Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Giá trị trong xác lập vị trí, vai trò của công bằng xã hội đối với sự nghiệp
4.1.2. Giá trị trong xác định công bằng xã hội là động lực của sự nghiệp cách
thành và sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn đặt mục tiêu xuyên suốt tiến bộ và CBXH, cụ thể hóa trong từng chính sách, từng bước phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
4.1.2. Giá trị trong xác định công bằng xã hội là động lực của sự nghiệp cách mạng cách mạng
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoài ý nghĩa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng CNXH, CBXH còn mang ý nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Việc thực hiện CBXH kích thích mọi người, tuỳ theo khả năng, sức lực của mình, cùng tham gia xây dựng một cuộc sống mới, từng bước vươn tới XHCS. Tinh thần ấy đã được Đảng vận dụng sáng tạo trong mọi hoàn cảnh của cách mạng.
Cách mạng tháng Tám thắng lợi mang lại cơ hội cho những giai cấp áp bức, bóc lột trở thành người công dân chân chính của xã hội, khi họ tham gia lao động để tự cải tạo bản thân mình và góp công sức xây dựng CBXH mới. Quyền lực thuộc về Nhân dân lao động, CBXH được xác lập từ hệ chuẩn của lao động. Lao động cho mình, lao động cho đất nước thực sự trở thành niềm tự hào của mỗi người dân. Bằng cách khơi dậy động lực tự do, công bằng, các phong trào “Diệt giặc đói”, “Diệt giặc dốt”, thi đua kháng chiến, kiến quốc đã phát huy cao độ sức mạnh của quần chúng Nhân dân, của dân tộc. Từ cuối năm 1952, cải cách ruộng đất, chia lại ruộng đất cho nông dân được thực hiện ở các vùng giải phóng. Đây chính là một trong những động lực hết sức quan trọng khiến Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào cách mạng. Cũng nhờ đó, chúng ta đã huy động tối đa sức người, sức của cho thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến.
Thực hiện mục tiêu bảo vệ trọn vẹn độc lập dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước bước vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, kháng chiến chống đế quốc Mỹ, thống nhất tổ quốc. CBXH lúc này là các chuẩn mực về sự cống hiến cho Tổ quốc. Ở hậu phương, mọi người đều phải tham gia sản xuất. Ở tiền tuyến, mọi người đều phải thi đua giết giặc. CBXH trong thời chiến lấy chuẩn mực cống hiến làm nền gốc chính. Trong thời chiến, mọi người không nghĩ đến hưởng thụ.
Vừa chiến đấu, vừa sản xuất, Việt Nam đã thực hiện chế độ phân phối bao cấp. Chế độ phân phối bao cấp tuy đã huy động được sức người, sức của để thực hiện mục tiêu thống nhất đất nước, nhưng trong xã hội đã tạo ra những bất công mới. Người làm nhiều, người có năng lực không có điều kiện để phát huy khả năng của mình. Sự dựa dẫm trong lao động, làm việc cầm chừng, chủ nghĩa trung bình xuất hiện làm cho năng suất lao động đã thấp, với sự phân phối bình quân, lại càng giảm sút thảm hại.
Sau năm 1975, đất nước được thống nhất, việc phân phối có tính chất bình quân đã tạo ra sự bất công to lớn trên một diện rộng. Nhiều người có khả năng lao động tiềm tàng không được phát huy; nhiều người có cống hiến to lớn cho Tổ quốc không được đền đáp thích đáng. v.v.. Tất cả những vấn đề xã hội dồn tụ lại đã đưa Việt Nam đến đổi mới, xác lập cơ chế thị trường nhằm thực hiện nguyên tắc công bằng mới: xóa bỏ chế độ bao cấp, xây dựng những hệ chuẩn mới để thực hiện phân phối theo lao động.
Ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xem việc xác định động lực của cách mạng là vấn đề quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Xác định đúng động lực là một nhiệm vụ, nội dung cơ bản trong đường lối cách mạng và đó cũng là yếu tố cơ bản bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối ấy. Sự có mặt của công bằng trong hệ động lực đổi mới và trở thành một trong những động lực cơ bản của
CNXH là điểm mới quan trọngtrong nhận thức lý luận của Đảng ta về CNXH. Đại
hội VII của Đảng, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện tiến bộ và CBXH theo tinh thần Đại hội VI đã thẳng thắn nhận ra rằng, việc thực hiện chính sách xã hội, trong đó có chính sách CBXH, tuy có một số tiến bộ, nhưng chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó và còn thiếu sót. Nhấn mạnh vai trò động lực của việc thực hiện CBXH, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định “CBXH không chỉ được thực hiện trong phân phối kết quả sản xuất, mà còn được thực hiện ở khâu phân phối TLSX, ở việc tạo ra những điều kiện cho mọi người phát huy tốt năng lực của mình” [28, tr.31].
Đại hội X cụ thể hóa hơn: “Thực hiện tiến bộ và CBXH ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; TTKT đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo
dục v.v.., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người” [30, tr.77]. Đại hội X nhấn mạnh việc “gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ” [30, tr.101] để tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, nguyên tắc căn bản của CBXH là quyền lợi gắn liền với nghĩa vụ; cống hiến gắn liền với hưởng thụ. Nếu giải quyết không tốt những quan hệ này thì sẽ triệt tiêu động lực phát triển.
Xác định quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, CBXH là nội dung tất yếu của quá trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định phải tiếp tục: “Quản lý tốt sự phát triển xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; thực hiện tốt chính sách với người có công; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của Nhân dân; thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm, thu nhập; xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh, an toàn” [33, tr.78].
Quá trình đổi mới, những thành quả bước đầu của việc thực hiện CBXH đã khơi dậy sức mạnh của toàn xã hội. Động lực CBXH trên lĩnh vực kinh tế được thể hiện và thực hiện bằng việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN. Đây là phương thức, động lực và là con đường tất yếu để phát triển nhanh, mạnh mẽ các lực lượng sản xuất và từng bước thiết lập các quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp theo định hướng XHCN.
Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa được thể hiện và thực hiện bằng việc bảo đảm quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc Việt Nam.
Trên lĩnh vực xã hội CBXH được thể hiện và thực hiện bằng việc kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và CBXH ngay trong từng bước và từng chính sách; không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích
cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội. Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớnphát huy mọi tiềm năng sáng tạo của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH.
Những thành quả bước đầu của việc thực hiện CBXH đã góp phần quan trọng bảo đảm ổn định xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư; hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao, sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục phát triển.