Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan và những vấn đề đặt ra luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội (Trang 36 - 39)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.4. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan và những vấn đề đặt ra luận án

ra luận án hướng tới giải quyết

1.4.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về CBXH nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH nói riêng có số lượng khá lớn, với những góc độ tiếp cận, những lát cắt khác nhau đã luận giải nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về CBXH và thực hiện CBXH. Quá trình tiếp cận các kết quả nghiên cứu, có thể khái quát một số vấn đề chính.

Các nghiên cứ về CBXH nói chung đã hình thành cơ sở lý luận về CBXH,

xây dựng các quan niệm khác nhau về CBXH. Các phân tích, luận giải, kết luận của các nhà khoa học về CBXH là xác đáng, thuyết phục nhưng cũng cho chúng ta thấy sự phức tạp, đa diện của vấn đề.

Mặc dù còn những tranh luận, nhưng nhìn chung, có thể thấy CBXH là một phạm trù lịch sử, phản ánh mối quan hệ giữa người với người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó bảo đảm sự tương xứng giữa phẩm chất và năng lực với cơ hội và điều kiện phát triển, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ, phù hợp với khả năng hiện thực của xã hội. CBXH thể hiện khát vọng của con người và là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội. CBXH có nội dung phong phú, tuy nhiên có thể khái quát ở hai nội dung chính, đó là công bằng trong phân phối và công bằng về cơ hội, điều kiện phát triển.

Các nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH cũng có số lượng khá

lớn. Về cơ bản, các kết quả nghiên cứu cho thấy trong di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và Nhân dân Việt Nam, những nội dung về CBXH và thực hiện CBXH mặc dù không có dung lượng lớn nhưng ý nghĩa hết sức quan trọng. Vấn đề CBXH trong tư tưởng của Người đã được đề cập khá toàn diện và sâu sắc, trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội với tư duy biện chứng độc đáo. Những quan điểm của Hồ Chí Minh ra đời cách chúng ta gần nửa thế kỷ, trong điều kiện vừa thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ trọn vẹn độc lập dân tộc, vừa xây dựng chế độ xã hội mới, tức là những điều kiện rất khác, nhưng

cách đặt và giải quyết vấn đề về thực hiện CBXH của Người vẫn giữ nguyên giá trị, đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Kết quả của các công trình nghiên cứu nói trên đã gợi mở nhiều vấn đề lý luận, là nguồn tài liệu phong phú, quan trọng để tác giả kế thừa, phát triển trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.

Tuy nhiên, có thể thấy, các nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH còn một số vấn đề sau:

Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc khái quát quan

điểm của Hồ Chí Minh về CBXH gắn với từng khía cạnh, từng lĩnh vực của đời sống xã hội, có tính chất viện dẫn, luận cứ hơn là hệ thống hóa, luận giải và do đó còn đơn lẻ, rời rạc. Đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu, khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH và thực hiện CBXH như một hệ thống lý luận.

Thứ hai, việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH và thực

hiện CBXH ở Việt Nam về cơ bản chỉ dừng lại ở việc đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện CBXH, đề xuất các giải pháp theo khung lý thuyết chung, chưa có công trình nào trực tiếp đi sâu phân tích, làm rõ với đúng ý nghĩa là vận dụng, bám sát tư tưởng của Người về CBXH.

Thứ ba, các nghiên cứu chủ yếu khai thác tư tưởng CBXH của Hồ Chí Minh từ

các góc độ, chuyên ngành sử học, kinh tế học, triết học, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt tư tưởng cơ bản của Người từ chuyên ngành chính trị học.

1.4.2. Những vấn đề đặt ra luận án hướng đến giải quyết

Kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, từ những khoảng trống trong nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH và thực hiện CBXH từ chuyên ngành chính trị học, đề tài xác định hướng nghiên cứu tiếp là:

Thứ nhất, từ những giá trị tiêu biểu trong văn hóa của nhân loại về CBXH;

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; quan niệm về CBXH trong văn hóa truyền thống của dân tộc; kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới và thực tiễn thực hiện CBXH trong lịch sử dân tộc Việt Nam nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH.

Thứ hai, hệ thống hóa và phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH như: khái niệm CBXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vị trí, vai trò của CBXH, nội dung CBXH trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, điều kiện thực hiện CBXH.

Thứ ba, rút ra giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH ở Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH, song chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên bàn đến tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH một cách có hệ thống về nội dung và giá trị của tư tưởng này. Tiếp cận vấn đề CBXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ góc độ Chính trị học cho thấy, cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ cơ sở hình thành, bản chất, nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH xét trong chỉnh thể hệ thống tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh. Từ đó làm rõ giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH, trong đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CBXH trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CÔNG BẰNG XÃ HỘI CỦA HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)