Công bằng xã hội là động lực của sự nghiệp cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội (Trang 83 - 89)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.2. Công bằng xã hội là động lực của sự nghiệp cách mạng

CBXH là một biểu hiện quan trọng của tiến bộ xã hội, chứa đựng giá trị nhân văn của CNXH. Hồ Chí Minh sớm nhận thức được ý nghĩa, vai trò của CBXH, nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ của quá trình xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay.

Xây dựng CNXH là sự nghiệp của quần chúng Nhân dân, gắn với lợi ích thiết thực của Nhân dân. Khi Nhân dân nhận thức được những điều tốt đẹp của chế độ xã hội mới, coi đó là nghĩa vụ gắn chặt chẽ với quyền lợi của mình trong xã hội thì sẽ ra sức cống hiến cho đất nước. Do đó, người nhấn mạnh vai trò của CBXH trong việc phát huy tối đa sức mạnh của quần chúng Nhân dân nhằm đóng góp hiệu quả nhất cho quá trình xây dựng CNXH.

Nguyên tắc phân phối công bằng mà Hồ Chí Minh đưa ra giúp mỗi người có thể tham gia cống hiến vào sự phát triển của xã hội cũng như hưởng thụ tương xứng với sự cống hiến của mình. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, nhờ nguyên tắc công bằng được thiết lập mà con người có động lực để phát huy cao độ khả năng của bản thân: “Ai cũng đưa hết tài năng của mình ra cống hiến cho xã hội” [103, tr.242]. CBXH tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội không ngừng nâng cao mức sống và tự khẳng định mình. Người lao động phát huy hết khả năng, không ngừng sáng tạo, đầu tư tâm huyết, trí tuệ để nâng cao năng xuất lao động. Người chủ thấy được lơi ích thiết thực hăng hái đầu tư mở rộng sản xuất, mang lại sự giàu có cho bản thân, gia đình và toàn thể xã hội. Điều này có tính quyết định tới hiệu quả của sự phát triển kinh tế, xã hội. Đây là nguyện vọng chính đáng của Nhân dân mà Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để khuyến khích và phát huy. Đó là động lực cho sự phát triển kinh tế trong CNXH “phát động được lực lượng và tài năng của Nhân dân, của thanh niên và biến họ thành con người mới xây dựng một xã hội mới” [104, tr.530]. Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, thực hiện CBXH giúp khai thác tối đa khả năng của toàn thể Nhân dân, đó là động lực mạnh mẽ cho sự thịnh vượng của xã hội.

Thực hiện CBXH trong lĩnh vực kinh tế, Hồ Chí Minh sớm thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại hình sở hữu và các thành phần kinh tế. Người khẳng định các thành phần kinh tế được song song tồn tại, được tôn trọng và bình đẳng trước pháp luật. Điều này giúp huy động mọi nguồn lực trong xã hội, con người ở mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau đều có thể phát huy khả năng của mình: “Muốn cho CNCS thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình” [96, tr. 315]. Điều này kích thích mọi doanh nghiệp, cá nhân ra sức đầu tư cống hiến để làm lợi cho bản thân và cho xã hội. Do đó, CBXH thực sự là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Một phương pháp mà Hồ Chí Minh chỉ ra để đảm bảo CBXH đồng thời khuyến khích người lao động phát huy hết nhiệt tình và khả năng lao động để tạo ra lao động có chất lượng cao là chế độ thưởng. Theo người: “Thưởng để khuyến

khích những người làm tốt, và thúc đẩy những người khác cố gắng làm theo” [102, tr.469]. Khi người lao động nhận thấy, họ được đánh giá đúng với sức lao động bỏ ra họ sẽ cố gắng làm tốt công việc hơn nữa, đồng thời, những người chưa được thưởng sẽ phấn đấu để được thưởng. Qui định về mức thưởng, điều kiện thưởng phải rõ ràng và đặc biệt thưởng, phạt phải công bằng. Nếu không thì sẽ dẫn tới sự bất mãn của người lao động. Người nhắc nhở: “Phải tránh cách thưởng “bình quân”, bình quân thì người không đáng thưởng cũng được thưởng, còn người đáng thưởng có khi không được hoặc được thưởng rất ít ỏi” [102, tr.470]. Theo Hồ Chí Minh, CBXH không phải là để ai cũng như ai mà là để đánh giá công bằng mức cống hiến của mỗi người trong xã hội. Người có cống hiến nhiều hơn, hiệu quả hơn, tích cực hơn thì được hưởng nhiều hơn người lười lao động, không muốn cống hiến. Nhờ đó, thực hiện CBXH trở thành một động lực trực tiếp và quan trọng để mọi người phát huy năng lực của mình, làm hết tài năng của mình, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng CNXH và vươn tới XHCS.

Bên cạnh việc kích thích khả năng, phát huy sức mạnh của Nhân dân, thực hiện CBXH còn giúp điều hòa lợi ích của các cá nhân trong xã hội. Điều này có ý nghĩa to lớn, là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong nền kinh tế, vấn đề lợi ích luôn được đặt lên hàng đầu. CBXH chính là một nguyên tắc phân phối lợi ích công bằng mà Hồ Chí Minh đã vạch ra. Sự công bằng được thiết lập khi các cá nhân tham gia vào các mối quan hệ lợi ích đa dạng trong xã hội một cách tự nguyện và ý thức được bảo vệ lợi ích của mình đồng thời không chà đạp lên lợi ích của người khác. Người phân tích việc điều hòa lợi ích trong mối quan hệ lợi ích giữa chủ và thợ. Đứng ở phương diện người chủ, Hồ Chí Minh cho rằng: Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột, nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em làm thợ cũng để cho chủ đươc số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức. Như vậy, người chủ được hưởng lợi, được bóc lột nhưng phải có mức độ hợp lý để đảm bảo cho quyền lợi của công nhân. Ở địa vị người công nhân, nếu không thấy được lợi ích thiết thực thì động lực lao động sẽ bị thui chột:Nhân dân

cần trông thấy lợi ích thiết thực v.v.. Đối với Nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông” [99, tr.176]. Công nhân có đủ ăn, đủ mặc thì họ mới đủ sức làm việc hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân cần phải được chăm sóc. Chủ muốn được việc, thì đối với lương bổng, nhà ở, vệ sinh và cách đối đãi công nhân, cần phải rộng rãi tử tế. Ngược lại, việc phân phối lợi ích hợp lý, để công nhân được hưởng thành quả lao động xứng đáng sẽ đem lại lợi ích cho người chủ. Nếu công nhân biết rằng họ chẳng những làm lợi cho chủ, mà họ cũng có một phần lợi, thì họ sẽ hăng hái làm. Hồ Chí Minh nhận định: “Thợ vui vẻ làm việc thì chủ sẽ lợi gấp 5 gấp 10 số phí tổn đó v.v.. một khi chủ đã cư xử như thế, thì thợ phải cố gắng làm. Làm nhanh hơn, khéo hơn. Tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm vật liệu. Vì lợi cho chủ tức là lợi cho mình một phần” [97, tr.124]. Người thấy được sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các chủ thể trong mối quan hệ lợi ích, do đó, càng cần có sự công bằng, hợp lý để cùng tồn tại, phát triển. Như vậy, thực hiện CBXH để điều hòa lợi ích một cách hợp lý là động lực hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế. Nó kích thích sự cống hiến tự nguyện của mỗi cá nhân vì lợi ích của mình và của cộng đồng.

Có thể nhận thấy, thực hiện CBXH giúp cho lợi ích cá nhân của con người được tôn trọng và bảo đảm, tạo ra nguồn động lực mạnh mẽ khuyến khích mọi người hăng hái lao động, học tập để làm giàu chân chính cho bản thân, làm cho xã hội ngày càng thịnh vượng. Bên cạnh đó, khi lợi ích chung của xã hội được bảo đảm chính là điều kiện để lợi ích riêng của mỗi cá nhân được thỏa mãn.

Thực hiện CBXH còn là cơ sở để duy trì trạng thái ổn định cho sự phát triển xã hội, hạn chế xung đột xã hội, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

CBXH không chỉ có tác động tích cực trong lĩnh vực kinh tế mà còn giúp điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người trong các lĩnh vực: chính trị, văn hóa, đạo đức, xã hội v.v.. Khi con người được đối xử công bằng, sẽ khiến các quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn, không có những hiềm khích, mẫu thuẫn do bất công mang lại. Những bất công khi đươc tích lũy dần dần sẽ gây ra sự bất ổn định trong xã hội. Với tầm nhìn xa trông rộng của mình, Hồ Chí Minh luôn căn

dặn, tất cả là vì con người, Đảng và Nhà nước phải thường xuyên quan tâm tới vấn đề dân sinh, cần hơn cả vẫn là sự phấn khởi, tin yêu của quần chúng. CBXH góp phần tạo ra tâm lý lành mạnh, phấn khởi, hướng tới những điều tốt đẹp, xã hội yên ổn hài hòa là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

Quan điểm: Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên của Hồ Chí Minh ngoài ý nghĩa khẳng định sự nhất quán của mục tiêu CBXH, còn cho thấy vai trò động lực thúc đẩy xã hội phát triển của CBXH. Chúng ta không cổ súy cho cái nghèo mà chúng ta phải phấn đấu để thoát nghèo, để đầy đủ. Nhưng trong quá trình ấy nếu không đảm bảo CBXH thì sẽ dẫn tới không yên lòng dân. Hậu quả của nó là sự bất ổn, mất đoàn kết, là mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự tồn vong của chế độ xã hội, sự thịnh suy của đất nước. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta: “ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả. Nếu không được lòng dân thì ta không thể làm tốt công tác” [107, tr.142]. Việc có thể qui tụ lòng dân, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, duy trì trạng thái ổn định cho sự phát triển xã hội phụ thuộc rất lớn vào việc có thực hiện được CBXH hay không.

Đề cập tới việc thực hiện CBXH để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới sự toàn diện của các chính sách xã hội. Chính sách xã hội phải lo toan cho mọi thành viên trong xã hội, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, hoàn cảnh. Chính sách đó phải tạo những điều kiện cần thiết để giảm dần sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng với miền núi, giữa vùng phát triển nhanh với vùng phát triển chậm v.v.. Đây chính là gốc rễ đảm bảo cho sự phát bền vững của xã hội.

Hồ Chí Minh coi CBXH là một trong những yếu tố nội sinh của tăng trưởng kinh tế bền vững. Người chỉ rõ, CBXH sẽ làm tăng niềm tin của Nhân dân vào CNXH, là động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, tích cực lao động sản xuất, thực hiện những mục tiêu đặt ra. Một xã hội đầy rẫy bất công sẽ làm ly tán lòng dân, Nhân dân bất mãn, khối đoàn kết bị chia rẽ, đây là một nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xã hội. Nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai, mắt, tay chân. Theo Người: “Nếu biết dựa vào Nhân dân thì việc gì cũng xong” [97, tr.498].

Trong điều kiện xây dựng CNXH còn vô cùng khó khăn, đời sống Nhân dân còn nhiều thiếu thốn người dân sẽ đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vào CNXH qua những biểu hiện của việc thực hiện CBXH. Mọi suy nghĩ và hành động của Người đều toát lên một tư tưởng chủ đạo: coi con người là trung tâm của sự phát triển xã hội và do đó, mọi chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước đều phải vì con người. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chính sách đúng là nguồn gốc của mọi thắng lợi” [97, tr.636]. Do đó, cần phải tích cực thực hiện CBXH để Nhân dân thấy được những ưu việt của chế độ mới, tăng niềm tin của Nhân dân, tạo ra động lực cho sự phát triển xã hội.

Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo đời sống của Nhân dân cũng như phân phối sản phẩm xã hội một cách công bằng, hợp lý trên cơ sở xác định con người là vốn quí nhất. Đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng, phải xử lý thật tốt mối quan hệ giữa chính sách phát triển kinh tế với chính sách phát triển xã hội trong đó điều cốt lõi nhất là chăm lo đến các nhu cầu thiết yếu, cơ bản của người dân, bảo đảm cho họ được hưởng sự công bằng. Người dặn dò: “Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại. Đó là lời nói chí lý của thánh hiền đời xưa” [102, tr.63]. Tư tưởng cốt lõi và xuyên suốt suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh đó là CBXH là một nội dung quan trọng của CNXH. CBXH là mục tiêu, đồng thời, cũng là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH. CNXH ở nước ta là sự thống nhất và phát triển biện chứng giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, tiến đến xóa bỏ mọi áp bức bất công, mưu cầu công bằng và hạnh phúc cho Nhân dân. Thực tế xây dựng CNXH ở nước ta cho thấy, đây là con đường đúng đắn nhưng đầy khó khăn, thử thách, nhiều khi phải chấp nhận những thất bại, sai lầm. Tuy nhiên, với tư tưởng CBXH của Hồ Chí Minh, lấy CBXH làm mục tiêu và động lực xây dựng CNXH, Việt Nam chắc chắn sẽ đi đến được cái đích của mình.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, CBXH gắn liền với CNXH, nó không những là mục tiêu mà còn là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH. Thực tế xây dựng CNXH ở nước ta cho thấy đây là một con đường đầy khó khăn, thử thách, nhiều khi

phải chấp nhận những thất bại, sai lầm. Chúng ta còn cách rất xa tâm nguyện xóa bỏ mọi áp bức bất công, đem lại hạnh phúc cho mọi người của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)