Quá trình sửa sai trong cải cách ruộng đất ở Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957 (Trang 105 - 116)

6. Kết cấu của luận án

3.2. Công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất ở Phú Thọ

3.2.2. Quá trình sửa sai trong cải cách ruộng đất ở Phú Thọ

Thực hiện chủ trương của Trung ương, tỉnh Phú Thọ từng bước tiến hành công tác sửa sai nhằm ổn định tình hình. Ngày 30 tháng 11 năm 1956, đoàn cán bộ Trung ương cùng với cán bộ của tỉnh đã về một số xã trọng điểm để tiến hành công tác sửa sai. Cuối tháng 12 năm 1956, “công tác sửa sai đã được tiến hành đợt I ở 125 xã; đợt II tiến hành từ tháng 4 năm 1957 ở 124 xã và tới tháng 10 năm 1957 sửa sai ở 20 xã còn lại của huyện Thanh Sơn” [1, tr.266]. Dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất của tỉnh đã được thực hiện.

Về việc thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục: Toàn tỉnh Phú Thọ đã

tổ chức học tập được ở các lớp học sửa sai, tư tưởng phổ biến lúc đầu là không thông hiểu với nhận định của Trung ương về đánh giá kết quả cải cách ruộng đất, nguyên nhân dẫn đến sai lầm, mâu thuẫn, xích mích giữa cũ, mới còn nặng. Qua một thời gian học tập, về căn bản đã làm cho cán bộ nhất trí với nhận định Trung ương, nhận rõ nguyên nhân sai lầm chủ yếu là do sự chỉ đạo, mâu thuẫn xích mích giữa cũ mới còn nặng. Trên cơ sở đó tiếp tục giải quyết làm cho quan hệ giữa cán bộ mới có nhiều tiến bộ, nhiều cán bộ trước đây bất mãn bỏ công tác, nay đã thấy rõ trách nhiệm của mình trong lúc Chính phủ gặp khó khăn lại ra tiếp tục nhận công tác. Cán bộ mới, khi cán bộ sửa sai xuống không an tâm, lo cán bộ cũ đả kích, quần chúng không tín nhiệm sợ bị gạt ra, mà được học tập thấy rõ chính sách của Chính phủ, thấy

thái độ đúng mực của cán bộ cũ nên cũng phấn khởi hơn trước. Qua học tập Nghị quyết 10 và Thông cáo của Hội đồng Chính phủ, học tập chính sách sửa sai của Đảng, đồng thời qua thực tế công tác đã giúp cho cán bộ đảng viên dần trấn tĩnh, từ chỗ chỉ thấy sai lầm của cải cách ruộng đất, bị quan nghi ngờ chính sách của Đảng, thành kiến lẫn nhau đã nhận thức được cái đúng, cái sai. Sau khi học tập xong,tư tưởng cán bộ đảng viên nói chung chuyển biến tốt. Cụ thể: Xác định kết quả đạt được cải cách ruộng đất: Cán bộ đã xác nhận thắng lợi của cải cách ruộng đất, đã đi đến nhận định cốt cán là tốt, cốt cán có người tố sai, nhưng đa số là đúng. Lớp học đã liên hệ những thắng lợi của cải cách ruộng đất ở từng xóm, từng thôn làm cho cán bộ chưa thông được hiểu. Qua học tập đã làm cho cán bộ, đảng viên củng cố thêm được nhận thức đối với Nghị quyết 10 của Trung ương, thấy rõ cải cách ruộng đất có sai lầm nghiêm trọng nhưng có kết quả nhất định. Học tập đường lối nông thôn của Đảng: Lúc đầu có nhiều cán bộ nhận thức không đúng về vai trò của bần cố nông, có chiều hướng dựa vào nông dân lãnh đạo nói chung. Qua học tập phần đông đã xác nhận đường lối nông thôn của Đảng là duy nhất đúng. Hiện tượng diễn ra phổ biến là sau cải cách ruộng đất, cán bộ hầu như đều quên đường lối nông thôn của Đảng, nhưng nay được học tập đã thức tỉnh lập trường giai cấp của Đảng viên. Nhiều cán bộ không vận dụng được đường lối nông thôn trong công tác sửa chữa diện tích sản lượng, không phát động tư tưởng bần cố nông nên quá trình làm gặp khó khăn. Qua quá trình học tập đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ về cơ bản tư tưởng cán bộ đảng viên có nhiều tiến bộ.

Tuy nhiên, do việc giải quyết tư tưởng chưa thật tốt nhất là phân tích nguyên nhân sai lầm chưa kỹ nên nhiều cán bộ còn chưa nhận thấy nguyên nhân sai lầm là do sự chỉ đạo, còn nhận thức là do cốt cán và nhân dân tố sai, còn thành kiến với cán bộ mới, cán bộ cũ được đội đưa vào tố lẫn nhau cũng bị thành kiến nặng nề. Một số cán bộ tuy đã nhận công tác nhưng trong thâm

tâm vẫn chưa phấn khởi, ý thức trách nhiệm chưa được nâng cao, thậm chí còn có tư tưởng: lúc này Đảng và Chính phủ đang gặp khó khăn thì làm, sửa sai xong thì nghỉ. Cốt cán mới tuy cũng đã nhận công tác nhưng vẫn còn e dè, chưa mạnh dạn, lo bị thành kiến, quần chúng ít tín nhiệm khi bầu sẽ bị gạt ra hoặc rút lại công tác. Cán bộ người dân tộc thiểu số còn hoang mang dao động, không giữ được tinh thần đấu tranh do thiếu giáo dục

Về việc thực hiện công tác tuyên truyền, giác ngộ nhân dân: trong bước

một, Đảng bộ Phú Thọ đã thực hiện triệt để công tác tuyên truyền ngoài nhân dân, hầu hết các huyện trong tỉnh đã chú trọng họp gia đình cách mạng, có sổ kháng chiến. Mặt trận tỉnh, huyện đã tiến hành họp cán bộ cũ, mới. Những biện pháp trên đã làm cho việc ổn định tư tưởng quần chúng được diễn ra tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi tiến hành sửa sai.

Về việc thực hiện sửa thành phần và đền bù tài sản: tỉnh ủy đã thành

lập Tiểu ban giúp việc để nghiên cứu xét những người bị bắt oan để sửa lại thành phần. Tiểu ban gồm có: “Ông Nguyễn Tấn Phúc (Chủ tịch UBHC Tỉnh), ông Phạm Thuấn Úy (Ban Cải cách ruộng đất Tỉnh), Ông Dương Văn Hậu (Phó Ty công an), Ông Nguyễn Tiến Đạm (Tòa án Nhân dân Tỉnh), ông Nguyễn Tiến Bội (cán bộ toán án nhân dân), Ông Nguyễn Học phụ trách tổ chức, cùng 9 cán bộ giúp việc nghiên cứu và 18 cán bộ xuống các huyện để xác minh” [176, tr 1-2].

Ngày 09 tháng 9 và ngày 12 tháng 9 năm 1956, tỉnh Phú Thọ đã triệu tập tất cả các cán bộ nhân viên các cơ quan để giải thích bức thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho đồng bào và cán bộ sau cải cách ruộng đất và phổ biến chủ trương của chính phủ về việc sửa chữa sai lầm trong các đợt giảm tô, cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức [176, tr 3]. Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Nguyễn Tấn Phúc đã trực tiếp nói chuyện và nói rõ những thắng lợi về cải cách ruộng đất đồng thời nêu những sai lầm nghiêm trọng còn mắc phải: sai lầm trong công tác đánh địch, chỉnh đốn tổ chức các cấp... do những sai lầm

ấy làm ảnh hưởng tới chính sách đoàn kết của mặt trận nên nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là phải ra sức sửa chữa những sai lầm đó để tăng cường thêm sức mạnh và uy tín của chính quyền dân chủ nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam củng cố đoàn kết nông thôn, ổn định tư tưởng quần chúng và cán bộ.

Tỉnh ủy đã tổ chức cho cán bộ đảng viên, quần chúng học tập đường lối, chính sách của Đảng về phân định thành phần, đền bù tài sản và các chính sách khác. Xét thành phần là một vấn đề quan trọng nhất trong toàn bộ công tác sửa sai. Việc tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp nhằm phân biệt giữa nông dân và địa chủ liên quan đến sinh mệnh chính trị, quyền lợi của các tầng lớp, quan hệ đến đường lối chính sách của Đảng, đây là vấn đề rất khó khăn, phức tạp. Muốn xét thành phần được đúng, đảm bảo công tác sửa sai được tốt, điều trước tiên phải: tuyên truyền giáo dục, phát động tư tưởng quần chúng, cán bộ, đảng viên, phải đoàn kết nội bộ, đoàn kết quần chúng, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần đấu tranh giai cấp, nắm vững phương châm không để người nào bị quy sai, không để địa chủ lọt vào hàng ngũ nông dân lao động hay phú nông. Phải phát động tư tưởng quần chúng đi đúng đường lối nông thôn, tránh tư tưởng ngại khó khăn làm qua loa, tránh tư tưởng bảo thủ. Trên cơ sở đó mà giáo dục chính sách, tiêu chuẩn phân định thành phần giai cấp ở nông thôn cho cán bộ, đảng viên, quần chúng thấm nhuần thì xét thành phần mới đúng, mới đảm bảo sửa sai được tốt và bảo vệ được thành quả cải cách ruộng đất.

Trong khi tiến hành công tác sửa sai thành phần Đảng bộ đã khẳng định: Việc điều chỉnh thành phần là vấn đề mấu chốt trong sửa sai cải cách ruộng đất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Phú Thọ, công việc xét hạ thành phần được tiến hành trong toàn tỉnh. Để xúc tiến công việc được tốt, đảm bảo thực hiện đúng chính sách thủ tục, ngoài kế hoạch đã hướng dẫn trước, Uỷ ban hành chính tỉnh còn đưa ra một số quy định để hướng dẫn cho cán bộ sửa

sai như: Đối với địa chủ thì cần xem có đúng là địa chủ cường hào gian ác hay không thì cán bộ báo cáo với đại hội về tội ác đã xác minh, nếu trong đại hội có ý kiến mới về tội ác hay không đồng ý với tài liệu đã xác minh thì cán bộ phải đi xác minh lại cho chính xác, sau đó đưa ra đại hội thông qua một lần nữa sẽ kết luận. Đối với phú nông: Sau cải cách ruộng đất, phú nông đã thực sự đi vào con đường lao động cải tạo không bóc lột tô tức nữa. Vậy nên UBHC tỉnh đã nhắc các huyện, xã về việc thực hiện điều lệ trong bản bổ sung thông tư số 472/TTG ngày 01 tháng 3 năm 1954 của Thủ tướng Chính Phủ để đối chiếu thi hành: Phú nông nào suốt trong thời gian từ 1951 trở đi không bóc lột theo phú nông nữa hoặc bóc lột rất ít thì được thay đổi thành phần trung nông, phú nông nào thôi không bóc lột trong ba năm liền và sinh hoạt như trung nông thì được thay đổi thành phần xuống trung nông, phú nông bị quy sai là địa chủ nay thành phần của họ được sửa lại là nông dân lao động, phú nông nào ở những nơi có nhiều ruộng đất mà trong cải cách ruộng đất bị rút ruộng còn ngang mức nông dân được chia thì được thay đổi thành phần là nông dân lao động, phú nông đã hiến ruộng trong cải cách ruộng đất hoặc trong sửa sai từ đó không bóc lột nữa hoặc bóc lột không đến 240 công, thái độ chính trị tốt, thì được thay đổi thành phần xuống nông dân lao động, việc thay đổi thành phần do Uỷ ban hành chính và nông hội xã đề nghị, Uỷ ban hành chính huyện chuẩn y. Căn cứ vào tình hình sửa sai và giải quyết tồn tại giữa các tỉnh, Liên khu Việt Bắc cũng đưa ra Chỉ thị phải giải quyết những trường hợp nhập nhằng thành phần giữa địa chủ và nông dân, giữa phú nông và trung nông, kiểm điểm kỹ lại những quy định về cường hào gian ác và xét lại những cá nhân có nhiều tội ác để đánh mạnh vào bộ phận ngoan cố nhất của giai cấp địa chủ cũng như vạch rõ đối tượng nguy hiểm nhất trong hàng ngũ phần tử xấu ở nông thôn, để ngăn chặn những hành động phá hoại của chúng. Theo báo cáo của Uỷ ban hành chính tỉnh về công tác sửa thành phần,

thì đến năm 1957, việc sửa thành phần đã đạt trên 50% so với số quy sai trong cải cách ruộng đất, cụ thể: “số quy sai là 837 hộ cường hào gian ác, 2.032 hộ địa chủ thường, 1.809 hộ phú nông, 275 hộ bóc lột khác. Đã sửa thành phần được cho 450 hộ cường hào xuống phú nông, 1.580 hộ địa chủ thường xuống trung nông, 1.020 hộ địa chủ thường xuống nông dân lao động” [214, tr.5]. So sánh con số trong cải cách ruộng đất đã quy và đã sửa theo tỷ lệ trung bình trong toàn tỉnh, thì địa chủ quy sai là trên 50%. Con số đó cho thấy mức độ sai phạm và công tác sửa sai đã đạt được một số kết quả nhất định.

Về việc tiến hành đền bù tài sản: quần chúng từ chỗ đấu tranh vạch rõ

ranh giới giai cấp nay chuyển vào nội bộ nông dân. Cho nên để đạt được kết quả tốt, Đảng bộ Phú Thọ đã tiếp tục phát động tư tưởng quần chúng, giáo dục kỹ lưỡng đường lối, phương châm chính sách cho cán bộ đảng viên và quần chúng, thông qua đó mà vận dụng đường lối nông thôn của Đảng và Chính phủ vào việc đền bù tài sản. Song song với công tác sửa thành phần đã tiến hành ngay công việc đền bù tài sản, hướng vào các điểm chính như ruộng đất, trâu bò, nhà cửa, nông cụ. Trong chính sách đền bù tài sản, phải nắm vững phương châm đảm bảo lợi ích của nhân dân lao động kể cả nông dân lao động quy sai, chiếu cố thích đáng đến lợi ích của các tầng lớp khác trên nguyên tắc mà Hội nghị 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra là: đoàn kết, nhân nhượng, thương lượng ổn thỏa, giúp đỡ lẫn nhau. Khi gặp trường hợp phải đền bù giữa nông dân lao động với nhau thì phải đền bù thích đảng cho người bị quy sai để họ làm ăn sinh sống, đồng thời đảm bảo cho người được chia vẫn đủ điều kiện làm ăn sinh sống.

Về việc thực hiện kiện toàn bộ máy nông thôn, tăng cường công tác xây dựng cơ sở, đẩy mạnh sản xuất:

Một là công tác trả lại đảng tịch: trong cải cách ruộng đất, “toàn tỉnh đã

hiện sai lầm, nhờ sự lãnh đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, hầu hết cán bộ, đảng viên bị quy sai đều được phục hồi đảng tịch và chức vụ công tác, trong đó có 2.175 đảng viên, đạt 94% so với số đảng viên bị quy sai” [1, tr.266]. Trên cơ sở học tập Nghị quyết 10, thông cáo của Hội đồng Chính phủ, học tập Chỉ thị và chính sách cụ thể của Trung ương nhằm ổn định tư tưởng của tất cả đảng viên cũ, mới, Đảng bộ Phú Thọ đã tiến hành trả lại đảng tịch, kiện toàn chi ủy. Từ tháng 4 năm 1956, Phú Thọ đã tiến hành trả lại Đảng tịch cho những người bị oan sai bằng hình thức tiến hành các hội nghị chi bộ hoặc tổ đảng để nhận xét và đưa ra bản đề nghị. Sau đó các chi ủy báo cáo lên huyện ủy duyệt và quyết nghị trả lại đảng tịch gửi về cho các chi bộ. Quyết nghị đó được công bố trước toàn chi bộ trong hội nghị chi bộ và sau đó các chi bộ tổ chức họp mitting công bố quyết nghị xóa bỏ án sai trước nhân dân. Lúc đầu công việc thực hiện dè dặt, sau đã được thúc đẩy mạnh dạn hơn [2, tr 14].

Đánh giá việc trả lại đảng tịch nói chung cán bộ đã nắm được phương pháp và kế hoạch của Trung ương, phục hồi tổ chức gắn liền với công tác tư tưởng, đã biết dùng đường lối quần chúng bàn bạc tập thể nên nói chung việc trả lại đảng tịch đạt yêu cầu, nội bộ đoàn kết hơn trước, công tác lãnh đạo được tăng cường tốt. Tuy nhiên, cũng có một số cán bộ không nắm vững phương pháp kế hoạch nên khi thi hành cũng có những thiếu sót như: Việc minh oan cho đảng viên bị quy sai trong cải cách ruộng đất một số nơi làm chưa tốt nên hạn chế tinh thần hợp tác của đảng viên, công tác tư tưởng chưa tốt nên phục hồi đảng viên không nhận.

Hai là về việc kiện toàn chi ủy: sau cải cách ruộng đất nói chung, các

chi ủy hầu như bị tê liệt, hoạt động sút kém, một số hoang mang, dao động, bỏ công tác, xin rút ra khỏi đảng, một số còn hoạt động nhưng không được quần chúng ủng hộ nên khi chủ trương đưa ra nhiều nơi không thực hiện được. Qua các bước sửa sai, các chi ủy nói chúng đã được kiện toàn cả về số

lượng và chất lượng, đảm bảo công tác sửa sai. Đạt được kết quả trên là do ngay từ đầu đi đôi với việc chấn chỉnh bộ máy, đã coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng chính sách cho cán bộ đảng viên. Vì tính chất cấp bách lúc đầu nên trong việc kiện toàn chi ủy tạm thời đình chỉ, tuy nhiên vẫn mở rộng dân chủ, lấy ý kiến đảng viên. Kết quả đã phục hồi được 8 chi bộ, 228

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957 (Trang 105 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)