Toàn cầu hóa kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những nhân tố tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 70 - 75)

3.1. Nhân tố địa kinh tế tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa

3.1.1. Toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa kinh tế là các quá trình toàn cầu hóa diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, được thiết định bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài, các quy luật của biến đổi và sự sinh thành kinh tế - xã hội.

Các nhân tố bên ngoài chứng tỏ kinh tế là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống xã hội, không phát triển biệt lập đối với các bộ phận khác của hệ thống này. Quy mô, cơ cấu, phương hướng phát triển của kinh tế do ba nhân tố nằm ngoài nó quy định. Thứ nhất, dân cư đóng vai trò nền tảng và cội nguồn của biến đổi kinh tế (lý tính tập thể của nhân loại thể hiện trong khoa học và công nghệ) và tổng thể những người lao động - lực lượng sản xuất chủ yếu. Thứ hai, môi trường tự nhiên đóng vai trò nguồn gốc thứ nhất của mọi của cải vật chất được con người sử dụng và tiêu thụ, lực lượng sản xuất tự nhiên, cơ sở năng lượng và những điều kiện tự nhiên hữu hạn làm cho con người phải mở rộng khu vực kinh tế có mục đích tái sản xuất (theo nghĩa kinh tế) tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường khỏi tác động tai hại của sản xuất cũng như hoạt động sống của con người. Thứ ba, cơ sở công nghệ của xã hội đóng vai trò phương thức liên kết lý tính và đôi tay của con người với tư liệu sản xuất tự nhiên và được cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của dân cư tăng lên hàng năm, nhằm cung cấp cho thị trường những hàng hóa và dịch vụ đa dạng. Những công nghệ hiện đại nhất chỉ có thể hoạt động có hiệu quả trên quy mô thế giới, còn công nghệ hôm qua hoàn toàn thoả mãn với khuôn khổ khu vực. Ba nhân tố này đem lại cho nền kinh tế tính chất toàn cầu, cho phép nó vượt ra khỏi giới hạn của các quốc gia riêng biệt và các nền văn minh khu vực.

tế. Trên thực tế, vị trí chủ đạo thuộc về toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế do các nhân tố bên trong cơ bản quy định. Nó trước hết được quy định bởi một tính chất mới của phân công lao động xã hội ở trong nước, cũng như trên quy mô toàn cầu. Việc tăng cường phát triển hợp tác khoa học - kỹ thuật và đầu tư - sản xuất có quy mô lớn đưa tới chỗ hình thành sự phân công lao động liên nghiệp đoàn trên quy mô toàn cầu - chuyên môn hóa các chủ thể sản xuất kinh tế hình thành trên cơ sở xuyên quốc gia và đóng vai trò các hạt nhân tái sản xuất quốc tế về mặt tổ chức - quản lý. Điều đó trở thành chiếc chìa khóa để hình thành không gian địa kinh tế, làm xuất hiện trên bản đồ thế giới các biên giới kinh tế không trùng hợp với biên giới nhà nước dân tộc, thành lập các liên hiệp sản xuất - thương mại khổng lồ. Nhờ toàn cầu hóa, các công ty xuyên quốc gia kiểm soát phần lớn khối lượng sản xuất thế giới so với sự giám sát của các nhà nước dân tộc. Đây là ranh giới về chất của một mức độ toàn cầu hóa mới.

Quá trình phi tích tụ hóa sản xuất cũng đang diễn ra, nó làm giảm đáng kể tỷ trọng hàng hóa có quy cách được sản xuất ra hàng loạt, mở rộng nhiều lần chủng loại hàng hóa được sản xuất với số lượng ít ỏi hay theo đơn đặt hàng. Điều đó vượt ra khỏi khả năng của các nền kinh tế dân tộc và do sự phức tạp hóa, phân hóa cũng như biến đổi nhanh chóng mức cầu của người tiêu dùng, đòi hỏi cá thể hóa, nâng cao tính linh hoạt và chuyển đổi sản xuất. Song, cả ở đây, bước vào kỷ nguyên hậu công nghiệp, các nền văn minh phát triển cũng đã sử dụng các ưu thế của toàn cầu hóa, chuyển sản xuất đại trà và bất lợi về mặt sinh thái vào các nước lạc hậu. Cùng với việc sản xuất đại trà giảm bớt ở trong thế giới công nghiệp, nó cũng bành trướng vào cái gọi là các nước đang phát triển. Giống như ô tô cũ kỹ, các ngành công nghiệp lỗi thời nhất của làn sóng thứ hai được xuất khẩu từ các dân tộc giàu vào các dân tộc nghèo. Và mặc dù điều đó có cảm tưởng là phù hợp với sự phát triển kinh tế và làm tăng việc làm ở các nền văn minh lạc hậu, song hố ngăn cách giữa chúng và các nền văn minh tiên tiến vẫn tăng lên.

Nhờ các xu hướng ấy, không những thị trường thế giới mở rộng quy mô, nơi mà các nền kinh tế dân tộc (bây giờ là cả các công ty xuyên quốc gia) tham gia cùng

với những sản phẩm thừa của sản xuất chuyên môn hóa của mình, nhận được lợi lộc từ đó, mà bản thân nền sản xuất hàng hóa cũng có được tính chất toàn cầu, hoạt động vì người tiêu dùng ở bất kỳ nước nào, cảm nhận thấy dao động của bối cảnh thị trường thế giới.

Song, toàn cầu hóa kinh tế không có nghĩa là hình thành một công xưởng toàn cầu khổng lồ, trong đó mỗi nước, mỗi xí nghiệp, mỗi công nhân chỉ là một bộ phận của hệ thống hậu công nghiệp toàn cầu, buộc phải phục tùng mọi yêu cầu của nó. Đó sẽ là một điều khủng khiếp về mặt kinh tế, là phản không tưởng tiếp theo, là kéo sang thế kỷ XXI các đặc trưng và các mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa công nghiệp, kỷ nguyên công nghệ cùng với địa vị lệ thuộc của con người.

Đứng đối lập với nó là xu hướng được đánh dấu bởi sự tách biệt hai khu vực trong nền kinh tế: khu vực A (trong đó con người sản xuất sản phẩm và dịch vụ cho bản thân, cho gia đình mình, cho cộng đồng của mình) và khu vực B (sản xuất hàng hóa và dịch vụ để bán thông qua thị trường). Khu vực A - nền kinh tế tự nhiên của gia đình gia trưởng, của công xã chiếm ưu thế trong các nền văn minh nông nghiệp làn sóng thứ nhất. Các nền văn minh làn sóng thứ hai được đặc trưng bởi việc phổ biến nhanh chóng khu vực B, là nơi thị trường xâm chiếm, chi phối mọi lĩnh vực tái sản xuất. Đến cuối thế kỷ XX bắt đầu bước chuyển biến căn bản trong quan hệ giữa hai khu vực sản xuất này. Ranh giới giữa người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng bị xóa bỏ, người sản xuất cho mình có ý nghĩa ngày một lớn hơn, bản thân thị trường cũng thay đổi vai trò trong cuộc sống của chúng ta và trong hệ thống thế giới. Điều đó không có nghĩa thị trường biến mất, chúng ta sẽ quay về với nền kinh tế tiền thị trường. Nhưng, sản xuất cho mình đưa tới việc "phi tiếp thị hóa" một số loại hoạt động, làm thay đổi vai trò của thị trường. Sự xuất hiện của sản xuất cho mình chỉ ra sự cần thiết của nền kinh tế sẽ không giống với nền kinh tế các thế hệ thứ nhất và thứ hai, nhưng lại hợp nhất các đặc trưng của cả hai trong một sự tổng hợp lịch sử mới.

Kết luận thú vị và kỳ cục nhất ở đây là kết luận về sự cáo chung của tiếp thị hóa, sự kết thúc của quá trình xây dựng thị trường và triển vọng tạo ra nền văn

biến mỗi người thành một bộ phận của hệ thống toàn cầu đang lôi cuốn hàng triệu, chính xác hơn, hàng tỷ người. Thời đại xây dựng thị trường đã kết thúc, bây giờ chỉ cần duy trì, đổi mới nó. Các nhiệm vụ mới được đặt ra: làn sóng thứ ba tạo ra nền văn minh xuyên thị trường đầu tiên trong lịch sử - nền văn minh phụ thuộc vào thị trường, nhưng không còn bị cuốn hút bởi nhu cầu xây dựng, mở rộng, kiện toàn và thống hợp cơ cấu này. Năng lượng khổng lồ mà trước kia được hướng vào việc tạo ra hệ thống thị trường toàn cầu, thì bây giờ có thể sử dụng cho các mục đích khác.

Điều đó có nghĩa là, thứ nhất, tỷ trọng của khu vực A - sản xuất cho bản thân - sẽ tăng lên. Trái với các kỳ vọng trước kia, vai trò của kinh tế cá thể và kinh tế gia đình sẽ tăng lên trong sản xuất dịch vụ sinh hoạt, sửa chữa kỹ thuật sinh hoạt, xây dựng và sửa chữa nhà cửa, sản xuất một số loại thực phẩm, trồng hoa, v.v.. Việc tăng số lượng người hưu trí và thất nghiệp, việc tăng thời gian rỗi của người có việc làm, tăng giá hàng hóa cũng như dịch vụ trên thị trường sẽ thúc đẩy điều đó. Và điều đó có cơ sở kinh tế, vì lao động cho bản thân sẽ có năng suất hơn nhiều trong một số lĩnh vực.

Thứ hai, tỷ trọng của khu vực phi thị trường trong nền kinh tế - khoa học cơ bản, văn hóa, giáo dục, bảo vệ sức khỏe, chi phí sinh thái, bảo hiểm xã hội, quản lý nhà nước - tăng lên. Mặc dù ở đây cũng có một tỷ trọng nhất định dịch vụ thị trường, song các dịch vụ phi thị trường vẫn chiếm ưu thế. Hơn nữa, trong xã hội hậu công nghiệp, tỷ trọng của các khoản vốn đầu tư vào nguồn nhân lực và những biện pháp sinh thái vẫn sẽ tăng lên, do vậy, lĩnh vực thị trường cũng sẽ tiếp tục giảm bớt. Thứ ba, xét từ góc độ của thị trường thế giới, hàng hóa và dịch vụ được bán trong nước hay giữa các xí nghiệp của một công ty xuyên quốc gia, thì không tham gia vào việc hình thành giá trị quốc tế. Sự lưu thông trong nước sẽ được giữ lại trong tương lai, phản ánh điều kiện đặc thù của các nước, các khu vực, các nền văn minh riêng biệt. Điều đó cũng hạn chế quy mô của toàn cầu hóa kinh tế.

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế diễn ra không đồng đều về các lĩnh vực hoạt động và các ngành, cũng như trong không gian, các nước, các nền văn minh. Mức

độ cao nhất đạt được trong lĩnh vực tài chính - tín dụng, khu vực thông tin, liên lạc, công nghiệp (chế biến và khai thác, ngoài khai thác mỏ có ý nghĩa cục bộ). Tụt hậu trong quá trình toàn cầu hóa là nông nghiệp, công nghiệp chế biến gỗ, cũng như dịch vụ sinh hoạt, nơi mà sản xuất và tiêu dùng được hợp nhất và khu vực hóa. Các nước công nghiệp phát triển tiến xa nhất trên con đường toàn cầu hóa kinh tế, là đầu tầu của quá trình này và thu được từ đó nhiều lợi ích nhất (trước hết là nhờ mạng lưới các công ty xuyên quốc gia). Các nước và các nền văn minh lạc hậu bị lôi kéo ở mức độ khác nhau vào quá trình toàn cầu hóa và thường đóng vai trò đối tượng của bóc lột.

Cần nhấn mạnh vai trò của mạng lưới các công ty xuyên quốc gia - hệ thống thần kinh và hệ thống tuần hoàn máu của nền kinh tế toàn cầu. Quy mô phát triển của nền kinh tế, sự cần thiết hợp tác (phân công lao động xã hội) đưa tới chỗ các nền kinh tế dân tộc, khu vực đã bắt đầu đánh mất dần dần tiềm năng tự phát triển. Chúng bắt đầu tích hợp thành một cơ cấu kinh tế toàn cầu thống nhất cùng với một hệ thống điều tiết chung. Các công ty xuyên quốc gia bắt đầu đóng vai trò quyết định trong việc quyết định tính chất phát triển tiếp theo của nền kinh tế thế giới. Có thể dẫn ra số liệu để khẳng định kết luận quan trọng đó: 37 nghìn công ty xuyên quốc gia đã xuất hiện sau mấy chục năm gần đây, chúng có 200 nghìn chi nhánh ở các nước khác nhau, sở hữu 1/3 toàn bộ quỹ sản xuất của thế giới, sản xuất ra 40% sản phẩm thế giới, thực hiện hơn 1/2 lưu thông ngoại thương (trong đó hơn 80% thương mại công nghệ cao), giám sát hơn 90% xuất khẩu tư bản. Một "chiếc bơm quỷ quái" nào đó đã hoạt động, nó hút tư bản, nguồn dự trữ, tài năng từ các nước lạc hậu. Rốt cuộc đã diễn ra sự phân hóa ngày một tăng của các quốc gia - các nước lạc hậu bây giờ sẽ là các nước lạc hậu mãi mãi [126, tr.77]

Việc biến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới thành hệ thống tự tái sản xuất đã tước mất của các nước lạc hậu mọi hy vọng khắc phục được sự lạc hậu theo con đường phát triển nội tại.

Sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia không phải là ngẫu nhiên hay một bước thụt lùi ở lúc suy tàn của hệ thống công nghiệp. Các quy luật công nghệ

và kinh tế, quá trình quốc tế hóa sản xuất đã quyết định việc thành lập các công ty xuyên quốc gia, lối thoát ra khỏi khuôn khổ dân tộc của quá trình tái sản xuất. Do vậy, với toàn bộ tính mâu thuẫn, các công ty xuyên quốc gia vẫn là tiến bộ, là bước tiến về phía trước, chứ không phải tụt hậu trong phát triển kinh tế. Chúng có những ưu thế kinh tế và công nghệ hiển nhiên, nếu không thì chúng đã không toả rộng nhanh chóng trên thế giới: khả năng tập trung tư bản vào việc nắm bắt, phổ biến và sử dụng các công nghệ hiện đại nhất, định hướng vào nhu cầu của thị trường toàn cầu, tự do luân chuyển tư bản để hình thành các ngành mới, hợp nhất các mặt mạnh, các ưu thế và nguồn dự trữ của các nền kinh tế đa dạng để điều hành có hiệu quả hơn tái sản xuất trên quy mô toàn cầu, v.v.. Các công ty xuyên quốc gia có một đóng góp không nhỏ để nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển, cho dù làm nảy sinh các mâu thuẫn của thời kỳ quá độ và các cuộc khủng hoảng thế giới theo chu kỳ.

Một vấn đề khác là các công ty xuyên quốc gia có thể phục vụ những mục đích khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau và nằm trong tay những người khác nhau. Trong tay của những thủ lĩnh thiển cận ở các nước và các nền văn minh phát triển, những kẻ chỉ quan tâm tới lợi ích của riêng mình và tới việc củng cố địa vị thống trị trong nền kinh tế toàn cầu, chúng được các nước tiên tiến sử dụng làm công cụ để bóc lột các nước lạc hậu, để đào sâu hố ngăn cách giữa chúng. Nhưng, khi chuyển sang sự hợp tác giữa các nền văn minh, sang trật tự thế giới bình đẳng và sáng suốt, chính các công ty này có thể trở thành công cụ cho sự phát triển tăng tốc của các nước lạc hậu, kéo chúng đạt tới trình độ của các nước phát triển, khắc phục mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế (và chính trị) toàn cầu - hố ngăn cách ngày một tăng giữa các nước, các nền văn minh giàu và nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những nhân tố tác động đến quan hệ dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)