Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957 (Trang 99 - 105)

6. Kết cấu của luận án

3.2. Công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất ở Phú Thọ

3.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

Chấp hành những chủ trương sửa sai của Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ Phú Thọ (tỉnh ủy Phú Thọ) đã xác định rõ, nhiệm vụ chung là kiên quyết sửa chữa những sai lầm trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức và phát huy những kết quả đã đạt được. Trong lúc thực hiện nhiệm vụ này, phải dựa trên đường lối chung của Đảng và Chính phủ ở nông thôn, dựa trên tinh thần tin tưởng và truyền thống đoàn kết của nhân dân, thi hành đúng chính sách cụ thể nhằm sửa chữa sai lầm, đoàn kết cán bộ, đoàn kết nông dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành tốt công tác cải cách ruộng đất.

Sau khi nhận được chỉ thị của Trung ương, tỉnh ủy Phú Thọ đã triệu tập cuộc họp toàn Ủy ban và các lãnh đạo của Ban Nội chính, tòa án, công an, ủy ban Cải cách ruộng đất Tỉnh để nghiên cứu chỉ thị của Trung ương và bàn kế hoạch tiến hành sửa sai. Ngày 04/9/1956, Tỉnh ủy Phú Thọ đã ra công văn số 85/CV-PT về thi hành chủ trương của chính phủ trả lại tự do cho những người bị oan trong đợt giảm tô và cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức.

Thực hiện chủ trương của Trung ương, Ngày 20 tháng 9 năm 1956, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 12- NQ/PT về mấy chủ trương trước mắt nhằm ổn định nông thôn, sửa chữa sai lầm, đoàn kết nhân dân. Trong đó, Tỉnh ủy có đưa ra các bước thực hiện để tiến hành từng bước sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất:

Cụ thể trong Bước một (được thực hiện trong 20 ngày), Đảng bộ Phú Thọ đã xác định công tác chính cần nắm vững trong bước một là: Củng cố tổ chức nhằm bước đầu kiện toàn các cơ quan lãnh đạo ở xã, Ủy ban hành chính, Ban chấp hành nông hội, xã đội, công an xã. Đi đôi với đó phải: Điều chỉnh diện tích, sản lượng để nhân dân phấn khởi, yên tâm sản xuất, thực hiện hoàn thành thu thuế năm 1956; Lãnh đạo làm màu, làm chiêm, đề

phòng và ngăn ngừa việc tranh chấp ruộng đất hoa màu; Đảm bảo an ninh và đẩy mạnh sản xuất, chú ý đến những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào công giáo…[2, tr 3].

Về chỉnh đốn tổ chức: cán bộ ở trên phải về họp với cán bộ xã nói rõ nhiệm vụ sửa sai, ổn định tư tưởng, nắm vững tình hình trong xã. Chú trọng nắm tình hình thắc mắc của cán bộ nhân dân, tình hình xử trí đúng, sai trong cải cách ruộng đất, tình hình chung sau cải cách ruộng đất, sau đó triệu tập hội nghị cán bộ xã bàn về các nội dung: kiểm điểm tình hình, nói rõ trách nhiệm của cán bộ xã trong việc sửa sai; giải quyết các vấn đề về tổ chức, bước đầu kiện toàn Ủy ban hành chính xã; thảo luận các chính sách sửa sai và bàn kế hoạch sửa sai trong xã; khi họp cán bộ cần mời những cán bộ xã bị xử trí trong chỉnh đốn khi thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất, chỉ trừ những địa chủ phản động.

Về tuyên truyền giáo dục ổn định tư tưởng: căn cứ vào tinh thần bản thông cáo của Chính phủ mà phổ biến làm cho mọi người nhận rõ Đảng và Chính phủ đã thấy những sai lầm và quyết tâm sửa sai; khi học tập cần lãnh đạo chu đáo, mở rộng dân chủ, làm cho ai nấy đều nhận rõ công tác cải cách ruộng đất ở địa phương đã thu được những kết quả gì và đã phạm những sai lầm gì, động viên mọi người tham gia sửa sai; tổ chức thăm hỏi các gia đình cán bộ, bộ đội, các gia đình có công với cách mạng và kháng chiến mà trong giảm tô hay cải cách ruộng đất đã bị truy bức hay đả kích; Cán bộ cũ có uy tín với nhân dân địa phương nên thu xếp về địa phương nói chuyện thăm hỏi đồng bào, động viên cán bộ, đoàn kết công tác; tổ chức các cuộc họp giới thiệu, động viên khả năng của các tổ chức quần chúng tham gia sửa sai.

Về việc trả lại tự do: tiếp tục xét và trả tự do cho những người bị oan, đồng thời giải quyết một số vấn đề chính trị như minh oan, xóa quản chế, liên quan đến những địa chủ được tha từ trước khi có chủ trương trả lại tự do cho những người bị oan.

Về việc điều chỉnh diện tích và sản lượng: đây là việc được đông đảo quần chúng nông thôn yêu cầu, nếu làm được nhanh và tốt việc này sẽ tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân, làm cho họ yên tâm sản xuất, thuận tiện trong việc thu thuế. Sau khi đã hoàn thành bước một cần kiện toàn tổ chức, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Củng cố ban thuế xã để đảm bảo tiến hành công tác, khi điều chỉnh diện tích và sản lượng cần đối chiếu tài liệu cũ, mới không nên làm qua loa đại khái, tránh hạ đồng loạt, không đảm bảo được tính chất công bằng, hợp lý của thuế nông nghiệp. Phải nghe ý kiến của quần chúng và lãnh đạo chặt chẽ.

Bước hai (1 tháng) phải đạt các yêu cầu là của bước hai là: trên cơ sở

tuyên truyền, giáo dục chính sách cho nhân dân mà tiến hành sửa sai về thành phần và đền bù tài sản cho những người bị quy sai, đồng thời sửa chữa những sai lầm khác mà trong cải cách ruộng đất đã phạm phải. Cụ thể khi triển khai ở địa phương, đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã đưa ra một số biện pháp để thực hiện kế hoạch bước hai của Trung ương Đảng như: “Tiếp tục tuyên truyền rộng rãi chính sách sửa sai trong nhân dân; họp các tổ nông hội để thảo luận kế hoạch sửa sai cụ thể trong xã, cần thảo luận để nhận rõ mục đích của việc sửa sai, phải đoàn kết sửa sai, nội dung công tác sửa sai và bàn cách sửa chữa thế nào cho tốt; phải hướng dẫn mọi người bàn cách giải quyết những trường hợp cụ thể về những người bị quy sai, không nên gò theo ý kiến cán bộ” [2, tr.9]. Khi bàn cũng phải nêu hai mặt, xác định xem cải cách ruộng đất đã thu được những thắng lợi gì, xử những ai sai, ai đúng. Chỉ ra địa chủ nào đúng, quy thành phần ai là sai, diện tích sản lượng chỗ nào đúng, chỗ nào sai, tịch thu, trưng mua, trưng thu của những người bị quy địa chủ như thế nào?; các tổ nông hội bàn xong thì báo cáo cho Ban chấp hành Nông hội xã. Việc thảo luận trong các tổ nông hội nhằm giải quyết những xích mích và phát hiện vấn đề, còn cụ thể giải quyết thế nào thì phải được Ban chấp hành Nông hội và Ủy ban hành chính xã thông qua rồi mới được thi hành; đối với địa chủ cần họp riêng, cho họ học

những chính sách đối với địa chủ sau cải cá ch ruộng đất, khuyên họ lao động cải tạo, chấp hành chính sách, tuân theo pháp luật, phục tùng nông hội; nên tổ chức cho phú nông học riêng chính sách đối với phú nông; khi họp xóm thì cho phú nông, người ít ruộng đất phát canh, địa chủ kháng chiến tham dự. Trong hội nghị xóm thì cần đưa những quyết định của chính quyền, của nông hội để nhân dân thảo luận, tham gia ý kiến; kết hợp với công tác sửa sai, phải chú ý củng cố nông hội, đoàn thanh niên lao động và du kích, nhất là phải chú trọng công tác thanh niên, động viên thanh niên hăng hái tham gia vào công tác sửa sai. Trong khi sửa chữa về thành phần cần chú ý: nếu xác định là sai hẳn thì ra quyết nghị, cấp tỉnh duyệt rồi mới được tuyên bố trước nhân dân; trước khi tuyên bố sửa thành phần cho người bị quy sai, cần phải gặp người ấy giải thích cho họ hiểu rõ chính sách, an ủi họ và nói rõ thái độ của họ cần phải đoàn kết với nông dân; sai đến mức nào thì tuyên bố đến mức đó. Khi sửa chữa phải xét mọi đề nghị của nhân dân,việc gì xác minh là đúng thì tuyên bố đúng, tuyên bố rõ ràng, nếu giải quyết mà họ chưa thông chuyển đề nghị của họ lên cấp trên. Trong khi giải quyết phải kiên nhẫn giải quyết cho quần chúng, vì tâm lý người bị quy sai rất sốt ruột muốn làm nhanh.

Bước ba: yêu cầu là kiểm điểm công tác sửa sai và tiếp tục giải quyết

những vấn đề còn lại. Nơi nào cần thiết thì bầu lại cơ quan lãnh đạo như UBHC và Ban chấp hành Nông hội xã. Đảng bộ Phú Thọ cũng đưa ra những biện pháp nhằm thực hiện sửa sai: Việc sửa sai là do các cấp Chính quyền phụ trách, song tỉnh và huyện cũng cử cán bộ về giúp xã, động viên lực lượng các ngành, các giới cùng tham gia sửa chữa sai lầm. Cần tập trung lực lượng cán bộ và giải quyết tư tưởng cho cán bộ trước khi giúp địa phương sửa sai. Cán bộ cấp trên về giúp cán bộ xã chỉ có trách nhiệm góp ý kiến, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ xã nắm vững chính sách và kế hoạch sửa sai của Chính phủ chứ không có quyền quyết định hoặc mệnh lệnh làm thay. Tùy theo tình hình từng địa phương mà Ủy ban hành chính tỉnh có kế hoạch phái cán bộ về giúp

xã nhưng mỗi xã không quá ba người. Trong quá trình thực hiện sửa chữa sai lầm nếu gặp những vấn đề mà giữa cán bộ xã và cán bộ do cấp trên phái về giúp không thống nhất ý kiến phải báo cáo và xin Chỉ thị của UBHC huyện. Nếu huyện về giải quyết mà cán bộ xã không đồng ý thì cán bộ về giúp xã có thể xin ý kiến UBHC tỉnh giải quyết thì cán bộ về xã giúp vẫn phải thực hiện đúng theo ý kiến huyện. Cán bộ đi tham gia sửa sai có thể lấy ở cơ quan, cán bộ, bộ đội và những cán bộ cải cách ruộng đất đã được huấn luyện lại và chọn lọc kỹ. Cán bộ đi sửa phải học tập những tài liệu chính như sau: Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ tháng 10 (phần về sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức); các chính sách cụ thể của Chính phủ về sửa chữa sai lầm; Điều lệ phân định thành phần giai cấp ở nông thôn, luật cải cách ruộng đất. Cán bộ địa phương phải đi sâu, đi sát với quần chúng, hòa mình với quần chúng, giúp đỡ quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, bàn bạc với quần chúng để giúp giải quyết mọi công tác. Cán bộ về xã phải có nhiệt tình với cán bộ xã, kể vả người cũ và mơi, phải tiếp xúc rộng rãi với quần chúng, gặp gỡ các tầng lớp, tuyệt đối không bao biện. Mức độ sai lầm ở mỗi nơi không giống nhau, vì vậy việc sửa sai phải toàn diện, nhưng phải chú ý trước tiến đến những nơi sai nhiều và những nơi quan trọng như đồng bào công giáo, vùng có nhiều dân tộc thiểu số, nơi có nhiều cán bộ cũ. Để lãnh đạo được chặt chẽ, trung ương, liên khu và tỉnh cần phải chỉ đạo một số xã trước để lấy kinh nghiệm lãnh đạo chung việc chỉ đạo riêng nên chọn một số xã có tính chất điển hình về nhiều mặt để rút kinh nghiệm được toàn diện hơn, cần chọn cán bộ khá tham gia chỉ đạo riêng. Lúc chỉ đạo riêng thì UBHC cần nắm vài ba xã làm trọng điểm, tự rút ra kinh nghiệm để kịp thời phổ biến đi các nơi. Chấp hành đúng chế độ báo cáo và xin Chỉ thị, báo cáo phải kịp thời và thường xuyên, khi gặp những vấn đề cần thiết cần cử người tực tiếp về báo cáo. Đối với những vấn đề chưa có chính sách thì phải xin chính sách cụ thể, được chính phủ phê duyệt rồi mới được thi hành.

Thi hành những biện pháp sửa sai do Trung ương đề ra, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ cũng đã đưa ra một số nguyên tắc yêu cầu các địa phương phải thực hiện:

1. Trong khi chờ đợi sửa sai toàn bộ, ruộng đất và tài sản nguyên tắc chung đã chia cho ai trong cải cách ruộng đất tạm thời giữ nguyên như cũ. Người được chia ruộng đất thì được hưởng hoa lợi của ruộng đất ấy, không được gặt lúa non, nghiêm cấm mọi hành động gặt tranh, phá hoại hoa màu. Những người bị quy sai mà ruộng đất đã tịch thu, trưng thu, trưng mua, nay quá thiếu thốn sẽ được chính quyền nông hội lấy ruộng đất dự trữ, quỹ đấu tranh và thương lượng với nông dân giúp đỡ một phần để sinh sống và có điều kiện sản xuất kịp thời vụ. Những người được chia cây công nghiệp, cây ăn quả phải chăm bón, giữ gìn không được phá hoại và vẫn được hưởng hoa lợi.

2. Trường hợp cần thiết và có điều kiện điều chỉnh được thì nên điều chỉnh ngay. Việc thu mua hoa lợi ruộng đất đã điều chỉnh sẽ do hai bên thương lượng thỏa đáng không để người có công cày cấy bị thiệt. Để đảm bảo cấy chiêm làm máy kịp thời vụ, người được chia ruộng đất vẫn có quyền sử dụng ruộng đất ấy mà tiến hành sản xuất.

3. Tất cả những người bị xử oan trong cải cách ruộng đất đều được giải oan, được trả lại công quyền, danh dự, giao công tác thích đáng.

4. Những người nào đã hoặc sắp được thả tự do vì bị xử trí oan thì sẽ được tòa án tỉnh tiếp tục công bố xóa án, không nên tự ý bắt buộc người khác xin lỗi mình và nghiêm cấm mọi hành động trả thù.

5. Để nhân dân được yên tâm và phấn khởi trong việc tăng gia sản xuất đồng thời đảm bảo việc tính thuế nông nghiệp kịp thời, công bằng, hợp lý phải tiến hành điều chỉnh diện tích sản lượng cho đúng.

6. Để đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp, nghiêm cấm việc dùng trâu bò cày trái phép. Trường hợp trâu bò già, què không thể cày được cần giết để lấy tiền mua trâu bò khác thì được Ủy ban hành chính huyện cho

phép, không được phân tán hoặc phá hủy những tài sản đã được chia. Công tác sửa sai phải có kế hoạch cụ thể, phải tiến hành từng bước và có sự lãnh đạo chặt chẽ. Trong khi chờ đợi sửa sai toàn bộ, nhân dân có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự và tích cực giúp đỡ cơ quan, bộ đội làm tròn nhiệm vụ. Về công tác tuyên truyền giáo dục chính sách sửa sai nhằm ổn định tư tưởng cán bộ, nhân dân để mọi người yên tâm sửa sai theo kế hoạch giữ vững an ninh trật tự [176, tr 5].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957 (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)