu thụ cá nhân (tiêu thụ của kinh tế gia đình) tính theo đầu người; cơ cấu kinh tế (tỷ trọng của các khu vực tái sản xuất và của các ngành cơ bản trong tổng sản phẩm quốc dân) và biến đổi cơ cấu; mức độ toàn cầu hóa kinh tế (quan hệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu trong tổng sản phẩm quốc dân); cơ cấu thể chế của nền kinh tế (tỷ trọng của các “thành phần” kinh tế, của các hình thức sở hữu); các chỉ số về hiệu quả (năng suất lao động, mức hoàn lại vốn, dung lượng vật liệu); biến đổi và tỉ lệ giữa các giá xuất khẩu, tốc độ lạm phát; các luồng tài chính (kể cả tín dụng và vốn đầu tư); mức độ nợ trong nước và nợ nước ngoài.
4.1.2. Tác động của nhân tố địa chính trị đến quan hệ giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới hiện nay tộc trên thế giới hiện nay
Quan hệ giữa Việt Nam với các dân tộc khác trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay chịu sự chi phối đáng kể của các nhân tố địa chính trị. Như đã phân tích ở phần trên, tác động của các nhân tố này thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây mà chúng ta cần phải tính đến khi xem xét quan hệ giữa nước ta với các dân tộc khác.
Thứ nhất, động cơ cơ bản của quan hệ dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa,
không chỉ là lợi ích thuần tuý kinh tế hay tư tưởng hệ, mà còn là sự đối kháng, đấu tranh giữa các văn hóa và các tôn giáo khác nhau. Khẩu hiệu tiêu diệt những kẻ vô thần, thánh chiến một lần nữa lại được các thủ lĩnh của chủ nghĩa cực đoan sử dụng, đi theo họ là hàng triệu người. Đó là sự quay về quá khứ ở trên một nhánh mới của vòng xoáy ốc công nghệ, khi mà các quốc gia sở hữu các thế hệ vũ khí mới và sử dụng có hiệu quả các công nghệ thông tin hiện đại để khởi xướng và tiến hành xung đột.
Thứ hai, những sự khác biệt về chế độ văn hóa - xã hội, về loại hình văn hóa
và tâm tính của các dân tộc khác nhau có ý nghĩa quan trọng. Thí dụ, trong thế giới hiện đại, chủ nghĩa nguyên giáo Hồi giáo đóng vai trò kẻ khởi xướng vô số xung đột và chiến tranh giữa các quốc gia.
Thứ ba, ẩn náu đằng sau cái vỏ tôn giáo - văn hóa là các lợi ích sống còn
hiện thực, trước hết là những khác biệt về xu hướng dân số của các quốc gia khác nhau. Thiết chế cơ bản đối với con người, gia đình là sự kế tục nòi giống, là sự quan tâm tới các thế hệ tiếp theo, vì điều đó mà con người của mỗi quốc gia đều sẵn sàng hy sinh, tham gia vào xung đột với các cộng đồng khác nhằm giành lấy “chỗ đứng trên trần gian” cho con cháu mình. Ở nửa sau thế kỷ XX và cả ở thế kỷ XXI xu hướng này vẫn còn giữ lại và có tác động đáng kể đến quan hệ giữa các dân tộc. Thực tế này có thể trở thành nhân tố gây ra chiến tranh nhằm phân chia lại không gian sống và nguồn dự trữ cho các thế hệ hiện nay và mai sau.
Thứ tư, động cơ không kém mạnh mẽ trong quan hệ giữa các dân tộc là lợi
ích kinh tế, là hố ngăn cách ngày một tăng giữa các nước giàu và nghèo, hố ngăn cách mà các xu hướng dân số lại góp phần đào sâu thêm. Các nước bần cùng hóa
không có gì để mất, để cứu mình và con cháu của mình khỏi chết đói, chúng sẵn sàng làm tất cả mọi thứ, kể cả sử dụng vũ khí.
Thứ năm, nguy cơ xung đột quân sự giữa các nước tăng lên do chính sách
hiếu chiến của các công ty xuyên quốc gia, các công ty này sử dụng quá trình toàn cầu hóa để bòn rút các tài nguyên, tài chính và trí tuệ từ các nước kém phát triển, qua đó hạn chế chúng phát triển và thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn, đồng thời cũng cung cấp các nước hiếu chiến nhất của thế giới thứ ba vũ khí hiện đại nhất mà rốt cuộc, có thể được sử dụng để chống lại các nước phát triển.
Thứ sáu, nhân tố có tác động mạnh mẽ đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh
toàn cầu hóa là tính bất ổn định về địa chính trị, là sự thiếu vắng một cơ chế hữu hiệu để ngăn chặn và điều tiết xung đột giữa các quốc gia, là sự đối đầu giữa các nền văn minh trong đó các nước phát triển thường cố ủng hộ một bên trong xung đột giữa các nền văn minh.
Chính thực tại địa chính trị nêu trên có ảnh hưởng quan trọng đến quan hệ giữa Việt Nam với các dân tộc khác trong bối cảnh toàn cầu hóa. Từ đó có thể khẳng định, ở đầu thế kỷ XXI, nguy cơ xung đột quân sự, chiến tranh toàn cầu không bị loại bỏ. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng của dân tộc ta trong quan hệ với các dân tộc khác là ngăn chặn việc thực hiện khả năng như vậy.
Cho nên, trong quan hệ giữa các dân tộc, sự đối kháng, sự đụng độ giữa các quốc gia diễn ra không những dưới hình thức xung đột quân sự với việc sử dụng vũ khí thông thường và vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác, mà còn hệ quả phá hủy không kém có thể được đem lại từ chiến tranh địa kinh tế, cũng như chiến tranh thông tin ngày càng phổ biến rộng rãi hơn ở cuối thế kỷ XX. Chiến tranh địa kinh tế là việc làm tổn thất bằng các phương pháp phi quân sự theo một chiến lược tác chiến lập kế hoạch từ trước trong không gian địa chính trị cùng với việc sử dụng các công nghệ địa kinh tế cao. Xét về mặt lịch sử, chiến tranh địa kinh tế đã nảy sinh từ chiến tranh thương mại và chiến tranh lạnh, bao gồm cơ chế vận chuyển doanh thu dân tộc và doanh thu thế giới dưới dạng che đậy, phá huỷ các cơ sở hạ tầng kinh tế, cú đòn tín dụng làm suy thoái hệ thống kinh tế xã hội.Vai trò của chiến tranh địa kinh tế tăng lên trong điều kiện quá trình hội nhập các nền kinh tế dân tộc vào nền kinh tế toàn
Chiến tranh địa thông tin là không kém phần nguy hiểm, nó hướng vào việc cô lập các nước hay các nền văn hóa nào đó trong không gian văn hóa xã hội toàn cầu, gây cho chúng hình ảnh của kẻ thù, của kẻ vi phạm các quy tắc ứng xử trong cộng đồng thế giới. Chiến tranh thông tin có thể kéo theo xung đột vũ trang hay chuẩn bị xung đột vũ trang, tồn tại trước trừng phạt kinh tế và minh biện cho trừng phạt kinh tế. Mối nguy hiểm của chiến tranh thông tin tăng lên do có mức toàn cầu hóa cao không gian thông tin và do phần lớn phương tiện thông tin đại chúng có tính chất quốc tế, chịu ảnh hưởng của một nhóm ít ỏi các công ty xuyên quốc gia