Giá trị trong xác định nội dung thực hiện công bằng xã hội trên lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội (Trang 126 - 143)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Giá trị trong xác định nội dung thực hiện công bằng xã hội trên một số lĩnh vực

4.2.1. Giá trị trong xác định nội dung thực hiện công bằng xã hội trên lĩnh vực

vực kinh tế

Theo Hồ Chí Minh, việc thực hiện công bằng, dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là phát huy tất cả các thành phần và lực lượng kinh tế của Nhân dân vì lợi ích của Nhân dân. Thực hiện CBXH trong lĩnh vực kinh tế đảm bảo thừa nhận, tôn trọng các loại hình sở hữu và các thành phần kinh tế đã tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi ích của các thành phần kinh tế và các giai cấp tầng lớp trong xã hội, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong xây dựng và phát triển kinh tế, khai thác mọi tiềm năng và phát huy tính chủ động sáng tạo của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ.

Thực hiện công bằng trong phân phối tư liệu sản xuất

Bước vào thời kì đổi mới, chúng ta thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, trong đó chế độ công hữu về TLSX giữ vai trò chủ đạo, các TLSX chủ yếu của xã hội như tài nguyên, đất đai, vốn, tài sản v.v.. thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Tuy nhiên, những thách thức trong thực hiện CBXH nảy sinh. Nhà nước với chức năng điều tiết phân phối TLSX bước đầu đã thực hiện CBXH trong sở hữu TLSX có hiệu quả trên một số mặt nhất định.

Trước hết, đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể bình đẳng trong việc tiếp cận TLSX và những điều kiện sản xuất kinh doanh. Đây là nguyên tắc quan trọng, được thể chế hóa thành luật pháp, đồng thời cũng là chủ trương nhất quán của Đảng nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể sản xuất kinh doanh phát huy tốt năng lực của mình.

Trong hơn 30 năm qua, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước trong ban hành và thực thi các chính sách nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể kinh tế phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh đã tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng đã khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, trong bảo đảm công bằng về tiếp cận TLSX vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định.

Trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay, vẫn còn tồn tại phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân hoạt động rất hiệu quả nhưng bị phân biệt đối xử, chịu nhiều rào cản. Việc Nhà nước ưu đãi các doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn mà không ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân tương tự gặp khó khăn là việc làm không công bằng.

Thứ hai, bảo đảm phân phối hợp lý TLSX giữa các vùng, miền, giữa các

dân tộc, tầng lớp Nhân dân. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển với nhịp độ nhanh đã có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung và GDP của đất nước. Chúng ta cũng dành nguồn lực để giải quyết những nhu cầu bức xúc của các vùng khác, tạo điều kiện để phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, nhất là các vùng khó khăn, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng. Chính phủ đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện hàng loạt các chính sách, chương trình quan trọng như: Quyết định 54/QĐ-TTg về việc Ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015 v.v.. Sự điều tiết phân phối công bằng, hợp lý TLSX trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân đặc

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phân phối TLSX giữa các vùng, miền, giữa các dân tộc, tầng lớp Nhân dân vẫn còn tồn tại kéo dài những hiện tượng: Nhân dân ở nhiều nơi đã di dời nhường đất canh tác cho các dự án lớn nhưng họ vẫn chưa hoặc chậm nhận được hưởng thành quả do dự án đó đem lại; Tồn tại nhiều nghịch lý: dân ở vùng thủy điện lại không có điện, dân vùng châu thổ vẫn thiếu lương thực v.v.. Nếu chúng ta không giải quyết tốt những vấn đề này sẽ gây ra những bất ổn trong xã hội: tệ nạn xã hội gia tăng, người dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước v.v..

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH, khắc phục những bất cập trên, cần có hệ thống giải pháp đồng bộ, trong đó trước hết phải tập trung vào các nội dung:

Thứ nhất, tiếp tục xóa bỏ triệt để hơn nữa cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,

hoàn thiện chế độ sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, bảo đảm công bằng trong tiếp cận các nguồn lực phát triển kinh tế. Việc phân phối các nguồn lực của phát triển phải tuân theo các quy luật của thị trường và các quy định của Nhà nước. Các chủ thể kinh tế được đảm bảo cơ hội bình đẳng tiếp cận nguồn lực phát triển.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về sở hữu theo hướng khẳng định sự tồn tại khách quan, lâu dài và khuyến khích sự phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp. Xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các loại tài sản mới như: trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu. Thể chế hoá quyền tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ sử dụng tài sản) của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư, phân bổ các nguồn lực phát

triển kinh tế, bảo đảm công bằng giữa các tầng lớp xã hội, các vùng miền.

Chính sách đầu tư là yếu tố cơ bản để đạt được mục đích vừa tăng trưởng kinh tế, vừa thực hiện CBXH. Trên cơ sở đặc điểm, vị trí của từng vùng, miền, cần xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội một cách hợp lý, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư những vùng kinh tế trọng điểm, các

trung tâm kinh tế lớn là đàu tàu cho toàn bộ nền kinh tế. Ưu tiên phát triển những ngành mũi nhọn, then chốt đem lại sự tăng trưởng cao, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo cơ sở vững chắc cho quá trình thực hiện CBXH. Cần tăng cường triển khai các chính sách hỗ trợ, tập trung đầu tư nhiều hơn nữa vào phát triển khu vực miền núi, vùng nông thôn nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch với các vùng kinh tế, các trung tâm công nghiệp lớn.

Cùng với việc thực hiện các chính sách đầu tư, khuyến khách đầu tư hợp lý cần tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai các dự án đó trong thực tế, đảm bảo hiệu quả của chính sách đầu tư, đảm bảo đầu tư đúng đối tượng, khắc phục tình trạng ứ đọng vốn, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực: thất thoát, tham ô, lãng phí v.v..

Thực hiện công bằng trong phân phối sản phẩm

Theo Hồ Chí Minh, công bằng trong phân phối sản phẩm không có nghĩa là cào bằng về lợi ích, không tính toán đến những khác biệt về đóng góp, cống hiến. Khi nhấn mạnh việc thực hiện CBXH là giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ, quyền lợi được xác định trên cơ sở thực hiện nghĩa vụ; hưởng thụ dựa vào cống hiến, Hồ Chí Minh chỉ rõ: thực hiện CBXH với nguyên tắc ngang bằng giữa cống hiến và hưởng thụ trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, đặc biệt trong hoàn cảnh của nước nhà còn nhiều khó khăn về kinh tế, cũng không có nghĩa là có thể làm cho đời sống của Nhân dân có ngay được sự no đủ. Do đó, không được coi việc thực hiện CBXH như là một sự cào bằng trong nghèo khổ.

Ở Việt Nam hiện nay duy trì ba hình thức phân phối cơ bản: phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; phân phối theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Đây là nguyên tắc phân phối được đánh giá là công bằng, phù hợp với các điều kiện của Việt Nam hiện nay.

Phân phối công bằng theo lao động được bảo đảm thông qua chính sách tiền lương. Trong các giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc cải cách hoặc điều chỉnh tiền lương cho phù hợp nhằm từng bước

nâng cao mức sống cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện CBXH. Nhà nước quy định ngày càng rõ hơn mức lương tối thiểu cho từng khu vực, xây dựng các bậc, ngạch và thang lương hợp lý hơn.

Phân phối công bằng theo lao động được bảo đảm thông qua chính sách thuế, góp phần điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Nhà nước đã chủ trương cải cách hệ thống thuế như là công cụ chủ yếu để phân phối lại thu nhập quốc dân, điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo CBXH. Nhờ đó, hạn chế chênh lệnh thu nhập quá lớn giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, từng bước thực hiện CBXH.

Phân phối công bằng qua an sinh xã hội đã được hoàn chỉnh, dần góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của các tầng lớp dân cư.

Các chính sách về bảo hiểm xã hội trong thời gian qua được đổi mới theo hướng mở rộng đối tượng tham gia. Mọi người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội không ngừng tăng cao qua các năm, tính đến đến 31/12/2015 là 254.643 người.

Chính sách ưu đãi người có công được thực hiện tương đối toàn diện. Đến cuối năm 2015 có 98,5% hộ gia đình chính sách, người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của hộ dân cư trên địa bàn cư trú; 98% số xã, phường được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công.

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Chính phủ đã đề ra một số chính sách, cơ chế để cụ thể hoá chủ trương xoá đói giảm nghèo. Nhờ đó, công tác xoá đói, giảm nghèo ở nước ta đã đạt được kết quả rất ấn tượng. Đối với giai đoạn 2011 - 2015 (áp dụng chuẩn nghèo mới), tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 7% năm 2015.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa giải quyết hài hòa vấn đề lợi ích, chưa trở thành phương thức đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện CBXH. Mặc dù đã qua nhiều lần điều chỉnh, mức lương tối thiểu ở nước ta hiện nay còn quá thấp, không đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người

lao động và lại chi phối quá lớn, quá cứng nhắc trên toàn bộ các khu vực nhận lương. Theo số liệu thống kê, mức lương tối thiểu những năm gần đây chỉ đạt 60 - 65% nhu cầu thực tế. Khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, Đại hội Đảng lần thứ XII đã chỉ rõ: chính sách tiền lương chậm được cải cách; tiền lương của đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn thấp, lương tối thiểu chưa đảm bảo đủ mức sống tối thiểu.

Tình trạng không công bằng còn thể hiện ở sự chênh lệch quá mức về thu nhập giữa các khu vực, các thành phần, các ngành kinh tế; sự bất bình đẳng về thu nhập, mức sống giữa những người có cùng trình độ, cùng năng lực làm việc, nhưng làm việc ở những thành phần kinh tế khác nhau. Theo tài liệu thống kê của Bộ lao động, số lao động có thu nhập cao chỉ tập trung ở một số ngành chiếm dung lượng lao động trong cơ cấu lao động là không nhiều (tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí, điện lực, bưu chính, viễn thông). Những ngành kinh tế có số lượng người tham gia nhiều nhất (hoạt động hiệp hội, đoàn thể, nông nghiệp, lâm nghiệp) thì lại có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất.

Khi chúng ta thực hiện CBXH với các hình thức phân phối đã đề cập ở trên, sự phân hóa trong thu nhập ngày càng gia tăng giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cư. Theo kết quả điều tra chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm dân số có thu nhập cao nhất so với nhóm 20% dân số có thu nhập thấp nhất năm 1990 là 4,1 lần, năm 2012 là 9,4 lần. Chênh lệch thu nhập trung bình giữa các vùng cũng tương đối rõ nét. Vùng có thu nhập đầu người tính theo tháng cao nhất hiện nay là Đông Nam Bộ gấp 1,5 lần mức thu nhập chung trên toàn quốc và gấp gần 2,5 lần so với vùng thu nhập thấp nhất là trung du và miền núi phía Bắc. Ngay trong nội bộ từng khu vực, từng vùng, chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư cũng đang tăng dần.

Sự phân hóa này xét ở mức độ nào đó là biểu hiện của CBXH đã được thiết lập, công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ. Người có năng lực, trình độ cao, đóng góp nhiều thì được hưởng thành quả từ sự đóng góp đó. Tuy nhiên, nếu sự phân hóa đi quá xa, tập trung ở những vùng nhạy cảm trong thời gian dài sẽ là lực cản thực sự trên con đường phát triển kinh tế và thực hiện CBXH.

Khắc phục những bất cập trên, vừa bảo đảm công bằng trong phân phối thu nhập, vừa thúc đẩy kinh tế phát triển theo tinh thần công bằng không có nghĩa là “cào bằng trong nghèo khổ”, trong điều kiện hiện nay, cần làm tốt một số nội dung:

Tiếp tục điều chỉnh, đổi mới chính sách phân phối thu nhập trên cơ sở

nguyên tắc phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, chú trọng phân

phối theo đóng góp về vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Trong nguyên tắc phân phối thì phần dành để phân phối theo lao động là chủ yếu, bởi vì, người lao động là người tạo ra sản phẩm cho xã hội để nhờ đó mới có cái mà phân phối, lợi ích của người lao động không được bảo đảm thì tính tích cực của họ sẽ không được phát huy ở mức cao nhất, điều đó dẫn đến sản xuất trì trệ, năng suất lao động thấp. Phân phối theo mức đóng góp vốn hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, với nhu cầu cấp bách cần thu hút vốn, các nguồn lực khác nhau đầu tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà trước hết là kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Phân phối thông qua các quỹ an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là tất yếu trong điều kiện Việt Nam, vừa thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của chế độ ta, vừa bảo đảm mức bình đẳng có thể cho những nhóm người dễ bị tổn thương và yếu thế trong xã hội.

Trong chính sách phân phối, vấn đề nổi cộm nhất cần giải quyết hiện nay là

chính sách tiền lương. Cần phải tiếp tục thực hiện đổi mới, cải cách chính sách tiền

lương cho phù hợp hơn với sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tiền lương phải phản ánh được giá trị sức lao động, tương xứng với hiệu quả và chất lượng công việc. Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu theo lộ trình phù hợp, đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động đang làm việc cũng như người đã nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội (Trang 126 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)