Quá trình thực hiện giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957 (Trang 53 - 76)

6. Kết cấu của luận án

2.2. Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở tỉnh Phú Thọ

2.2.2. Quá trình thực hiện giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất

Phú Thọ

2.2.2.1. Thực hiện giảm tô, giảm tức cải thiện đời sống nông dân

Tháng 5 năm 1953, chính phủ Pháp cử tướng Nava, tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương sang làm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Trong quá trình triển khai kế hoạch Nava ở trung du Bắc Bộ, thực dân Pháp rút 13 vị trí đóng quân, trong đó có Thạch Đồng và La Phù (Thanh Thủy). Như vậy, đến thời điểm này, tỉnh Phú Thọ chỉ còn bị Pháp đóng 2 vị trí là Hạ Nông và Việt Trì, nằm trên dải phòng ngự bắc sông Đà. Nhưng cũng từ tháng 10 năm 1953 trở đi, Pháp lại tăng cường mở rộng bắn phá các vùng trong tỉnh, bắn phá các tuyến đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 2, đường 15, đường Khoang Xanh - Cự Đồng (Thanh Sơn) và các bến phà, nhằm triệt đường vận chuyển từ hậu phương ra tiền tuyến. Do không đủ khả năng tấn công lên Phú Thọ nên Pháp chỉ tăng cường một số hoạt động nghi binh, thăm dò lực lượng của phía Việt Minh ở Phú Thọ, tung gián điệp, biệt kích vào những vùng trọng điểm thuộc địa bàn huyện Thanh Ba, Thanh Thủy, Đoan Hùng để dò la tin tức và chỉ điểm cho máy bay bắn phá các cơ sở kinh tế - quốc phòng. Cuối năm 1953, thực dân Pháp liên tục cho quân càn quét, lấn chiếm vùng ranh với tỉnh Vĩnh Phúc, bổ sung quân cho vị trí Việt Trì, cố giữ một đầu mối giao thông quan trọng.

Nhằm phá vỡ kế hoạch Nava, Phú Thọ được Trung ương và Liên khu Việt Bắc giao cho nhiệm vụ vừa sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ hậu phương, vừa chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và lực lượng vũ trang nhân dân chủ động đối phó với Pháp. Các huyện Thanh Thủy, Yên Lập tổ chức bắt gọn nhiều toán gián điệp, biệt kích khi vừa đặt chân tới địa

phương. Nhằm huy động tối đa nhân tài, vật lực của hậu phương cho tiền tuyến lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1953, Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Quyết nghị số 348 - QN/PT thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận của tỉnh. Liên khu ủy Việt Bắc Chỉ thị cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ vừa chiến đấu, vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ cung cấp về lương thực, thực phẩm, dân công, phương tiện vận tải cho chiến dịch.

Thực hiện chủ trương phóng tay phát động quần chúng của Đảng, tháng 4 năm 1953, đợt một phát động quần chúng giảm tô, cũng là đợt thí điểm mở ra trong 25 xã thuộc Thái Nguyên, Phú Thọ và Thanh Hóa. Trong đợt này Phú Thọ do Đoàn Thái Nguyên - Phú Thọ2 phụ trách, thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1953, mỗi xã có đội công tác khoảng 20 người phụ trách. Cán bộ nhanh chóng tỏa về thôn xóm, đi sâu vào quần chúng bần cố nông, tiến hành “ba cùng”, thăm hỏi, bắt rễ, sâu chuỗi, tuyên truyền rộng rãi chính sách của Đảng và Chính phủ. Dưới sự chỉ đạo của Đoàn cán bộ, đội công tác, quần chúng nông dân tại các xã thí điểm ở Phú Thọ đã tích cực đấu tranh buộc địa chủ phải thi hành triệt để những nội dung chính sách của Đảng trong Sắc lệnh 149/SL. Chính sách giảm tô, giảm tức trước đây không được thực hiện đầy đủ, nay nhờ phát động quần chúng đấu tranh đã được hoàn thành.

Đánh giá kết quả của đợt thí điểm, về căn bản các đội cán bộ đã phát động được quần chúng, chỉnh đốn tổ chức, bước đầu đánh đổ được Việt gian phản động và cường hào gian ác đồng thời đã giúp Đảng nhận thức một số chủ trương cụ thể chưa thích hợp và một số tư tưởng lệch lạc của cán bộ.

2 Trưởng ban chỉ đạo trực tiếp chiến dịch Cải cách ruộng đất là Tổng Bí Thư Trường Chinh. Trưởng ban chỉ đạo thí điểm khu vực Thái Nguyên, Phú Thọ là Hoàng Quốc Việt - Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng; Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch là Hồ Viết Thắng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng; Đoàn thí điểm đợt 1 phát động quần chúng giảm tô ở Phú Thọ có 60 người (thí điểm ở 3 xã, mỗi xã 20 người phụ trách, tới đợt 2 CCRĐ ở Phú Thọ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu Ủy Việt Bắc) – phần lớn là cán bộ ở Bộ Nội vụ và Bộ Canh Nông.Các cán bộ được Trung ương cử đi tới các địa phương được đưa đi học khóa Chỉnh huấn 1953 và một số được đưa đi huấn luyện tại Trung Quốc. Các chương trình học tập nhằm giúp cán bộ nắm vững đường lối của Đảng trong CCRĐ. Tổng số cán bộ được điều động vào công tác là gần 50.000 người. Chiến dịch Giảm tô Bước đầu, các đội cán bộ CCRĐ đi vào các làng xã và áp dụng chính sách “3 Cùng” (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm) với các bần cố nông trong làng xã đó, kết nạp họ thành “rễ”, thành “cành” của Đội.

Từ những kết quả đạt được sau đợt thí điểm, trên cơ sở Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 8 năm 1953, Phú Thọ đã tiến hành các đợt phát động quần chúng giảm tô tiếp theo. Trong năm 1953 - 1954, kể cả đợt thí điểm, Phú Thọ đã tiến hành 5 đợt phát động quần chúng giảm tô, giảm tức trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau:

Đợt 1: tiến hành trên 3 xã (đợt thí điểm)

Đợt 2: tiến hành trên 33 xã (thực hiện chung với Tuyên Quang và Yên

Bái). Nhìn chung, từ đợt 2 trở đi, Đảng bộ Phú Thọ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu ủy Việt Bắc, đã chủ động trong mọi công tác, đã đưa ra kế hoạch cụ thể cho từng đợt gồm 5 bước:

Bước thứ nhất: Bắt rễ tuyên truyền, thăm nghèo hỏi khổ, thực hiện ba cùng để tuyên truyền phổ biến chính sách giảm tô, sơ bộ điều tra tình hình nông thôn, tiến tới giám sát địa chủ.

Bước thứ hai: Mở lớp huấn luyện cho bần cố nông và rễ, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chính sách trong nông thôn, hoàn thành việc điều tra chi bộ và sưu tầm tội ác của địa chủ nhằm đem ra đấu tố.

Bước thứ ba: Phát động tố khổ, xâu chuỗi, xây dựng lực lượng, mở Đại hội nông dân toàn xã, sơ bộ chấn chỉnh tổ chức, mở lớp giáo dục địa chủ, cường hào gian ác, tiến hành phân loại địa chủ.

Bước thứ tư: Đấu tranh đánh đổ cường hào gian ác, địa chủ, Việt gian phản động, thực hiện công tác thoái tô, giáo dục nguyên nhân thắng lợi và chia những thứ đã đấu tranh được, giáo dục Đảng viên tham gia đấu tranh.

Bước thứ năm: Chỉnh đốn tổ chức, chia xã, triệu tập Đại hội Nông dân và Nhân dân toàn xã, bầu Ban chấp hành nông hội và Ủy ban kháng chiến hành chính mới, họp kiểm điểm trước khi rút.

Đợt 3 tiến hành trên 49 xã, đã được tiến hành trong năm mươi ngày,

trong tháng 1 và 2 năm 1954, tại 49 xã trên địa bàn các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Hạ Hòa, Phù Ninh…., có nhiều xã quá rộng, dân số quá

đông như xã Hùng Long, Yên Lập đi 25 cây số, dân số 4.590 người, có 3 thôn, 28 xóm, xã này cách xã kia 4 - 5 cây số. Trong 49 xã thì có 26 xã có đồng bào thiểu số như Cao Lan, Mường, Mán, Thổ (Đoan Hùng 16 xã, Yên Lập 7 xã, Phù Ninh 3 xã), nhiều xã có đồng bào công giáo, có xã công giáo toàn xã (xã Hưng Thịnh huyện Cẩm Khê). Trước khi phát động quần chúng, ở các xã đã xảy ra tình trạng chia rẽ dân tộc giữa dân tộc Kinh với dân tộc Mán, Mường…., thành kiến dân tộc khá nặng, đồng bào Mường đã có những câu ca như “đánh bạn với Tao thì ráo hết nhà” (Tao ý nói người Kinh), người Kinh chỉ tìm cách xoay sở bóc lột người thiểu số. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thành kiến dân tộc và đồng bào thiểu số muốn nắm chính quyền là do đế quốc và phong kiến đã âm mưu chia rẽ dân tộc; có một số cán bộ người Kinh ở trong chính quyền chèn ép, áp bức đồng bào thiểu số nhiều; Đồng bào Kinh vào buôn bán, đổi chác, bắt nạt, bóc lột đồng bào thiểu số nhiều lần. Vì thế, khi đoàn công tác vào sẽ gặp nhiều khó khăn, cần thận trọng và phải theo đúng nguyên tắc của Trung ương đề ra và phải theo ý nguyện của nhân dân.

Trong đợt này “quần chúng nông dân được phát động tương đối rộng rãi, lực lượng quần chúng tổ chức được lớn mạnh hơn. Trong 49 xã đã tổ chức được 33.640 người, chiếm 30,12% nhân khẩu. Trong tổ chức nông hội, có 3864 người chiếm 11,4% trong nông hội là cán bộ cốt cán và phần tử tích cực là hạt nhân lãnh đạo” [57, tr.7], do đó đấu tranh với giai cấp địa chủ được mạnh mẽ hơn trước. “Trong 49 xã đã đấu tố 82 địa chủ (trong số 453 gia đình địa chủ, chiếm 9,6%) chỉ có 1 địa chủ chưa bị đấu tố. Ở 7 xã đã phát hiện tổ chức thanh niên chống cộng và các tổ chức phản động gián điệp khác. Ở những xã ấy địa chủ phản động đã bị phát hiện và trừng trị. Giai cấp địa chủ trong 49 xã đã phải thanh toán trả cho nông dân 1.113.861 cân thóc, tỷ lệ 73% số địa tô phải thanh toán đều có tiến bộ. Những thứ đấu tranh được đã chia cho 14.194 gia đình, 51.294 nhân khẩu (chiếm 59% tổng số gia đình và 51% tổng số nhân khẩu nông dân và dân nghèo lao động) giải quyết được 1 phần về nhu cầu sản xuất và sinh hoạt qua nông dân”[57, tr.9].

Về mặt tổ chức: theo tài liệu thống kê của 49 xã các chi bộ đã khai trừ ra khỏi Đảng 285 người trong số 3.348 đảng viên (tỷ lệ 8.5%) trong đó có 155 địa chủ, 60 phú nông chống chính sách và 70 người phạm các lỗi nghiêm trọng khác. Ngoài ra đã giải tán 3 chi bộ xã bị địa chủ và lực lượng phản động nắm quyền lũng đoạn biến thành tổ chức của chúng. Đồng thời đã phát triển 146 đảng viên gồm 96 bần nông, 36 cố nông và xây dựng lại 3 chi bộ mới ở những chỗ bị giải tán chi bộ. Trong các chi ủy mới đã đề bạt 298 đảng viên tốt gồm 17 đảng viên là cố nông, 226 bần nông, 55 trung nông, trong đó có 162 người là cốt cán lãnh đạo trong phong trào quần chúng [57, tr10]

Về công tác sản xuất và các công tác kháng chiến khác: Theo tài liệu

thống kê chưa đầy đủ, trong 57 xã đã củng cố và phát triển 2.360 tổ đổi công và tổ sản xuất (tăng 1.130 tổ). Diện tích cây trồng đã tăng 1.516 mẫu so với năm ngoái. Diện tích trồng khoai và ngô cũng tăng lên 595 mẫu. Các công tác dân công, phục vụ tiền tuyến ở các xã đợt này cũng đều bảo đảm đúng mức [57, tr 10-11].

Đợt 4: Thực hiện trên 23 xã, tiến hành trong tháng 3, 4, 5 và đầu tháng

6 năm 1954, căn cứ vào Chỉ thị của Trung ương Đảng và kế hoạch phát động quần chúng giảm tô của Liên khu ủy Việt Bắc, đợt này Phú Thọ phát động trong 23 xã tại Thanh Sơn, Yên Lập. Trong 23 xã đợt này thì có tới 21 xã có người dân tộc thiểu số sinh sống. Tổng số nhân khẩu có 56.879 người thì có tới 37.118 người là đồng bào miền núi gồm 35.181 Mường, 1.980 Mán (570 Mán Nga Hoàng, 14.109 Mán Đeo Tiền, 22 đồng bào Thổ, 5 đồng bào Thái). Số xã phát động đợt IV đại đa số là những xã có đồng bào thiểu số (tổng số xã có 52.719 nhân khẩu thì có tới 2/3 là đồng bào dân tộc thiểu số, riêng Thanh Sơn có 17 xã có 39.399 người thì 36.000 là dân tộc thiểu số) [61, tr.1] tình hình rất phức tạp, dân cư ở thưa thớt, đi lại khó khăn, trình độ của đồng bào thiểu số còn thấp, phong tục tập quán và mê tín của đồng bào thiểu số còn nặng mà công tác tuyên truyền giáo dục của các cán bộ các đội còn kém nên sự giác ngộ của đồng bào còn chậm, địa chủ cường hào thường lợi dụng tình

trạng đó để lừa đảo, đe dọa nhân dân. Trong những xã có nhiều dân tộc Kinh, Mường, Mán ở lẫn với nhau đều có sự thành kiến do đế quốc và phong kiến gây ra còn khá sâu sắc.

Ở Thanh Sơn, phần đông các xã trước Cách mạng tháng Tám có chế độ thổ tù, thổ lang, họ dựa vào thế lực đế quốc và phong kiến để đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ. Sau cách mạng về căn bản chế độ đó đã tan rã nhưng một số thổ tù, thổ lang đã chui được vào chính quyền và các đoàn thể cách mạng, lợi dụng địa vị vẫn đàn áp bóc lột nhân dân và đặc quyền, đặc lợi của lực lượng này chưa thật sự bị thủ tiêu hoàn toàn. Trong đợt này, còn có 13 xã công giáo gồm 5107 nhân khẩu tập trung nhất là hai xã Đoàn Kết và Phú Cường.

Sau 3 đợt phát động quần chúng giảm tô giai cấp địa chủ có thời gian chuẩn bị nên phản ứng mạnh mẽ và đối phó với các đội cán bộ thâm độc, xảo quyệt hơn trong từng bước, từng việc. Trước và sau khi đội về, ở hầu hết các xã các địa chủ đã tích cực phân tán tài sản, giả nghèo, giả khổ mua chuộc đe dọa nông dân và cán bộ, dùng mọi cách như lợi dụng tôn giáo, mê tín của đồng bào để xuyên tạc chính sách phá hoại phong trào, như địa chủ Trần Khanh ở huyện Lâm Thao, do đây là huyện có nhiều đồng bào theo Thiên chúa giáo nên đã lợi dụng đạo thiên chúa, tập trung dân vào nhà thờ để xuyên tạc, nói xấu các cán bộ các đoàn, đội giảm tô, rất nhiều tín đồ thiên chúa giáo đã nghe theo, coi các cán bộ là người xấu, không đáng tin. Bên cạnh đó các địa chủ đã đưa tay chân vào lũng loạn tổ chức Đảng, giới thiệu tay chân cho cán bộ bắt rễ, cho cán bộ ăn uống để cán bộ bao bọc. Trái lại cán bộ thì chủ quan thiếu tinh thần cảnh giác nên không tích cực đối phó với mọi âm mưu phản kháng của địa chủ, do đó có tình trạng cán bộ bị bao vây hoặc không phát hiện được địa chủ.

Ngoài ra trong đợt này địa chủ còn rất ngoan cố, hầu hết những địa chủ đưa ra đấu, lúc đầu đều chối cãi, không chịu nhận tội ngay, khi thanh toán tô thì thường ì ra, dây dưa không trả nợ đầy đủ cho dân làm cho cuộc đấu tranh thêm gay go, quyết liệt hơn.

Tình hình cán bộ nói chung chất lượng kém, tuy số lượng nhiều nhưng đa số là cán bộ mới, trong đó một phần khá đông là công nhân viên chưa quen công tác quần chúng. Tổng số 575 cán bộ thì có tới 349 cán bộ mới. Trình độ cán bộ không đều nhau, cán bộ chưa được học tập chu đáo về chính sách và những kinh nghiệm công tác cụ thể trong phát động quần chúng, công tác ở vùng thiểu số và đại đa số cán bộ là người kinh không biết nói tiếng địa phương và đa số chưa công tác ở những nơi có dân tộc miền núi. Hơn nữa đợt này Trung ương và liên khu ủy giao cho địa phương trực tiếp phụ trách công tác phát động quần chúng và ngay bản thân Đoàn ủy cũng có đồng chí mới còn ít kinh nghiệm công tác nên về mặt lãnh đạo của Đảng ủy còn bị lung tung và phạm nhiều sai lầm.

Tuy trình độ chính trị và chính sách của cán bộ không đều nhau nhưng số lượng cán bộ đông gấp bội, đa số cán bộ có tinh thần quyết tâm chịu đựng gian khổ, cố gắng tích cực công tác. Những cán bộ đã đi tham gia phát động đợt 1, 2, 3 nên bản thân cũng được rèn luyện, học tập được ít nhiều kinh nghiệm thực tế. Trong đợt IV, Đoàn ủy Phú Thọ đã nắm vững trọng tâm và yêu cầu của mỗi bước công tác và đều có kế hoạch cụ thể cho các đội:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957 (Trang 53 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)