Chủ trương sửa sai trong cải cách ruộng đất của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957 (Trang 76 - 88)

6. Kết cấu của luận án

3.1. Những yếu tố tác động tới công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất

3.1.1. Chủ trương sửa sai trong cải cách ruộng đất của Đảng

Trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất, ngay khi đang tiến hành đợt 3 cải cách ruộng đất, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa II tháng 3 năm 1955 đã phát hiện ra “nhiều khuyết điểm nghiêm trọng” [51,tr.121]. Song những khuyết điểm đó đã không được sửa chữa kịp thời, dẫn đến tình trạng ngày càng nghiêm trọng, như: sai lầm nghiêm trọng trong việc chấp hành đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn; sai lầm trong việc quy định thành phần và đánh địch; sai lầm trong chỉnh đốn tổ chức, nhất là tổ chức đảng; sai lầm trong việc thực hiện chính sách tôn giáo và chính sách dân tộc...

Khi tiến hành cải cách ruộng đất, Đảng đã vạch rõ đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn: “dựa hẳn vào bần, cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp phú nông, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất có từng bước, có phân biệt, có trật tự, có lãnh đạo”. Sau khi hoà bình lập lại, Trung ương lại nêu rõ phương châm sách lược là phải “đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ, trung lập mọi lực lượng có thể trung lập” và đề ra những điểm bổ sung về chính sách và phương pháp công tác để thực hiện đường lối đó. Tuy nhiên, trong quá trình phát động quần chúng, nhiều cán bộ đoàn, đội cải cách đã không nắm vững chính sách, hiểu sai đường lối “dựa hẳn vào bần cố nông”, dẫn đến đánh giá sai vai trò, vị trí của các tổ chức của Đảng, của chính quyền, của đoàn thể quần chúng ở nông thôn, dựa vào những phần tử xấu, chậm tiến, dẫn đến hiện tượng đánh địch tràn lan, dẫn đến đả kích cả vào những phần tử nông dân lao

động ưu tú và trung nông. Chủ trương chiếu cố, ưu đãi quân nhân nhiều nơi không thực hiện; đối với phú nông thì không liên minh liên hiệp mà coi họ gần như địa chủ; đối với địa chủ thì không phân biệt đối xử theo chính sách của Đảng; nhiều nơi không những không chiếu cố mà có nơi còn đả kích vào địa chủ kháng chiến và các gia đình địa chủ có công với cách mạng, hoặc có con em đi bộ đội và làm cán bộ.

Trong phát động quần chúng đánh đổ giai cấp địa chủ, kết hợp trấn áp lực lượng phá hoại, các đoàn, đội cải cách cũng mắc những sai lầm đáng tiếc. Nguồn gốc của sai lầm này là do trong quá trình công tác, cán bộ các đoàn, đội đã đánh giá địa chủ quá cao, nhấn mạnh quá đáng tình hình nghiêm trọng do địa chủ gây ra, không phân biệt những phản ứng quyết liệt của những phần tử địa chủ ngoan cố với tình hình gay go phức tạp do việc chấp hành sai đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn gây ra; lại vì không nắm vững chính sách, phương châm và biện pháp tiến hành, nên nhiều nơi đã không thật sự phát động quần chúng đấu tranh tố giác địa chủ, mà lại dùng phương pháp cưỡng bức và trấn áp thay cho phát động quần chúng, cho nên việc đánh địch càng phát triển càng mất phương hướng, đánh tràn lan, đánh vào địch và đánh vào cả ta. Vì đánh giá sai tổ chức của Đảng, của chính quyền, của các đoàn thể quần chúng, cho nên đã coi tổ chức của ta là do địch lũng đoạn, do đó đã bắt bớ, xử trí bừa bãi những nông dân vô tội, đả kích mù quáng vào nhiều đảng viên và cán bộ tốt của Đảng, của chính quyền và các tổ chức quần chúng của Đảng.

Ngày 20 tháng 7 năm 1956, đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc kết thúc. Đây là đợt cuối cùng và là đợt cải cách ruộng đất lớn nhất, được tiến hành trong 1.732 xã với 6 triệu dân ở 20 tỉnh và 2 thành phố. Trong quá trình thực hiện đã phạm nhiều sai lầm và kéo dài. Tháng 4 năm 1956, Đảng đã phát hiện ra sai lầm và có Chỉ thị sửa chữa sai lầm đó. Ngày 18 tháng 8 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào nông thôn và cán bộ, vạch rõ những

thắng lợi và sai lầm trong cải cách ruộng đất. Từ ngày 25 tháng 8 đến 5 tháng 10 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp, thảo luận kỹ và kết luận về những thắng lợi và sai lầm trong cải cách ruộng đất. Trong Đề cương báo cáo tại Hội nghị, Trung ương lần thứ 10, Bộ Chính trị đã nêu lên những nội dung sai lầm mà cải cách ruộng đất đã mắc phải. Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa I (tháng 12 năm 1956) cũng đã phân tích, đánh giá toàn diện vấn đề trên.

Trong chỉnh đốn tổ chức, bao gồm tổ chức Đảng, Chính quyền và các đoàn thể đã mắc sai lầm lớn, đặc biệt là trong chỉnh đốn Đảng. Về chỉnh đốn chi bộ nông thôn, theo Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương khóa II, qua tám đợt giảm tô và năm đợt cải cách ruộng đất, đã tiến hành chỉnh đốn 2.876 chi bộ trên tổng số 3.777 chi bộ, tức đã tiến hành chỉnh đốn trên ¾ chi bộ ở nông thôn, với 15 vạn đảng viên trên tổng số ngót 18 vạn. Số đảng viên bị xử trí lên tới trên 84.000 người, trong đó có một số vừa được kết nạp trong giảm tô lại bị khai trừ trong cải cách ruộng đất. Do phương châm và phương pháp đều sai, truy bức và nhục hình là phổ biến, nên trong chỉnh đốn chi bộ đã đả kích tràn lan vào nội bộ của Đảng, giải tán chi bộ bừa bãi, bắt bớ và xử trí cả những cán bộ, đảng viên có nhiều công lao với Đảng. Thậm chí, có nơi chi bộ nào tốt nhất, đảng viên nào tốt nhất thì bị xử trí nặng nề nhất. Nhiều chi bộ có công lớn trong kháng chiến đã bị coi là chi bộ phản động, bị giải tán, bí thư và chi uỷ viên bị hình phạt, bị tù hoặc bị bắn.

Nhìn chung, cả trong giảm tô và cải cách ruộng đất, công tác chỉnh đốn chi bộ xã có thu được một số kết quả nhất định, như đã xây dựng được một số chi bộ ở những xã chưa có chi bộ, đã thanh trừ được những phần tử bóc lột ra khỏi chi bộ và kết nạp được một số đảng viên mới, đa số là bần cố nông. Nhưng trong đợt 4 và đợt 5 cải cách ruộng đất và đợt 7 và đợt 8 giảm tô thì chủ yếu là sai lầm và tổn thất nặng. Trong số 8.829 đảng viên bị xử trí ở Tả

ngạn thì 7.000 thuộc thành phần nông dân lao động và thành phần lao động khác. Trên thực tế, đó là một cuộc trấn áp dữ dội bằng những thủ đoạn tàn khốc và trên một quy mô lớn đối với tổ chức Đảng ở nông thôn. Theo đánh giá của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, đó là “những sai lầm nghiêm trọng nhất trong toàn bộ công tác cải cách ruộng đất” - tác giả nhấn mạnh. Điều đáng lưu ý là, trong việc kết nạp đảng viên mới, do cuộc phát động được tiến hành rất lệch lạc cả về tuyên truyền cũng như về phương châm, phương pháp, lại huy động quần chúng tố cáo cán bộ đảng viên một cách bừa bãi, cho nên đã có một số phần tử đầu cơ, phần tử xấu, đã nhân đó mà len lỏi vào Đảng để chống Đảng, phá cuộc vận động.

Về chỉnh đốn cơ quan cấp huyện và cấp tỉnh, Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II cho biết, đã tiến hành chỉnh đốn tại 66 huyện và 7 tỉnh, sau đó Bộ Chính trị đã có chỉ thị đình chỉ lại, do nhận thấy phương pháp chỉnh đốn mắc sai lầm, dẫn đến hậu quả quá nghiêm trọng. Cụ thể là, với cấp tỉnh, có 3.425 cán bộ và nhân viên cơ quan ở 7 tỉnh dự chỉnh đốn, trong đó có 2.677 đảng viên. Số cán bộ, đảng viên bị xử trí là 720 người, chiếm 21%. Nhưng nếu lấy cán bộ từ cấp ty trở lên tổng cộng là 284 người, thì số bị xử trí lên đến 105 người, chiếm 37%; số tỉnh uỷ viên tại chức dự chỉnh đốn là 36 người, thì bị xử trí 19 người, chiếm 52,7%, tỉnh uỷ viên cũ dự chỉnh đốn 61 người, thì bị xử trí 26 người, chiếm 42,6%, uỷ viên uỷ ban hành chính tỉnh dự chỉnh đốn 17 người, thì bị xử trí 15 người, chiếm 88,7%. Với cấp huyện, chỉ tính 66 ban huyện uỷ trong 4 đợt, với tổng số 396 huyện uỷ viên dự chỉnh đốn, đã có 191 người bị xử trí, chiếm 48,23% [52, tr 434].

Rõ ràng, công tác chỉnh đốn tổ chức Đảng ở tất cả các cấp: xã, huyện và tỉnh “là một thất bại lớn”[52, tr.435] của Đảng. Đảng đã bị tổn thất rất nặng nề. Hàng vạn đảng viên tốt bị thanh trừ, hàng nghìn đảng viên khác bị bắt, một số đảng viên có nhiều công lao bị xử trí oan; phần lớn cán bộ đảng

viên bị bắt đều phải chịu những nhục hình tàn khốc, dã man; nhiều cấp uỷ cũ của Đảng bị tan rã, cấp uỷ mới xây dựng vẫn còn yếu và phức tạp; ranh giới giữa địch và ta, giữa Đảng và người ngoài đảng bị xoá nhoà đảo lộn; lịch sử đấu tranh của nhiều chi bộ và nhiều đảng viên bị xuyên tạc và bôi nhọ; quần chúng hoài nghi và hoang mang, giảm sút niềm tin vào Đảng; cán bộ, đảng viên oán trách cấp chỉ đạo sinh ra mất đoàn kết nội bộ. Những sai lầm nghiêm trọng trong công tác chỉnh đốn Đảng đã làm ảnh hưởng không tốt đến công tác chỉnh đốn các tổ chức chính quyền, lực lượng vũ trang và các đoàn thể quần chúng.

Trong quá trình tổ chức và chỉ đạo thực hiện, các cơ quan, bộ phận thực thi cải cách ruộng đất, do không nắm vững và thực hiện đúng đường lối của Đảng, nên đã mắc nhiều sai lầm trong quy định thành phần, chỉnh đốn tổ chức, thực hiện chính sách tôn giáo và chính sách dân tộc. Đó là những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến, kéo dài về nhiều mặt, những sai lầm về những vấn đề nguyên tắc, trái với chính sách của Đảng, trái với nguyên tắc và điều lệ của một đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin, trái với chế độ pháp luật của nhà nước dân chủ nhân dân. Những sai lầm đó không những hạn chế những thắng lợi đã thu được, mà lại gây ra tổn thất rất lớn cho cơ sở của Đảng, của chính quyền, của các tổ chức quần chúng, ảnh hưởng tai hại đến chính sách mặt trận của Đảng ở nông thôn cũng như thành thị, ảnh hưởng nhiều đến tình cảm và đời sống bình thường của nhân dân, làm cho tình hình nông thôn căng thẳng, ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết và phấn khởi trong Đảng và trong nhân dân, đến công cuộc củng cố miền Bắc, đến sự nghiệp đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà.

Những sai lầm nghiêm trọng trên trong giảm tô và cải cách ruộng đất có nguồn gốc từ các nguyên nhân trực tiếp sau đây.

Một là: công tác lãnh đạo, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ thiếu

trọng trong cải cách ruộng đất. Trong quá trình vận động quần chúng, chỉ nhấn mạnh một chiều đến thoả mãn nhu cầu về kinh tế, chính trị của nông dân, mà coi nhẹ yêu cầu mở rộng mặt trận chống phong kiến và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; trong chấp hành đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn thì chỉ chú trọng việc dựa vào bần cố nông mà coi nhẹ việc đoàn kết với trung nông, không thực hiện chính sách liên hiệp với phú nông. Với từng thành phần cũng có những sai phạm, như có nơi còn đả kích cả vào những cố nông ưu tú, đụng chạm đến lợi ích của trung nông và coi phú nông như địa chủ, với giai cấp địa chủ thì chỉ nhấn mạnh một chiều tới việc vận động quần chúng đánh đổ giai cấp địa chủ mà không chú ý sách lược phân hoá, dẫn đến đả kích tràn lan, không chiếu cố gia đình địa chủ có công với cách mạng, không chiếu cố tới địa chủ kháng chiến và phân biệt đối xử với con cái địa chủ. Trong việc thực hiện đấu tố địa chủ thì quá nhấn mạnh tới việc kiên quyết đấu tố mà coi nhẹ việc xem xét, thận trọng, tránh xử oan những người ngay, dùng biện pháp trấn áp quá đáng một cách phổ biến; ở những nơi có nhiều đồng bào tôn giáo cũng thiếu thận trọng, ảnh hưởng đến tự do tín ngưỡng của nhân dân; đối với vùng đồng bào thiểu số thì đả kích mù quáng vào tầng lớp trên, không coi trọng, thậm chí xâm phạm đến phong tục tập quán của địa phương. Trong chỉnh đốn tổ chức, đã coi nhẹ tiêu chuẩn lập trường và tư tưởng, quá nhấn mạnh tới vấn đề thành phần, dẫn đến khuynh hướng chủ nghĩa thành phần, do đó mà đánh giá sai tổ chức của Đảng, không chú trọng phương châm giáo dục mà đơn thuần dùng biện pháp như thanh trừ, xử trí, giải tán hàng loạt chi bộ, lại dùng những phương pháp đấu tố, truy bức để chỉnh đốn Đảng.

Hai là: trong chỉ đạo thực hiện, nhiều chính sách của Trung ương đã

không được quán triệt, tuyên truyền và phổ biến đúng đắn, dẫn đến phần nhiều bị hiểu sai, do đó mà không được chấp hành đầy đủ, thậm chí làm trái ngược lại. Những vấn đề trọng yếu như: đường lối giai cấp của Đảng ở nông

thôn, vấn đề quy định thành phần, vấn đề đánh địch, vấn đề chỉnh đốn tổ chức, vấn đề phát động quần chúng trong vùng tôn giáo, vùng thiểu số...đều không được thi hành đúng đắn. Hầu hết những điểm bổ sung về chính sách nhằm mở rộng mặt trận chống phong kiến và phân hoá địa chủ đều không được thi hành, hoặc thi hành không đầy đủ. Từ khi hoà bình lập lại, Đảng đã có chủ trương thu hẹp diện đấu tranh và sử dụng biện pháp chính quyền nhiều hơn, thay cho đấu tố mà khi thực hiện lại đả kích, đấu tố tràn lan; Đảng có chủ trương cấm truy bức, nhục hình mà trong thực tế, việc truy bức nhục hình lại trở nên phổ biến...

Ba là: trong tổ chức thực hiện đã có nhiều thiếu sót nghiêm trọng. Đó

là việc tổ chức cơ quan cải cách ruộng đất thành một hệ thống riêng từ trên xuống dưới với những quyền hạn quá rộng, đã dần dần lấn hết quyền của cấp uỷ và chính quyền. Các đoàn đội từ cấp khu trở xuống, nhiều nơi đã đặt mình lên trên cả cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương. Trong công tác cán bộ lại rất thiếu nguyên tắc. “Có nơi đã dùng cả những cán bộ non nớt chỉ đạo những cán bộ giàu kinh nghiệm, dùng cấp dưới non kém lên chỉnh đốn cấp trên, hoặc giao cho cán bộ đoàn, đội không phải đảng viên nhiệm vụ xử trí, kết nạp đảng viên” [52, tr.551]. Trong đợt 5, đợt được coi là “chiến dịch Điện Biên Phủ chống phong kiến”, yêu cầu thì nhiều, gấp và cao, công tác cán bộ lại thiếu thận trọng, việc chọn lựa không kỹ lưỡng, 2/3 cán bộ chưa có kinh nghiệm cải cách ruộng đất, công tác giáo dục nhiều thiếu sót, nên đợt 5 cũng là đợt có nhiều sai lầm nghiêm trọng và phổ biến nhất trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc.

Về khuynh hướng tư tưởng cũng như về tác phong công tác của cán bộ, theo đánh giá của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, “với những mức độ khác nhau, hiện tượng độc đoán chuyên quyền đã trở nên trầm trọng, không chấp hành đúng đường lối chính sách, vi phạm nguyên tắc và Điều lệ Đảng, không tuân theo pháp luật Nhà nước; đối với cấp trên thì

không báo cáo đúng tình hình và nhiều khi không xin Chỉ thị; đối với cấp dưới thì đàn áp ý kiến và thúc ép làm theo ý muốn của mình; chủ quan, tự

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957 (Trang 76 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)