Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là điều kiện tiên quyết để thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội (Trang 106)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về điều kiện thực hiện công bằng xã hội

3.3.1. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là điều kiện tiên quyết để thực hiện

3.3.1. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là điều kiện tiên quyết để thực hiện công bằng xã hội hiện công bằng xã hội

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước vĩ đại mà còn là nhà tư tưởng lớn. Chính tinh thần yêu nước đã giúp Người hình thành những tư tưởng về xã hội, về con đường và cách thức xây dựng một xã hội phù hợp với khát vọng của Nhân dân, với qui luật vận động và phát triển của chính nó. Tư tưởng CBXH của Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của xã hội mới. Để xây dựng thành công CNXH, theo

Hồ Chí Minh, trước hết, quốc gia dân tộc phải được độc lập. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để một quốc gia tự chủ, đem hết sức lực xây dựng xã hội lý tưởng - xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Qua quá trình hoạt động cách mạng của chính mình, Hồ Chí Minh đã nhận thức được một chân lý giải phóng dân tộc, giành lấy độc lập cho dân tộc Việt Nam là nhiệm vụ hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để Nhân dân có thể làm chủ vận mệnh của mình, có điều kiện phát triển toàn diện, được đối xử công bằng, bình đẳng. Tháng 5 năm 1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành trung ương Đảng tại Pắc Bó, Cao Bằng. Người đưa ra chủ trương: “Quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” [96, tr.324]. Khi mất độc lập, thì mọi bộ phận, mọi giai cấp đều không được hưởng bất kỳ một quyền lợi gì. Muốn được tự do quyết định vận mệnh dân tộc mình, xây dựng xã hội tốt đẹp ấm no, hạnh phúc, không có bất công tồn tại thì Nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác ngoài việc đứng lên giành lấy chính quyền qua đấu tranh cách mạng.

Bên cạnh khát vọng giành độc lập, tự do cho dân tộc, Hồ Chí Minh còn đưa ra những minh chứng để khẳng định độc lập dân tộc là quyền tự nhiên của con người, đấu tranh giải phóng dân tộc là thuận theo chân lý, thuận theo lẽ phải. Từ bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ, Người đúc kết chân lý: Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập. Chỉ có giảnh lấy độc lập dân tộc, dân tộc Việt Nam mới có quyền tự quyết con đường phát triển của mình, mới có điều kiện để thực hiện khát vọng xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, các mục tiêu trong đó có mục tiêu CBXH chỉ có thể thực hiện trên cơ sở giành và giữ vững được chủ quyền quốc gia dân tộc mình.

Nhấn mạnh tới điều kiện tiên quyết để CBXH được thực hiện ở mỗi quốc gia là độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh cũng khẳng định độc lập dân tộc phải đi liền

với CNXH thì CBXH mới được tạo mọi điều kiện thực hiện. Thực tế lịch sử cho thấy, trong xã hội cũ tồn tại nhiều nỗi bất công khiến những người lao động suốt đời nghèo khổ. Lợi ích cá nhân của tầng lớp lao động bị giày xéo, chỉ có lợi ích cá nhân của giai cấp thống trị được thỏa mãn. Nếu giành được độc lập dân tộc, nhưng Nhân dân vẫn bị đối xử không công bằng như trong xã hội cũ thì độc lập, tự do ấy cũng chẳng có nghĩa lý gì. Từ đó, Hồ Chí Minh đi đến kết luận CBXH chỉ có thể có được trong xã hội XHCN. CNXH sẽ đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc. CBXH là mục tiêu của CNXH. Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện CBXH ngày càng hiệu quả hơn, làm cho Nhân dân được sống trong hòa bình, tự do, sung sướng, hạnh phúc, có công ăn việc làm và được hưởng sự ngang bằng nhau trong cống hiến và hưởng thụ giữa những người lao động. Xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng dồi dào, tinh thần ngày càng tốt hơn. Hồ Chí Minh vạch ra con đường cụ thể cho cách mạng Việt Nam: Bước thứ nhất là đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, bước thứ hai là đi lên xây dựng CNXH. Thực hiện lần lượt từng bước này là nền tảng cho mục tiêu CBXH.

Như vậy, để đảm bảo CBXH được thực hiện toàn diện, triệt để, coi đó là mục tiêu của Nhà nước thì giành độc lập dân tộc là nấc thang đầu tiên, là tiền đề không thể thiếu, còn CNXH là phương tiện để CBXH được thực hiện trong thực tiễn. Chỉ khi có độc lập chủ quyền thì Nhân dân mới được quyền làm chủ vận mệnh của mình và đất nước mình, mới giành được quyền dân tộc tự quyết các vấn đề của quốc gia trong đó có vấn đề CBXH. Không bao giờ CBXH tồn tại ở một quốc gia mất chủ quyền. Độc lập dân tộc là để tiến lên CNXH. Chỉ có CNXH mới thực sự hướng tới con người; làm tất cả vì công bằng, hạnh phúc của con người. CNXH là sự đảm bảo vững chắc cho CBXH được thực hiện đầy đủ và bền vững.

3.3.2. Nhà nước vững mạnh là điều kiện bảo đảm cho thực hiện CBXH

Giành được chính quyền Nhà nước và tiến lên xây dựng Nhà nước XHCN, ở cương vị người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh luôn nhất quán khẳng định bản

chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, chính phủ là đày tớ, là công bộc của Nhân dân; chính phủ phải luôn nêu cao tinh thần công bình, chính trực khi phục vụ Nhân dân, tránh tiêu cực. Mọi thành viên của Nhà nước đều ghi nhớ điều này mới có thể xây dựng Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. Nhà nước có trong sạch, vững mạnh mới hướng tới thực hiện ngày càng tốt hơn mục tiêu CBXH. Vì Nhà nước đó sẽ sử dụng hệ thống quyền lực của mình để đề ra những chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phù hợp, mang lại lợi ích cho toàn thể Nhân dân. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của Nhà nước trong thực hiện CBXH. Để CBXH được đảm bảo, điều kiện giữ vững sự trong sạch, vững mạnh của bộ máy Nhà nước là hết sức cần thiết.

Trước hết, Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ Nhà nước phải luôn ý thức mình là “đày tớ” của Nhân dân, phải dùng thái độ công bằng, chính trực để phục vụ Nhân dân. Người nhấn mạnh: “Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của Nhân dân. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của Nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho Nhân dân. Muốn làm như vậy, chúng ta phải cố gắng thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính” [101, tr.145].

Ý thức được sức mạnh của Nhà nước là từ Nhân dân mà ra, mọi cán bộ Nhà nước đều phải tận tâm, tận lực, hoàn thành nhiệm vụ Nhân dân giao phó. Dù ở địa vị cao hay thấp đều không được lên mặt quan cách mạng với Nhân dân. Ý thức được mình là “đày tớ” của Nhân dân khiến cán bộ Nhà nước tránh được việc suy bì đãi ngộ và địa vị, việc kèn cựa, đấu đá lẫn nhau, ảnh hưởng đến công việc chung của Nhà nước, đến hiệu quả phục vụ Nhân dân.

Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ: “phải ghi sâu những chữ “công bình, chính trực” vào lòng” [96, tr.66]. “Công bình, chính trực” trở thành kim chỉ nam chho mọi hoạt động của Nhà nước. Người nhấn mạnh: “Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình” [97, tr.123].

Theo Hồ Chí Minh: dùng đúng người, đúng việc, dùng người tài đức v.v.. chính là giúp cho bộ máy Nhà nước được trong sạch, vững mạnh. Nếu vì quan hệ thân thích, vì sợ mất địa vị mà dìm người tài thì sự bất công đã tồn tại ngay trong bản thân bộ máy Nhà nước. Nội bộ đã không công bằng thì làm sao thực thi công bằng trong toàn xã hội. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu ai có năng lực về việc gì ta đặt ngay vào việc ấy, phân công công việc phải khéo léo, tránh tình trạng người nói giỏi thì lại cho vào việc chỉ cần khéo chân tay, người viết giỏi lại cho làm việc về lao động.

Phẩm chất công bằng, chính trực, chí công vô tư của cán bộ Nhà nước còn được Hồ Chí Minh yêu cầu cao hơn: “Sản xuất được nhiều, đồng thời phải chú ý phân phối cho công bằng. Muốn phân phối cho công bằng, cán bộ phải chí công vô tư, thậm chí có khi cán bộ vì lợi ích chung mà phải chịu thiệt một phần nào. Chớ nên cái gì tốt thì dành cho mình, xấu để cho người khác” [104, tr.316].

Nếu cán bộ chỉ chăm chăm giành lợi ích cho mình thì Nhân dân biết trông cậy vào ai bảo vệ lợi ích cho Nhân dân. Khi thực hiện phân phối - vấn đề cốt lõi của CBXH - cán bộ Nhà nước phải luôn chí công vô tư mới có thể giữ vững cán cân công bằng.

Để xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, tạo nền tảng vững chắc cho thực hiện CBXH, HCM yêu cầu phải chống lại những tiêu cực tồn tại trong bộ máy Nhà nước, đánh mất sự trong sạch của Nhà nước, làm suy yếu Nhà nước, mở đường cho bất công hoành hành. Trước hết là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu: tham ô, lãng phí, quan liêu. Trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, Hồ Chí Minh chỉ ra mối nguy hại của nó. Nói về tham ô, Người viết: “Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi, đê tiện nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà; hại đến công việc cải thiện đời sống của Nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ và công nhân” [106, tr.141].

Bên cạnh tham ô, lãng phí cũng làm tổn hại đến tài sản của Nhân dân. Tuy không trực tiếp ăn cắp của công nhưng Người đánh giá lãng phí có khi còn tai hại hơn nạn tham ô. Về bệnh quan liêu, Người coi là nguồn gốc đẻ ra tham ô, lãng phí. Ngoài tham ô, lãng phí, quan liêu, còn nhiều tiêu cực khác làm suy giảm sự trong sạch, vững mạnh của bộ máy chính quyền được Hồ Chí Minh nhắc tới: “Có nhiều

người phạm những lầm lỗi rất nặng nề. những lầm lỗi chính là: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo v.v..” [96, tr.65].

Thấy rõ hậu quả khôn lường của những bệnh tiêu cực này, Hồ Chí Minh coi đó là kẻ thù nguy hiểm, cuộc đấu tranh loại bỏ chúng được Người coi là cuộc cách mạng chống giặc nội xâm đầy thử thách, gay go. Người nhận định đây là: “một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu” [96, tr.89]. Thông qua cuộc đấu tranh này giúp cán bộ Nhà nước giữ vững được phẩm chất cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng tận tụy phục vụ Nhân dân, giữ vững sự trong sạch của bộ máy Nhà nước. Từ đó, thực hiện CBXH có hiệu quả hơn.

3.3.3. Pháp luật là điều kiện đảm bảo cho công bằng xã hội được thực hiện nghiêm minh

Pháp luật bảo vệ cho CBXH bằng cách thể hiện tính công bằng trong nội dung của pháp luật, định ra các thể chế đảm bảo công bằng trên thực tế và xử lý những bất công. Như vậy, CBXH được thể chế hóa thành pháp luật là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện CBXH một cách hiệu quả trên thực tế.

Xây dựng hệ thống pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật là vấn đề luôn được Hồ Chí Minh quan tâm đặt lên hàng đầu trong quá trình quản lý Nhà nước vì đây chính là cơ sở để đảm bảo cho quyền lợi của Nhân dân trong Nhà nước được thực thi. Ngay khi giành được chính quyền Hồ Chí Minh đã nhận định vai trò quan trọng của pháp luật khi chỉ thị phải xây dựng ngay một hiến pháp dân chủ. Hiến pháp này được người yêu cầu phải thích hợp với sự phát triển của chế độ, bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp Nhân dân. Hiến pháp và pháp luật thực sự hướng tới Nhân dân; đảm bảo quyền lợi công bằng cho Nhân dân thì mới dẫn tới CBXH được thực hiện trên thực tế. Pháp luật của ta không nhằm mục đích bảo vệ cho số ít người ở trong xã hội mà dành quyền lợi cho toàn thể Nhân dân. Người yêu cầu: pháp luật của ta hiện bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động. Pháp luật phải qui định rõ vai trò, trách nhiệm của người lao động, thực hiện nghiêm kỷ luật

lao động: “các xí nghiệp, các cơ quan, các trường học, các đoàn thể v.v.. cần phải tăng cường kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tránh mọi hành động tự do chủ nghĩa và dân chủ quá trớn” [102, tr.545].

Hệ thống pháp luật mà Hồ Chí Minh hướng tới phải là pháp luật XHCN, hoàn toàn khác về bản chất so với pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản. Người đánh giá phong kiến đặt ra luật pháp để trị nông dân, tư bản đặt ra luật pháp để trị công nhân và Nhân dân lao động. Điểm chung là luật pháp này đều của giai cấp bóc lột đặt ra để áp bức các giai cấp bị bóc lột. Chúng là công cụ giữ gìn trật tự xã hội thật, nhưng trật tự xã hội ấy chỉ có lợi cho thực dân phong kiến, không phải có lợi cho toàn thể Nhân dân. Pháp luật của Nhà nước mới xây dựng mang tính dân chủ, tiến bộ, công bằng, hướng tới bảo vệ quyền lợi cho toàn thể xã hội. Trong Diễn văn khai mạc phiên họp đầu tiên của ban sửa đổi hiến pháp, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Bản hiến pháp chúng ta thảo ra v.v.. phải tiêu biểu cho các nguyện vọng của Nhân dânv.v.. Sau khi thảo xong, chúng ta cần phải trưng cầu ý kiến của Nhân dân cả nước một cách thật rộng rãi” [102, tr.510-511]. Bản hiến pháp mới này sẽ tạo điều kiện cho Nhân dân thực hiện quyền làm người của mình, bảo vệ cho lợi ích chính đáng của Nhân dân, trong đó có quyền được đối xử công bằng, bình đẳng.

Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện CBXH trong lĩnh vực kinh tế. Pháp luật là công cụ chủ yếu nhất của Nhà nước với nền kinh tế. Pháp luật được xây dựng trên nguyên tắc công bằng thì mới giúp Nhà nước thực hiện tốt CBXH một cách toàn diện trong các mặt, các quá trình của nền kinh tế như: công bằng trong sở hữu tư liệu sản xuất, trong quản lý và phân phối, trong quá trình điều tiết các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội v.v.. Khi bắt tay vào thi hành những chính sách kinh tế mới để đảm bảo kháng chiến lâu dài, phát triển đất nước, ngoài những yêu cầu về chính sách kinh tế như: thống nhất quản lý kinh tế tài chính, đặt một thứ thuế duy nhất cho nông dân là thuế nông nghiệp, thu thuế công nghiệp, thương nghiệp, chấn chỉnh biên chế để bớt sự đóng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)