Chủ trương của Đảng phóng tay phát động quần chúng thực hiện triệt để

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957 (Trang 37 - 53)

6. Kết cấu của luận án

2.2. Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Chủ trương của Đảng phóng tay phát động quần chúng thực hiện triệt để

triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất

Bước sang năm 1953, tình hình cách mạng Việt Nam có nhiều thay đổi, vùng tự do được mở rộng và tương đối ổn định, cách mạng Việt Nam thoát

khỏi thế bao vây cô độc, quân đội đã giữ vững và phát huy thế chủ động chiến lược trên toàn chiến trường. Sự chuyển biến của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở giai đoạn cuối đòi hỏi chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến ngày càng trở nên cấp thiết. Để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng nhất thiết phải huy động hơn nữa lực lượng nhân dân mà nông dân chiếm đa số. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng bồi dưỡng lực lượng nông dân, cải thiện đời sống nông dân, phát huy nội lực, tranh thủ tối đa nguồn viện trợ từ phía Liên Xô và Trung Quốc, hai quốc gia lớn nhất trong hệ thống XHCN, cũng là hai nước đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện cải cách ruộng đất. Liên Xô phê bình Việt Nam chậm làm cách mạng thổ địa. Trung Quốc hứa sẽ chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam về phát động quần chúng cải cách ruộng đất. Lúc này cách mạng Trung Quốc đã tiến hành xong cuộc cải cách ruộng đất. Tính đến cuối năm 1952, hơn 500 triệu nông dân Trung Quốc đã được hưởng 700 triệu mẫu ruộng. Vào đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm hai nước bạn Trung Quốc và Liên Xô. Trong cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Stalin tại Mát-xcơ-va, sau khi phê bình Việt Nam chậm làm cách mạng thổ địa, Stalin đã hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ghế này là ghế của nông dân, ghế này là của địa chủ, người cách mạng Việt Nam ngồi ghế nào?” [119, tr.412]. Tháng 9 năm 1952, La Quý Ba, Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng đoàn cố vấn sau khi xem xét tình hình Việt Nam đã nhận định: nông thôn Việt Nam chưa tiến hành vạch giai cấp, cán bộ chưa có kinh nghiệm vận động quần chúng, cơ sở đảng không thuần, quần chúng thiếu giác ngộ giai cấp. Từ đó đề nghị cần thiết phải cải cách ruộng đất. Theo La Quý Ba, trong năm 1953, Việt Nam cần thẳng tay phát động quần chúng, đả kích thế lực phản động, làm sụt thế lực phong kiến, thỏa mãn đòi hỏi quần chúng đúng mức…Trong vận động quần chúng cần kết hợp tiến hành việc chấn chỉnh các tổ chức cấp xã. Để cho việc vận động quần chúng thu được kết quả như mong muốn, cần phải chuẩn bị những công việc

sau: điều tra tình hình, chuẩn bị cán bộ, huấn luyện cán bộ. Trung ương nên chuẩn bị điều động huấn luyện phải đảm bảo một phần ba là cốt cán. Cần phải làm cho cán bộ hiểu rõ chính sách, phương châm và mục đích, yêu cầu của cuộc vận động quần chúng; tuyên truyền chính sách đại quy mô bằng hình thức và phương thức báo chí, đài phát thanh và yết thị của Chính phủ, cán bộ phụ trách báo cáo trước quần chúng để tuyên truyền sâu rộng chính sách, phương châm vận động quần chúng.

Như vậy, có thể thấy sức ép từ phía các nước XHCN và trước yêu cầu của kháng chiến chống Pháp đang đi vào giai đoạn quyết định, Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ phải đặt cải cách ruộng đất thành một vấn đề nghị sự trên bàn hội nghị. Hội nghị Trung ương Đảng họp lần thứ IV từ ngày 25 tới ngày 30 tháng 01 năm 1953 đã kiểm điểm chính sách ruộng đất của Đảng trong những năm kháng chiến, kiểm điểm về tình hình thực hiện chính sách ruộng đất và quyết định phát động quần chúng nông dân triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất ở các vùng tự do và nhận định rằng cách mạng chưa kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong, chính sách ruộng đất chưa được thi hành đầy đủ và kịp thời. Hội nghị đi đến kết luận “việc giảm tô, giảm tức dù có làm triệt để đi nữa cũng không thể bồi dưỡng nông dân đúng mức, không thoả mãn được yêu cầu của nông dân, làm cho nông dân quyết tâm hy sinh cho sự nghiệp kháng chiến. Vậy đã đến lúc, vấn đề cải cách ruộng đất phải được đề ra và giải quyết kịp thời, đặng đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi. Không thể bỏ trễ trong khuôn khổ chính sách giảm tô, giảm tức”[49, tr.52]. Hội nghị đã quyết định: Tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và thế lực đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại kiều, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thực thà thực hiện thì phải thiết

thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân” [146, tr.16]. Hồ Chí Minh nêu rõ chủ trương của Đảng là: “Phát động quần chúng năm nay triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức để tiến đến cải cách ruộng đất. Bởi theo Người, việc cải cách ruộng đất phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, phải qua phát động quần chúng, phải có tổ chức vững chắc, nông dân có ưu thế chính trị, đa số hộ nông dân đòi hỏi. Sau khi giảm tô, giảm tức, quần chúng đã được phát động, tổ chức đã vững chắc, lực lượng đã đầy đủ, ưu thế chính trị đã về tay nông dân lao động, đa số nông dân yêu cầu thì sẽ thực hiện cải cách ruộng đất” [146, tr.15].

Trong bản báo cáo “Thực hiện cải cách ruộng đất”, Trường Chinh đã chỉ rõ: Cuộc phát động quần chúng đến một lúc nào đó, khi cách mạng đã có đủ cán bộ và tích lũy được kinh nghiệm, thì có thể vừa cải cách ruộng đất ở những nơi chưa phát động quần chúng tô; Ở những địa phương này phải phát động quần chúng đánh đổ địa chủ Việt gian và cường hào phản động, cường hào gian ác, rồi chuyển luôn sang cải cách ruộng đất. Như vậy, để tiến tới thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng, trong năm 1953, Trung ương Đảng phải phóng tay phát động quần chúng nông dân triệt để giảm tô, giảm tức chia lại công điền, chia hẳn ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian cho nông dân, chủ yếu là triệt để giảm tô.

Tiếp đó, hội nghị liên tịch giữa Ban thường trực Quốc hội và Ủy ban Mặt trận Liên Việt toàn quốc đã được triệu tập từ ngày 25 tháng 2 tới ngày 1 tháng 3 năm 1953, đã thảo luận đề án “Phóng tay phát động quần chúng, triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức” của Đảng Lao động Việt Nam. Hội nghị nhất trí với bản đề án và kêu gọi đồng bào tích cực thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ.

Ngày 5 tháng 3 năm 1953, Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng ký bản phân định thành phần giai cấp ở nông thôn số 239-B-TTG. Tiêu chí để phân định chủ yếu dựa vào tài sản và mức độ tham gia lao động: Tiêu chí cốt yếu để

phân định thành phần là nguồn sống chính của mỗi gia đình. Do ở chỗ họ có thủ đoạn sản xuất hay không? có bao nhiêu? có những gì? Sử dụng như thế nào? mà định họ thuộc vào hạng bóc lột và bị bóc lột hay tự lao động mà sống. Trong bản phân định này, Chính phủ rất thận trọng nhắc nhở, đây là việc làm phức tạp, dễ nhầm lẫn, mà nhầm lẫn là rất có hại, do đó để tránh nhầm lẫn, cách tốt nhất là cho quần chúng nông dân xem xét kỹ, bàn bạc kỹ và phân định. Công tác phát động quần chúng năm 1953 là một bước cần thiết để chuẩn bị cải cách ruộng đất. Tháng 4 năm 1953, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Phát động quần chúng trong năm 1953” nêu lên mục đích, nội dung, phương châm và chính sách, phương pháp tiến hành cuộc phát động quần chúng giảm tô. Phát động quần chúng giảm tô phải nhằm đạt tới mục đích là “Đánh đổ thế lực phản động, làm yếu thế lực kinh tế của phong kiến, đập tan thế lực chính trị của phong kiến, thỏa mãn một phần yêu cầu kinh tế của nông dân và giành ưu thế chính trị cho nông dân lao động ở nông thôn, củng cố khối liên minh, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến, chuẩn bị điều kiện cải cách ruộng đất” [49, tr.172]. Nội dung của cuộc phát động quần chúng là: lãnh đạo nông dân đấu tranh đánh đổ Việt gian phản động, cường hào gian ác, lấy triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức làm nội dung chính. Chia hẳn ruộng đất của Pháp và Việt gian cho nông dân nghèo theo nhân khẩu. Sử dụng hợp lý ruộng đất vắng chủ. Nhiệm vụ giảm tô là chủ yếu (triệt để giảm tô bao gồm cả thoái tô) vì nó làm giảm bớt ưu thế chính trị và kinh tế của địa chủ. Điều chú ý là vấn đề thoái tô là đòn đánh mạnh vào địa chủ. Tuy nhiên thoái tô đối với địa chủ và phú nông, mức độ thoái và thời gian trả có thể châm trước tùy từng trường hợp.

Để thực hiện nhiệm vụ, mục đích đề ra, phương châm của Đảng là: Phóng tay phát động quần chúng, theo đúng đường lối quần chúng dựa vào quần chúng đông đảo, vận động quần chúng đấu tranh: về chính trị thì đập tan thế lực phong kiến, về kinh tế thì làm yếu thế lực phong kiến, tổ chức quần

chúng tích cực sản xuất, tích cực tham gia kháng chiến. Nguyên tắc thực hiện đầu tiên là phải căn cứ vào nguyện vọng tha thiết trước mắt của số đông quần chúng địa phương mà đề ra khẩu hiệu đấu tranh cho thích hợp; Kiên nhẫn giáo dục, tổ chức quần chúng, làm cho quần chúng tự giác, tự nguyện đấu tranh, tuyệt đối không mệnh lệnh, không làm thay, không ban ơn; Tìm ra và tổ chức những phần tử trung kiên trong bần cố nông làm cốt cán giúp Đảng lãnh đạo; Phát động quần chúng nông dân cả nam lẫn nữ, xây dựng nông hội mạnh mẽ để làm nòng cốt cho phong trào [49, tr.176].

Sách lược chung của Đảng đối với các tầng lớp ở nông thôn trong cuộc phát động quần chúng này là: dựa vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, trung lập với phú nông, đấu tranh với địa chủ, đánh đổ Việt gian phản động. Sách lược đó xuất phát từ nhận định: Bần cố nông là người bị bóc lột nặng nhất ở nông thôn nên sẽ kiên quyết, hăng hái đấu tranh nhất, nên Đảng chủ trương phải dựa vào bần cố nông, tìm ra phần tử trung kiên trong bần cố nông, nung nấu tinh thần đấu tranh trong bần cố nông để gây dựng phong trào; Trung nông là những người bị địa chủ phong kiến bóc lột, cũng hăng hái đấu tranh, nên phải đoàn kết chặt chẽ với trung nông, làm cho họ tham gia hàng ngũ đấu tranh. Cho nên chẳng những không được động chạm đến quyền lợi của họ và còn phải làm cho họ đấu tranh được hưởng quyền lợi. Đoàn kết chặt chẽ với trung nông không phải là sách lược tạm thời mà là chiến lược lâu dài. Đoàn kết trung nông trên cơ sở dựa hẳn vào bần cố nông; Phú nông bóc lột chủ yếu theo lối thuê công nhân, nhưng rất nhiều phú nông lại bóc lột tô, tức theo lối phong kiến. Trong cách mạng cần liên minh với phú nông để đánh đổ đế quốc và phong kiến. Trong cuộc vận động giảm tô, giảm tức ban đầu Đảng cho rằng cần phải trung lập phú nông. Vì địa chủ giảm tô, giảm tức thì phú nông cũng phải giảm. Hơn nữa, đối tượng chủ yếu của quần chúng đấu tranh là địa chủ nên cố gắng trung lập phú nông, không để phú nông nhập cuộc với địa chủ chống lại nông dân lao động. Nhưng sau cuộc

phát động quần chúng trong đợt thí điểm, Đảng lao động Việt Nam nhận thấy nhiều sai lầm trong chủ trương trung lập phú nông. Nghị quyết Hội nghị chính trị Trung ương Đảng (từ ngày mùng 8 đến ngày mùng 9 tháng 8 năm 1953, nhấn mạnh: “Ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, ta lại có Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, vì vậy càng bớt kẻ thù càng tốt. Diện đấu tranh và diện đả kích không nên quá rộng….Vì mục đích cô lập địa chủ, tập trung lực lượng đánh đổ thế lực phong kiến; vì đoàn kết nông thôn, đẩy mạnh sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến vì lợi dụng điều kiện có lợi của kinh tế phú nông để tăng gia sản xuất; làm cho trung nông an tâm và mạnh dạn phát triển sản xuất”. [49,tr.279-280]. Trung ương Đảng đã quyết định bỏ khẩu hiệu trung lập phú nông bằng khẩu hiệu “liên hiệp phú nông”. Đối với địa chủ thì Đảng căn cứ trên nguyên tắc: đập tan thế lực chính trị, làm yếu thế lực kinh tế, phân biệt địa chủ mà thái độ đối đãi khác nhau. Với Việt gian phản động và cường hào gian ác thì kiên quyết đánh đổ. Phương pháp đấu tranh với địa chủ là: đánh trước, kéo sau, vừa đánh vừa kéo. Lúc đầu địa chủ chưa thi hành giảm tô, giảm tức và nông dân chưa nổi dậy thì phải tích cực phát động nông dân thì hành đúng sắc luật. Như thế địa chủ không chạy theo Pháp, chống lại cách mạng. Trong lúc đánh, tập trung lực lượng đấu tranh với một số địa chủ ngoan cố nhất. Tạm thời trung lập với những địa chủ khác chứ không đánh tất cả địa chủ một loạt. Giáo dục nông dân biết cách đấu tranh hợp pháp với địa chủ, ngăn ngừa địa chủ phản động, đề phòng địa chủ dùng thủ đoạn lừa bịp, hăm dọa, mua chuộc. [30, tr.2].

Ngày 12 tháng 4 năm 1953, chính phủ đã ban hành 3 Sắc lệnh về chính sách ruộng đất: Sắc lệnh số 149 về phát động quần chúng triệt để giảm tô thực hiện giảm tức, quy định về nội dung chính sách ruộng đất gồm: Giảm tô, và lĩnh canh ruộng đất; giảm tức; tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp, Việt gian phản động chia cho dân cày không có ruộng hoặc có ít ruộng; chia ruộng đất hiến; chia ruộng đất công, sử dụng ruộng đất vắng chủ; sử dụng ruộng đất của

tư nhân bỏ hoang. Ngày 20 tháng 4 năm 1953, Thủ tướng chính phủ ký Nghị định số 253 /TTg về việc thực hiện Sắc lệnh số 149/ SL. Điều 5 trong Nghị định ghi rõ: “Đối với thoái tô, phải phân biệt phú nông với địa chủ và phân biệt với các hạng địa chủ mà đối đãi. Nói chung phải châm chước đối với phú nông và đối với địa chủ nhỏ, địa chủ vừa và địa chủ tuân theo pháp luật, địa chủ không phải cường hào gian ác. Châm chước nghĩa là tùy từng trường hợp đối đãi: giảm, hoãn, hoặc miễn trong việc thoái tô” [190, tr.20]. Ngày 11 tháng 5 năm 1953, Thủ tướng Chính phủ ký nghị định số 264 - TTg về thi hành các sắc lệnh số 150/SL và 151/SL về thành lập tòa án nhân dân đặc biệt và trừng trị địa chủ chống pháp luật trong phát động quần chúng.

Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khoá II và Hội nghị toàn quốc lần thứ I của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 23/11/1953 một lần nữa khẳng định sự cần thiết tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng” và thông qua Cương lĩnh ruộng đất của Đảng. Cương lĩnh của Đảng về ruộng đất là cơ sở để Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất, được ban hành vào tháng 12 năm 1953.

Ngày 19 tháng 12 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 197/SL, ban bố Luật cải cách ruộng đất. Luật cải cách ruộng đất có 5 chương, 38 điều quy định các điều khoản cụ thể để áp dụng việc tịch thu, trưng thu, trưng mua đối với từng loại địa chủ; quy định cách chia ruộng đất, cơ quan chấp hành, phương pháp thực hiện cải cách ruộng đất và các điều khoản thi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957 (Trang 37 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)