Nâng cao nhận thức của Nhân dân về dân chủ và công bằng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội (Trang 151 - 171)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.3 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong tạo lập các điều kiện thực hiện công

4.3.5. Nâng cao nhận thức của Nhân dân về dân chủ và công bằng xã hội

Hiện nay, ở nước ta, nhận thức về CBXH còn có nhiều quan điểm khác nhau. Vì vậy để nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về CBXH cần phải có sự thống nhất trong nhận thức và cả trong thực tiễn thực hiện.

Thứ nhất, hoàn chỉnh quan niệm về CBXH để không nhầm lẫn với BĐXH,

bình quân, cào bằng. Chúng ta cần phải hiểu và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo quan điểm của các nhà kinh điển về CBXH để triển khai thực hiện, giải quyết CBXH trong thực tế phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và mục tiêu chính trị của đất nước. Vì CBXH không đồng nhất với BĐXH cho nên thậm chí chúng ta phải chấp nhận tình trạng có thể bất bình đẳng nhưng vẫn là công bằng. Chúng ta cũng phải thừa nhận chênh lệch thu nhập, phân hóa giàu nghèo ở một mức độ nào đó là biểu hiện của công bằng nhằm kích thích mọi thành viên trong xã hội phát huy sức lực, trí tuệ, nhiệt tình, sáng tạo, vươn lên làm giàu, phát triển bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta cũng cần hiểu đúng rằng, CBXH chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đối với nước ta hiện nay, quan điểm đúng đắn, khoa học, phù hợp nhất là phải thực hiện công bằng trong và đồng thời với quá trình phát triển kinh tế. Cần thấy CBXH có phạm vi toàn diện chứ không chỉ quy vào kinh tế, hơn nữa chỉ ở việc phân phối sản phẩm vật chất của xã hội. CBXH không chỉ trên phạm vi hoạt động của xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa... mà còn trên cơ sở của cơ cấu kinh tế và cơ

cấu xã hội - giai cấp. Ở nước ta hiện nay với nhiều thành phần kinh tế nên cơ cấu xã hội - giai cấp bao hàm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau. CBXH ở từng giai cấp, tầng lớp và thành phần kinh tế sẽ rất khác nhau và cần được tìm hiểu cụ thể.

Thứ hai, cần phải có kế hoạch, nội dung, chương trình, thông qua giáo dục

chính quy bằng cách lồng ghép trong các giáo trình về kinh tế, luật, chính trị, đạo đức, văn hóa... Tuyên truyền giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình, internet; thông qua văn học, nghệ thuật: phim ảnh, sân khấu, truyện... nhằm nâng cao nhận thức về những nội dung, chức năng, vai trò, ý nghĩa CBXH để các tổ chức, cá nhân có thể thấy được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng và thực thi CBXH. Từ đó nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của người dân đối với nhiệm vụ thực hiện CBXH vì sự phát triển con người và xã hội.

Thứ ba, cần nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ cán bộ trong hệ thống

chính trị từ Trung ương tới cơ sở về vai trò của CBXH. Đưa nội dung của các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, về quyền dân chủ của Nhân dân, về thực hiện CBXH vào nội dung sinh hoạt cấp ủy các cấp, thảo luận nghiêm túc. Biên soạn tài liệu, phát hành, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tài liệu khoa học, tài liệu trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ, công chức về CBXH. Biên soạn, bổ sung chuyên đề thực hiện CBXH vào chương trình bồi dưỡng cán bộ của các trung tâm bồi dưỡng chính trị. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đối với thực hiện CBXH ngay tại địa phương, đơn vị, địa bàn, lĩnh vực người đó phụ trách. Trách nhiệm ấy, phải được thể hiện trong chương trình, kế hoạch hoạt động của cá nhân cán bộ và cơ quan, đơn vị hằng quý, năm. Việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở về vai trò của CBXH chẳng những góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân mà thông qua đó phát huy tầm ảnh hưởng của họ để động viên, thuyết phục, nêu gương trong thực hiện CBXH nhằm thuyết phục dư luận xã hội.

Thứ tư, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc góp phần giáo dục ý thức của người dân về thực hiện CBXH.

Giá trị truyền thống được hiểu là những giá trị tương đối ổn định, những gì là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, có khả năng truyền lại qua không gian, cần phải bảo vệ và phát triển. Những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh và định hướng hành vi của con người theo hướng nhân văn, lành mạnh, bình đẳng. Do vậy, phát huy những giá trị tích cực của truyền thống văn hóa dân tộc là công cụ quan trọng để thực hiện CBXH, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người được phát triển toàn diện.

Tiểu kết chương 4

Công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua của toàn Đảng, toàn dân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. CBXH với tư cách là một mục tiêu của phát triển xã hội đã có những bước tiến hết sức quan trọng, tuy nhiên, cũng còn nhiều mặt hạn chế, khiếm quyết. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH, nghiên cứu sinh rút ra một số giá trị quan trọng để từ đó giúp chúng ta thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Giá trị trong xác lập vị trí, vai trò của CBXH đối với sự nghiệp cách mạng. Kế thừa, vận dụng trung thành và sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán coi CBXH là mục tiêu bất biến của quá trình xây dựng đất nước. Mục tiêu này thể hiện rõ từ trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, các văn kiện Đảng qua các kì Đại hội. Bên cạnh đó, Đảng còn luôn xác định, CBXH là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Động lực này thể hiện rõ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH còn thể hiện giá trị trong xác định nội dung thực hiện CBXH trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trên lĩnh vực kinh tế, CBXH cần được thực hiện

trong phân phối TLSX và phân phối sản phẩm. Trên lĩnh vực chính trị, để thực hiện CBXH cần, phải đảm bảo quyền dân chủ của Nhân dân; quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực hiện CBXH thể hiện qua các chính sách y tế, giáo dục, an sinh xã hội. Từ việc phân tích những thành tựu và hạn chế cơ bản của việc thực hiện CBXH trên các lĩnh vực ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó, trên cơ sở vận dụng triệt để tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án khái quát một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa CBXH trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.

Giá trị trong tạo lập các điều kiện thực hiện CBXH bao gồm: CBXH phải trở thành mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước; Gắn TTKT với thực hiện CBXH; CBXH phải được thể chế hóa thành pháp luật; Phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; Phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc góp phần giáo dục ý thức của người dân về thực hiện CBXH.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH và giá trị trong thực hiện CBXH ở Việt Nam hiện nay, tôi xin rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, tư tưởng CBXH được Hồ Chí Minh xây dựng trên một nền tảng lý luận và thực tiễn vững chắc. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn là bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX và thời kỳ Hồ Chí Minh ở cương vị lãnh đạo đất nước thực hiện CBXH; từ cơ sở lý luận là những giá trị CBXH trong văn hóa truyền thống, tinh hoa văn hóa nhân lại, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã xây dựng và hoàn thiện tư tưởng CBXH của mình. Bên cạnh đó phải kể tới tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; tấm lòng yêu nước thương dân; tinh thần dấn thân, đức hi sinh của Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH mang tính khoa học, cách mạng và toàn diện. Nó không chỉ dừng lại ở lý luận mà trong quá trình lãnh đạo đất nước, mọi chủ trương, quyết sách của Người đều gắn chặt với việc thực hiện CBXH.

Thứ hai, qua những tác phẩm khác nhau, Hồ Chí Minh từng bước làm rõ quan niệm của mình về CBXH. Theo Người, CBXH có vị trí, ý nghĩa quan trọng, là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. CBXH được thực hiện trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Về kinh tế, thực hiện phân phối theo lao động; xây dựng chế độ lương hợp lý; xây dựng chế độ khoán, thưởng, phạt; đối xử công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế v.v.. là những nội dung cơ bản của CBXH. Về chính trị, CBXH được Hồ Chí Minh yêu cầu: Nhân dân phải có quyền lực tuyệt đối với Nhà nước, từ quyền bầu cử, ứng cử, tới quyền kiểm tra, giám sát, bãi miễn đối với Chính phủ, mỗi công dân đều được đối xử công bằng, bình đẳng trước pháp luật; quyền lực của Nhân dân được qui định cụ thể trong hiến pháp và thực thi trong thực tiễn. Về văn hóa, xã hội, Hồ Chí Minh yêu cầu xây dựng một nền giáo dục công bằng, đem lại cơ hội học tập cho tất cả mọi người; hệ thống chính sách về y tế, xóa đói giảm nghèo, chính sách với người có công v.v.. cần được Nhà nước quan tâm thực hiện tốt để đảm bảo CBXH. Bên

cạnh đó, Hồ Chí Minh còn vạch rõ những điều kiện để đảm bảo CBXH được thực hiện tốt. Đó là: Độc lập dân tộc và CNXH là điều kiện tiên quyết để thực hiện CBXH; TTKT là cơ sở cho việc thực hiện CBXH; Nhà nước vững mạnh là điều kiện đảm bảo cho thực hiện CBXH; Pháp luật là điều kiện đảm bảo cho CBXH được thực hiện nghiêm minh; Nhận thức của Nhân dân về dân chủ và CBXH. Tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH có giá trị to lớn đối với việc thực hiện CBXH ở nước ta, là một trong những cơ sở lý luận trực tiếp để Đảng và Nhà nước ta đưa ra các chủ trương, chính sách thực hiện CBXH.

Thứ ba, thực tiễn hơn 30 năm đổi mới đã ghi nhận vai trò to lớn của thực hiện CBXH ở nước ta thông qua những thành tựu mà chúng ta thu được trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, môi trường chính trị ổn định, giáo dục, y tế, văn hóa thông tin phát triển... đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận tầng lớp Nhân dân được cải thiện. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta còn đang đương đầu với hàng loạt khó khăn, thách thức: phân phối TLSX vẫn còn nhiều bất hợp lý, gây bức xúc cho các chủ thể kinh tế; nguyên tắc đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, chưa phát huy được tính tích cực của người lao động; những biểu hiện làm giàu bất chính có xu hướng tăng gây bất ổn về chính trị - xã hội; bất công trong giáo dục, y tế, văn hóa v.v.. Từ những đánh giá khái quát về thực tiễn, luận án đã làm rõ giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của thực hiện CBXH trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể là: giá trị trong xác lập vị trí, vai trò của CBXH đối với sự nghiệp cách mạng; Giá trị trong xác định nội dung thực hiện CBXH trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội; Giá trị trong tạo lập các điều kiện thực hiện CBXH

Để xây dựng thành công xã hội mới, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn về CBXH và hiện thực nó một cách hiệu quả. Chặng đường dài thực hiện CBXH mà Việt Nam trải qua đã có nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, thách thức, bất công xã hội chưa được giải quyết

một cách hiệu quả. Vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện khát vọng về một xã hội công bằng đòi hỏi sự nỗ lực của toàn thể dân tộc nhưng trước hết và quan trọng nhất là sự nhận thức khoa học, quyết tâm chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. Tư tưởng CBXH của Hồ Chí Minh có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, ở đó con người được phát huy quyền làm chủ, luôn sáng tạo, luôn cống hiến cao nhất năng lực của mình vì sự phát triển của bản thân cũng như sự phát triển của xã hội ./.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐỂN LUẬN ÁN

1. Vũ Thị Minh Tâm, Nguyễn Đình Nguyên (2015), “Tác động của kinh tế thị trường đến thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay (2), tr. 32-38. 2. Vũ Thị Minh Tâm (2015), “Thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực giáo dục

theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục lý luận (226), tr. 4-6.

3. Vũ Thị Minh Tâm (2016), “Gắn quản lý phát triển xã hội với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội - nhận thức mới của Đảng về công bằng xã hội”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Quán triệt Văn kiện Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam

vào giảng dạy các môn lý luận chính trị tại các trường Đại học, 234/QĐ-

NXBĐHKTQD, tr. 180-189.

4. Vũ Thị Minh Tâm (2016), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm đem lại cơ hội học tập cho tất cả mọi người”,

Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt tháng 3),tr. 2-5.

5. Vũ Thị Minh Tâm (2016), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực giáo dục nhằm đưa các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số”, Tạp chí Khoa học giáo dục (130), tr. 67-70.

6. Vũ Thị Minh Tâm (2016), “Thực hiện công bằng xã hội trong chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông (số tháng 10), tr. 35-38.

7. Vũ Thị Minh Tâm (2016), Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hiện công bằng xã hội, Tạp chí Tuyên giáo (bản điện tử), tháng 6.

8. Vũ Thị Minh Tâm (2017), Biện chứng giữa quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội theo quan điểm đại hội lần thứ XII của Đảng, Tạp chí

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoàng Anh, Nguyễn Duy Bắc, Phạm Văn Thủy (2010), Phát triển văn hóa

và con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Phạm Ngọc Anh (chủ nhiệm đề tài) (2008), Triết lý phát triển Hồ Chí Minh -

giá trị lý luận và thực tiễn, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.

3. Phạm Ngọc Anh (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (2009), Hồ Chí Minh: văn hóa và phát

triển, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

5. Hoàng Chí Bảo (1993), Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Hoàng Chí Bảo (2006), Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội (Trang 151 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)