Nhận xét về quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957 (Trang 117 - 128)

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. Nhận xét chung

4.1.1. Nhận xét về quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng

tỉnh Phú Thọ từ năm 1953 đến 1955

4.1.1.1. Ưu điểm

Một là, Cải cách ruộng đất ở hú Thọ đã hoàn thành khẩu hiệu người

cày có ruộng”, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông

nghiệp, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên hủ kết thúc

cuộc kháng chiến chống háp.

Năm 1953, giữa lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu chiếm ưu thế trên chiến trường, cuộc cải cách ban đầu có những kết quả nhất định khi chỉ thực hiện việc tịch thu tài sản, đất đai của những thành phần địa chủ bị kết tội Việt gian (theo Pháp chống Việt Minh) chia cho bần nông, cố nông. Chính việc cải cách này đã góp một phần không nhỏ nâng cao sự ủng hộ của nhân dân để dồn sức cho kháng chiến. Quyền làm chủ của người nông dân trên ruộng đất mà họ đang canh tác được xác nhận về mặt pháp lý. Mơ ước có mảnh ruộng của riêng mình ở nông dân đến lúc này đã có hy vọng trở thành hiện thực. Khi bắt đầu trận đánh quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ cũng là lúc hậu phương hoàn thành đợt thí điểm cải cách ruộng đất, tin này đã tiếp thêm tinh thần chiến đấu to lớn cho người lính ngoài mặt trận. Việc thực hiện chủ trương triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của quân dân, tích cực chi viện cho chiến trường trong Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ căn bản đã bị đánh đổ, ngay cả địa chủ ở các xóm và xã chậm tiến cũng bị đả kích một cách mạnh mẽ, tính trong 67 xã trong cải cách ruộng đất đã đấu tranh với 1.176 địa chủ, trong đó có 270 cường hào gian ác, đồng thời đã xét xử 20 địa chủ thường chống lại cải cách ruộng đất. Đến tháng 10 năm 1955, Phú Thọ đã hoàn thành cải cách ruộng đất ở 299 xã thuộc 8 huyện. Bằng 3 biện pháp tịch thu, trưng thu, trưng mua

đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ. Kết quả thu được 24.339 mẫu, 5 sào, 8 thước ruộng đất, 171 trâu bò, 3.349 nhà cửa, 55.692 nông cụ, 6.282 tạ thóc đem chia cho nông dân [1, tr.265]. Qua cải cách ruộng đất, uy thế chính trị và kinh tế của giai cấp địa chủ bị đánh đổ. Quần chúng đã truy vạch 3.600 địa chủ, trong đó có 880 cường hào gian ác, 2.720 địa chủ thường. Một số địa chủ cường hào gian ác đã bị xét xử với các mức án như tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn và quản chế [1, tr.265].

Cuộc cải cách đã phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho đa số nông dân Phú Thọ. Từ năm 1953, số ruộng đất trong tỉnh đã tập trung về 72,8% số hộ nông dân ở Phú Thọ. Trong khi đó, phân bố ruộng đất ở Phú Thọ trước năm 1945, chỉ có 4% dân số (chủ yếu là địa chủ và thực dân Pháp) đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất [1, tr.266]. Cuộc cải cách đã hoàn thành xóa bỏ giai cấp địa chủ và tàn dư chế độ phong kiến ở Phú Thọ. Cải cách ruộng đất ở Phú Thọ đã căn bản hoàn thành, giai cấp địa chủ đã căn bản bị đánh đổ, chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất bị xoá bỏ. Nông dân đã làm chủ nông thôn, nguyện vọng lâu đời của người nông dân là người cày có ruộng đã được thực hiện. Sức sản xuất ở nông thôn đã được giải phóng, đời sống nhân dân bước đầu đã được cải thiện, mở đường cho việc phát triển công thương nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá. Đó là những thành tích căn bản.

Sau 3 năm thực hiện cải cách (1955-1957), diện tích gieo trồng toàn Phú Thọ tăng 23,5%, năng suất lúa tăng 30,8%, sản lượng lương thực tăng 57%, lương thực bình quân đầu người tăng 43,6%, đàn trâu tăng 44,2%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20%. Về các cây công nghiệp, hầu hết đều vượt mức năm 1939 (năm cao nhất thời Pháp thuộc), riêng bông gấp 3 lần, lạc gấp 3,5 lần, đay gấp 1,5 lần. Đến năm 1957, nền kinh tế miền Bắc được phục hồi vượt mức cao nhất dưới thời Pháp thống trị (1939) [1, tr. 267]. Nông nghiệp các tỉnh miền Bắc trong đó có Phú Thọ từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp được cơ khí hóa.

Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất công bằng cho đa số nông dân trong tỉnh, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Trong quá trình kháng chiến, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ Phú Thọ đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện chính sách ruộng đất của mặt trận dân tộc thống nhất, dùng biện pháp cải cách từng bước để giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Chính sách đó phù hợp với hoàn cảnh đất nước đang phải chống chọi với đế quốc xâm lược. Với lợi thế là một tỉnh tự do, nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tiến hành cải cách ruộng đất kết hợp với tăng gia sản xuất, chỉnh đốn tổ chức, chống bão, làm thủy lợi, thực hiện kế hoạch nhà nước, tiếp tế cho tiền tuyến. Nhiệm vụ cách mạng dân chủ căn bản hoàn thành, chế độ bóc lột phong kiến đã hoàn toàn bị xóa bỏ. Nông dân đã có ruộng và giành được quyền làm chủ cả về kinh tế và chính trị.

Sau khi Pháp rút đi, Phú Thọ cùng với nhân dân các tỉnh miền Bắc đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch ba năm khôi phục kinh tế (1955 - 1957), đồng thời hoàn thành cải cách ruộng đất theo nghị quyết trung ương lần thứ 7 và lần thứ 8 (khóa II), trong đó nhiệm vụ then chốt là phục hồi và phát triển nông nghiệp, đưa sản lượng lương thực vượt mức trước chiến tranh (1939). Hậu quả 9 năm chiến tranh được khắc phục, nạn đói được giải quyết cục bộ ở một số địa phương, khôi phục hàng trăm hecta ruộng đất bỏ hoang, nhất là trên các “vành đai trắng”, khôi phục hệ thống thủy nông bị phá hủy. Do ruộng đất về tay nông dân nên nông dân hăng hái thực thi các biện pháp “nước, phân, cần, giống” phát triển sản xuất nông nghiệp. Đời sống nhân dân cả ở đồng bằng và miền núi đã giảm bớt khó khăn và dần dần được cải thiện.

Hai là, góp phần quyết định vào việc phát hiện, đấu tranh loại trừ các

tổ chức phản động của các thế lực thù địch tại hú Thọ.

Qua các đợt giảm tô và cải cách ruộng đất, các thế lực phản động trong tỉnh Phú Thọ đã bị phát hiện như: tổ chức quốc dân Đảng, tổ chức thanh niên chống cộng, tổ chức Thiên Nam đảng, tổ chức Đảng dân sinh, tổ chức bảo an;

tổ chức luyến ái quan, tổ chức hội đào viên…- đây chủ yếu là những tổ chức tay sai của quốc dân Đảng. Trong kiểm tra cải cách ruộng đất của 2 huyện Lâm Thao và Thanh Ba là 48 xã thì phát hiện ra 44 xã có tổ chức phản động tỷ lệ chiếm 91,66% số xã, nếu tính cả 6 huyện làm kiểm tra là 116 xã thì có 102 xã có cơ sở tổ chức phản động đang có hoạt động chống phá hiện hành, thậm chí có xã tồn tại 3 tới 4 tổ chức phản động khác nhau và đã phát hiện ra 57 ban chi ủy, 3 bí thư huyện ủy và 1 số huyện ủy viên, 3 tỉnh ủy viên là quốc dân Đảng, có 1 số xã như xã Thanh Đình phát hiện nhiều thiếu nhi vào quốc dân Đảng. Các tổ chức này trong thời kỳ giảm tô và cải cách ruộng đất đã bị đánh đổ, như vậy chỗ dựa của thế lực thực dân và phong kiến đã bị tiêu diệt.

4.1.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện chính sách ruộng đất tại Phú Thọ đã xuất hiện một số sai lầm mang tính chất "tả khuynh”, giáo điều, máy móc, duy ý chí. Đó là sai lầm nghiêm trọng gây những hậu quả nặng nề cho tình hình nông thôn lúc bấy giờ. Sai lầm này chủ yếu đến từ các đoàn, đội cải cách ruộng đất. Cụ thể là:

Một là, mở rộng quá mức đối tượng đấu tranh và sai lầm về phân loại, xử phạt tầng lớp địa chủ.

Điều này gây ra tình trạnh đánh nhầm vào nội bộ nông dân, nhất là bộ phận trung nông lớp trên; không dựa vào Ủy ban kháng chiến hành chính cũ và chi bộ cơ sở để lãnh đạo cải cách ruộng đất, mà trao cho đoàn, đội cải cách ruộng đất quá nhiều quyền hạn, dẫn đến sự lạm dụng các biện pháp phát động quần chúng, nặng về đấu tố, nhẹ về giáo dục. Biện pháp xử lý ngày càng dùng nhiều hình thức quá mức: nhục hình, kết án, tịch thu, trưng thu, trưng mua một cách tràn lan. Cải cách ruộng đất ở Phú Thọ đã không đi đúng đường lối nông thôn, xâm phạm đến lợi ích trung nông, không liên hiệp với phú nông, không phân biệt đối xử với các loại hình địa chủ, không chiếu cố tới địa chủ kháng chiến, cường điệu trấn áp phản cách mạng, gây tổn thất lớn cho Đảng và cho nhân dân. Trong cải cách, “đoàn công tác đã quy sai 837 hộ cường hào

gian ác, 2.032 địa chủ thường, 1.809 hộ phú nông, 275 hộ bóc lột khác, riêng trung nông bị quy sai lên thành phần bóc lột là 4490 hộ” [177, tr.3].

Trong báo cáo kiểm điểm về công tác tư tưởng, tổ chức thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất của Ủy ban hành chính tỉnh Phú Thọ đã kiểm điểm lại việc lãnh đạo tư tưởng trong cải cách ruộng đất vừa qua thì thấy, ngay từ đợt đầu tư tưởng cán bộ đã chớm nở tả khuynh diện đấu tranh đã mở rộng, muốn đấu và xử nhiều trong đợt thí điểm giảm tô, nhưng lúc đó cũng chưa được uốn nắn, mà chỉ kiểm điểm, phê bình về mặt lập trường hữu khuynh, làm cho cán bộ coi tất cả những chính sách chống phong kiến trước đây kể cả những chính sách phân hóa địa chủ, lôi kéo địa chủ ủng hộ kháng chiến và thân hào, thân sĩ tiến bộ trong giai cấp địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất… là sai lầm, là hữu khuynh, coi tất cả mọi người trong giai cấp địa chủ là phản động, là không cải tạo được, do đó mà làm cho một số thân sĩ tiến bộ tự sát hoặc những địa chủ ủng hộ kháng chiến bị đem đấu và xử.

Đến các đợt về sau lại phê phán mạnh mù quáng, rụt rè sợ địa chủ, nhưng thực tế cán bộ đánh địa chủ, Việt gian một cách tràn lan, đánh bừa, đánh ẩu, quá tả nhưng vẫn phê phán, là hữu khuynh nên tư tưởng của cán bộ lúc đó cho rằng “thà tả còn hơn hữu”, do lãnh đạo tư tưởng một chiều chỉ nặng phê phán về mặt hữu khuynh nên dẫn tới đánh trúng kẻ thù thì ít, đánh vào nội bộ quần chúng nhân dân thì nhiều. Tới đợt 3 của cải cách ruộng đất phong trào đã phạm tả khuynh nghiêm trọng. Hội nghị trung ương bảy mở rộng mới uốn lại phương châm lãnh đạo tư tưởng là cần đấu tranh trên cả hai mặt trận hữu khuynh và tả khuynh nhưng vẫn chủ trương “chủ yếu là chống hữu khuynh, trong khi chống hữu khuynh phải đề phòng chạy sang tả”. Về mặt chỉ đạo, Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương và các Đoàn cải cách lại không đánh giá đúng tình hình giai cấp bóc lột, chỉ sợ cán bộ bỏ lọt địa chủ, bỏ lọt cường hào gian ác phản động nên càng đến các đợt cuối cùng về sau càng phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng.

Hai là, các Đội cải cách cùng với Đảng bộ hú Thọ đã sai lầm trong

việc chỉnh đốn tổ chức.

Vai trò của Đảng bộ Phú Thọ khá mờ nhạt trong giai đoạn đầu của cải cách ruộng đất, mọi công tác đều do các Đoàn cải cách ruộng đất đảm nhiệm. Đoàn cải cách ruộng đất tại Phú Thọ và các đội cải cách đã phạm sai lầm lớn như: không đánh giá đúng mức tình hình chi bộ, thành kiến với đảng viên, chi bộ cũ, coi chi bộ cũ, đảng viên đều là xấu, nên đã giải tán, xử trí quá mức cần thiết, khi xử trí đã không điều tra, nghiên cứu, xác minh tài liệu cẩn thận, nên đã gây nên tình trạng hoang mang trong đảng viên và quần chúng. Trong quá trình tiến hành chỉnh đốn tổ chức 6 đợt cấp tỉnh và đã hoàn thành xong 10 huyện thì có cán bộ không tham gia vào tổ chức phản động nào, công tác có nhiều thành tích nhưng cũng bị nghi ngờ là phản động hoặc đã quy là phản động, một số cán bộ lãnh đạo có nhiều thành tích đó đều bị nghi ngờ là những hành động giả tạo, lấy thành tích để che mắt mọi người, có cán bộ bị kiểm thảo rồi truy bức phải “nhận tội”, có người đã phải tự sát… nhưng về phía các đội công tác thì cho rằng đó là phản ứng của giai cấp. Trong các đợt chỉnh đốn số cán bộ lãnh đạo có tới 85% bị xử trí, ngoài ra một số cán bộ nhân viên bị quy là phản động, bị nghi vấn đều bị xử trí bằng nhiều hình thức như: 25 cán bộ bị xử trí oan và đưa vào trại giam trong đó có 2 tỉnh ủy và 2 huyện ủy viên; 4 người bị xử tử trong đó có 3 huyện ủy viên; 3 người chết trong trại giam; 40 người đuổi từ huyện về xã; 6 người tự sát [215, tr. 25]. Sau khi xác minh lại thì các đoàn kiểm tra cải cách đã nhận định trong các cán bộ lãnh đạo của tỉnh, huyện, xã bị xét xử trong cải cách ruộng đất nêu trên hầu hết đều bị xét xử oan. Chủ yếu là do suy luận dự đoán của cán bộ cải cách cộng với sự truy ép người này rồi khai thay cho người khác mà kết luận người đó là thành phần phản động. Có những cán bộ xuất thân địa chủ, hoặc anh em ruột thịt với địa chủ, nhưng đã thoát ly lâu năm không có tội với nông dân mà chỉ có những khuyết điểm thông thường trong quá trình công tác thì cũng bị quy là địa chủ cường hào gian ác, liên quan tới địa chủ phong kiến mà bị xử trí oan,

Qua công tác xác minh điều tra thì có tới 80% cán bộ xử trí là các cán bộ lãnh đạo Tỉnh ủy, huyện ủy, trưởng phó ty hoặc trưởng phó ban hiện nay đều bị xử trí oan. Chỉ có rất ít trong số đó là cá biệt trước cách mạng có đánh đập nhiều nông dân, hoặc được địa chủ nuôi dưỡng rồi đàn áp nông dân, trong công tác thì phạm sai lầm nghiêm trọng như tham ô, hủ hóa nhiều lần, số này đã phải đuổi về xã 2 người, xử trí 6 người bằng kỷ luật Đảng và chính quyền [200, tr.16]. Tổng kết đợt cải cách ruộng đất, đoàn công tác Phú Thọ đã xử trí oan 2314 đảng viên, 415 đảng viên còn đang xét, xử trí oan 146 cán bộ thoát ly, giải tán nhầm 8 chi bộ và đăng ký sai 1 chi bộ [200, tr.6].

Ba là, cải cách ruộng đất đã gây tác động xấu, tiêu cực đến một số vấn đề về văn hóa xã hội và trật tự an ninh chính trị ở nông thôn.

Ngoài tác động kinh tế trực tiếp đến đất đai và sản xuất nông nghiệp, cuộc cải cách ruộng đất tại Phú Thọ có những hậu quả lớn đối với văn hóa cổ truyền khi nông dân hô hào đạp đổ tầng lớp địa chủ và trí thức cũ, quét bỏ những "tàn dư phong kiến". Về mặt văn hóa thì nhiều sách vở chữ Nho và chữ Nôm, hoành phi, câu đối của những gia tộc quyền thế bị đốt, đình, chùa, đền, miếu bị hủy hoại (như sau ngày đấu tố 2 địa chủ Ma Văn Ngôn và Phạm Đình Tập ở thị xã Phú Thọ, ngày 15, 16/01/1954, quần chúng nông dân trong thị xã đã xông vào nhà hai địa chủ này đập phá tài sản, phá hoành phi câu đối, đốt sách vở trong nhà, tịch thu tài sản quý…[57, tr.7]). Về giá trị truyền thống thì quan hệ trong nhiều gia đình, xóm giềng bị phá vỡ do những cảnh con cái tố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957 (Trang 117 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)