Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội (Trang 46 - 66)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Cơ sở hình thành và khái niệm “công bằng xã hội” trong tư tưởng Hồ Chí Minh

2.2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội

Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội

Tư tưởng công bằng xã hội trong truyền thống dân tộc

Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, khát vọng công bằng luôn nung nấu trong trái tim mỗi người Việt Nam, vấn đề CBXH luôn được người Việt quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau. Điều này thể hiện rất đậm nét trong ca dao, tục ngữ, truyền thống trọng dân, thân dân, những qui định của pháp luật, các chế độ tuyển dụng người tài, qui định về thưởng phạt, đãi ngộ quan lại, chế độ với người nông dân.v.v.. của các triều đại phong kiến. Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong cái nôi truyền thống văn hóa dân tộc. Người đã đúc kết được bản chất tư tưởng CBXH trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh kế thừa một cách có chọn lọc, kết hợp với những tinh hoa của thời đại để hình thành tư tưởng CBXH của mình.

Trước hết, kho tàng ca dao, tục ngữ, dân ca, hò, vè Việt Nam thể hiện rất rõ thái độ oán ghét sự bất công, đòi hỏi quyền công bằng cho người lao động. Hồ Chí Minh đã trích dẫn câu tục ngữ quen thuộc: “phải ăn đều, tiêu sòng” [97, tr.118] khi đề cập tới vấn đề phân chia quyền lợi hợp lý, công bằng trong hợp tác xã. Như vậy, từ rất sớm tư tưởng công bằng, cùng lao động như nhau thì cùng hưởng thành quả như nhau đã tồn tại trong nhận thức của Nhân dân. Nó chính là nền tảng cho quan điểm dù thiếu thốn cũng phải đảm bảo công bằng sau này của Hồ Chí Minh.

Văn hóa truyền thống dân tộc cũng nhiều lần đề cập tới vấn đề phải tích cực lao động thì mới có ăn, mới được hưởng lợi. Trong tác phẩm Đời sống mới viết năm 1947, Hồ Chí Minh trích dẫn: “Tục ngữ nói: “Tay siêng làm, thì hàm có nhai” v.v.. Vì có làm thì nhất định có ăn” [97, tr.114]. Từ nguyên tắc phân phối Hồ Chí Minh đưa ra: Ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai không làm không hưởng đã cho thấy có sự tiếp nối từ văn hóa truyền thống dân tộc: có làm thì có ăn, không làm thì không ăn.

Trái ngược với những điều đúng đắn, hợp lý như trên là sự bất công mà Nhân dân hết sức lên án. Chẳng hạn Nhân dân ta bất bình khi: “Trời sao trời ở chẳng cân. Kẻ ăn không hết, người lần không ra” hay “Trời sao trời ở chẳng công. Kẻ hai ba vợ, người không vợ nào”. Hồ Chí Minh cũng viện dẫn tới câu tục ngữ “Ngồi mát ăn bát vàng” [98, tr.388] của Nhân dân ta để thể hiện thái độ bất bình với những điều bất chính còn tồn tại trong xã hội. Xã hội vẫn còn những kẻ không làm mà lại hưởng cuộc sống giàu sang từ việc chiếm đoạt mồ hôi, công sức của người lao động. Hay ở trường hợp khác, Người đưa ra vấn đề: “Các cô, các chú nghe câu tục ngữ “một người làm quan cả họ được nhờ”. Nếu không tham ô, làm gì mà cả họ được nhờ” [100, tr.7]. Việc Nhân dân đúc kết qui luật: một người làm quan cả họ được nhờ cho thấy sự bất công sâu sắc tồn tại trong xã hội, người lao động chân chính thì nghèo khổ, khó khăn, kẻ tham ô bất chính thì ngày càng giàu thêm.

Có thể thấy rằng, trong văn hóa dân gian Việt Nam vấn đề công bằng được quan tâm phản ánh khá thực tế và sâu sắc. Tuy nhiên, ý thức đòi công bằng của Nhân dân thời kỳ này chưa quyết liệt, chưa nhận thức được nguyên nhân bản chất của vấn đề bất công. Tâm lý bất bình khi được trả công không công bằng mới chỉ dừng lại ở kể lể, than thở chứ không hình thành đấu tranh trong thực tế. Nhiều khi, Nhân dân còn mơ ước đạt được sự công bằng qua sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên như trời, Phật. Tất cả những ưu điểm và hạn chế này đều được Hồ Chí Minh lĩnh hội và chắt lọc để hình thành tư tưởng CBXH của Người.

Nếu như trong văn hóa dân gian, pháp luật chưa trở thành một công cụ để thực hiện CBXH, Nhân dân thường bảo nhau: con kiến mày kiện củ khoai, thì càng về sau các triều đại phong kiến Việt Nam càng nhận thức rõ vai trò quan trọng của pháp luật làm cán cân giữ vững sự công bằng. Triều Lê nhà vua yêu cầu xét xử phải công bằng, đúng người đúng tội, không để người bị hàm oan, kẻ ác phải bị trừng trị, từ đó, còn là bài học răn dạy những kẻ khác. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết: “Sức cho các nha môn, Thừa, Hiến và phủ, huyện rằng: xét cách làm cho thôi kiện tụng, cốt phải bênh vực kẻ oan, sửa chữa sự uổng, cùng là

phải dìm kẻ gian xảo, răn kẻ ngu mê” [13, tr.299]. Quan điểm thực thi pháp luật nghiêm minh, đúng người đúng tội, đảm bảo công bằng cho Nhân dân được Hồ Chí Minh kế thừa. Ở cương vị người đứng đầu nhà nước mới, Hồ Chí Minh luôn chú trọng tới việc xây dựng hiến pháp, pháp luật và xây dựng bộ máy thừa hành pháp luật đảm bảo công bằng cho Nhân dân. Người còn nhấn mạnh tới việc nêu gương sáng về sự liêm khiết, chính trực của những người cầm cân nảy mực, nhấn mạnh việc nếu không giữ được phẩm chất tốt đẹp thì sẽ dùng pháp luật để trị cho kỳ hết. Tư tưởng này cũng có nền móng từ trong văn hóa truyền thống dân tộc. Dưới thời Lê nhà vua yêu cầu người cầm cân nảy mực phải mẫu mực, chí công vô tư: “Thông sức cho Giám sát ngự sử các đạo rằng: nhận thấy chức vụ của đài ta là tai mắt của triều đình, các ty xem là mẫu mực cả nước để giữ mực công bằng. Phàm xét kiện xử án đều phải kính cẩn tuân theo lệnh trên, hết thảy phải cho chí công, xét kỹ tình lý, phân biệt tội phạm cố ý hay lầm lỡ, nhận đúng điều lệ, không để đến có sai lầm về nặng nhẹ buộc tha” [13, tr.301].

Chế độ quân điền cũng được quan tâm thực hiện công bằng trong các triều đại phong kiến. Ruộng đất công được định kỳ phân chia lại. Mọi đối tượng trong xã hội đều có phần ruộng đất để có thể sinh sống và tồn tại được. Ruộng đất được phân chia theo qui định cụ thể như sau: “Về qui chế quân cấp. Trên từ quan viên, dưới đến những người góa chồng, góa vợ, mồ côi, người độc thân, người tàn phế bất cụ, người nào cũng có phần ruộng để ơn huệ được khắp” [13, tr.249]. Khi người lao động có ruộng họ mới tạo ra lương thực nuôi sống bản thân và gia đình. Có như vậy xã hội phong kiến mới ổn định, phát triển được. Mặc dù vậy, vì nhiều lý do khác nhau, đời sống của người nông dân dưới chế độ phong kiến vẫn nghèo khổ. Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự đối lập giữa nông dân và địa chủ trong chế độ phong kiến: “Nông dân quanh năm tay lấm chân bùn, đầu tắt mặt tối, nhưng vẫn nghèo khổ. Địa chủ thì không nhấc chân động tay, mà lại cửa cao nhà rộng, phú quí phong lưu. Đó là một chế độ cực kỳ không công bằng” [100, tr.248]. Như vậy, bên cạnh tiếp nhận những điểm tích cực trong việc phân chia công bằng đất đai cho nông dân sử dụng thì Hồ Chí Minh vẫn nhìn nhận được những bất công còn tồn tại trong chế độ phong kiến.

Truyền thống trọng dân, thân dân, lấy dân làm gốc của dân tộc Việt Nam cũng là một cơ sở quan trọng giúp hình thành mục tiêu xây dựng xã hội công bằng cho Nhân dân. Qua nhiều triều đại trong lịch sử, ý dân, lòng dân đã được các bậc minh quân đặt lên hàng đầu. Thời Trần lấy việc khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bề gốc là thượng sách giữ nước. Thời Lê, Nguyễn Trãi chỉ ra: chở thuyền lật thuyền cũng là dân. Vì vậy, lòng dân trở thành cơ sở cho mọi đường lối của triều đình. Kế thừa truyền thống đó, Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh vai trò quan trọng của dân:”Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân”. Người yêu cầu phải xây dựng một xã hội để mọi người dân đều có cơm ăn, áo mặc, được học hành. Nhân dân trong quan niệm của Người là tất thảy mọi người dân Việt Nam, không có sự phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc, giới tính. Bản thân khát vọng hạnh phúc cho toàn thể Nhân dân tiếp nối từ truyền thống dân tộc này đã chứa đựng trong đó những nội dung dân chủ, công bằng. Thực hiện CBXH chính là làm điều hợp với ý dân, tôn trọng Nhân dân, coi Nhân dân là gốc rễ của mọi mục tiêu, lý tưởng.

Như vậy, trong văn hóa truyền thống dân tộc cũng đã tồn tại khát vọng về một xã hội công bằng, không có áp bức bất công. Mong ước ấy của Nhân dân cũng phần nào được thực hiện qua việc xây dựng một số bộ luật, chế độ phân chia ruộng đất…Ngoài những nôi dung tích cực, quan niệm của người Việt về CBXH cũng có những điểm hạn chế như: chưa nhận thức được nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất công, chưa tích cực đấu tranh đòi công bằng trên thực tế, đề cao lệ làng hơn phép nước…Với những ưu điểm và hạn chế như vậy, truyền thống văn hóa dân tộc đã tác động đến Hồ Chí Minh, được Người kế thừa một cách có chọn lọc nhằm thực hiện hiệu quả CBXH phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Tư tưởng công bằng xã hội trong văn hóa nhân loại

CBXH là một vấn đề xuyên suốt được đặt ra từ thời cổ đại cho đến nay trong lịch sử nhân loại. Mỗi mức độ nhận thức bất công của loài người sẽ đặt ra yêu cầu về công bằng ở mức độ tương ứng. Vì vậy, qua mỗi thời kỳ, quan niệm về CBXH lại thay đổi cho phù hợp với thời gian, không gian và bản thân con người.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn đấu tranh cho cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có dịp tiếp xúc, nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Trong đó, những tư tưởng CBXH trong Nho giáo, Phật giáo, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, tư tưởng CBXH của Thiên chúa giáo, tư tưởng dân chủ tư sản của cách mạng Tư sản Pháp, Mỹ v.v.. được Hồ Chí Minh tổng hợp và chắt lọc những điểm phù hợp, hình thành nên tư tưởng CBXH của Người.

Ở phương Đông, tư tưởng CBXH xuất hiện từ rất sớm. Nét đặc thù trong tư tưởng phương Đông là vấn đề CBXH được nhìn nhận chủ yếu trên phương diện đạo đức, văn hóa, tôn giáo.

Trước hết, Hồ Chí Minh kế thừa nhiều tư tưởng về CBXH trong học thuyết Nho giáo. Người trích dẫn nhiều mệnh đề Nho giáo trong các bài nói, bài viết của mình. Người đánh giá được những điểm tích cực của Nho giáo khi đề cập tới vấn đề CBXH như khát vọng về một xã hội bình trị, vua sáng tôi hiền, gần dân, thân dân; quan điểm bình đẳng về tài sản, phân phối quân bình; đường lối giáo dục trọng hiền tài; các chuẩn mực đạo đức…

Hồ Chí Minh tiếp thu giá trị của Nho giáo trong việc đề cao sức mạnh Nhân dân, trọng dân, thân dân. Xuyên suốt tư tưởng của Nho giáo là luận điểm “dân vi bang bảng” (dân là gốc nước). Người chỉ ra: “Mạnh Tử là một lý luận gia cách mạng của thế hệ ông bởi vì ông là tác giả đầu tiên của câu nói: “dân là tất thảy, vua không là gì cả” [94, tr.455]. Khẳng định vị trí, vai trò, sức mạnh của Nhân dân cho thấy mục tiêu hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp, hòa bình, hạnh phúc cho tất thảy mọi người. Hồ Chí Minh đánh giá: “Khổng Tử vĩ đại, khởi sướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản” [93, tr.47]. Khổng Tử cho rằng phải thủ tiêu sự bất bình đẳng trong hưởng thụ trong cùng giai tầng, mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Bình đẳng sẽ giúp cho xã hội tiến lên và xóa bỏ nghèo nàn. Khi nghiên cứu vấn đề phân phối công bằng trong quan điểm của Khổng Tử, Hồ Chí Minh đã chỉ ra điểm hạn chế. Theo Khổng Tử: “người ta không sợ ít, chỉ sợ có không đều” [93, tr.47]. Đây là tư tưởng chia đều cho tất cả mọi người nhằm hướng tới ổn định xã hội. Quan điểm phân phối bình quân này được áp dụng trong thời kỳ tập trung quan liêu

bao cấp ở nước ta bộc lộ những hạn chế lớn, không phù hợp với xã hội mới. Nó đi ngược lại với quan điểm công bằng trong quyền lợi và nghĩa vụ, lao động và sự trả công. Cũng nhằm mục đích xây dựng xã hội ổn định, nhưng theo Hồ Chí Minh: Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên.

Nhìn chung, học thuyết Nho giáo khẳng định trong xã hội có sự phân chia thành các tầng lớp khác nhau, mỗi tầng lớp có bổn phận và quyền lợi riêng. Mỗi người thuộc tầng lớp nào đều phải làm tốt bổn phận của mình, đồng thời, được hưởng những quyền lợi tương xứng. Đây chính là nguyên tắc cơ bản để CBXH được thực hiện. Quan điểm về giáo dục của Nho giáo cũng mang nhiều ý nghĩa tiến bộ, công bằng. Nho giáo đề cao vai trò giáo dục, xây dựng chế độ khoa cử không phân biệt tầng lớp, qua khoa cử tuyển chọn công bằng người tài ra giúp vua giúp nước. Điều này được Hồ Chí Minh đánh giá cao và áp dụng hiệu quả vào thực tiễn những vấn đề liên quan đến giáo dục, thi tuyển công chức.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ trong Nho giáo bị Hồ Chí Minh phê phán. Phủ nhận quyền bình đẳng nam nữ là hoàn toàn đi ngược lại mục tiêu của CBXH. Khi xây dựng mô hình xã hội mới, Hồ Chí Minh khẳng định cần loại bỏ thái độ hành xử bất công với phụ nữ đã tồn tại qua nhiều triều đại phong kiến trong lịch sử dưới ảnh hưởng của Nho giáo. Phụ nữ cũng cần được tạo mọi điều kiện để phát triển hoàn thiện như nam giới.

Như vậy, những tư tưởng của Nho giáo nói chung và vấn đề CBXH trong học thuyết Nho giáo nói riêng có ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh. Người đã tiếp thu những ưu điểm, gạt bỏ những hạn chế trong quá trình hình thành tư tưởng CBXH đặc sắc của mình. Người viết: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học” [98, tr.356].

Phật giáo du nhập vào Việt Nam và được Nhân dân đón nhận từ rất sớm. Triết lý của Phật giáo đi sâu vào đời sống Nhân dân Việt Nam và có nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh. Quan niệm về lòng từ bi, hỉ xả, thương người như thể thương thân, chủ trương hành thiện cứu khổ cứu nạn v.v.. phần nào đã

phản ánh ý nghĩa công bằng, bình đẳng, chứa đựng khát vọng hóa giải những bất công đau khổ trong xã hội. Các nhà tu hành Phật giáo tích cực nhập thế hành thiện cũng là đang thực hiện CBXH trong thực tiễn. Họ mong muốn qua đó giảm thiểu sự bất công, đau khổ của chúng sinh. Những tư tưởng của Phật giáo hòa quyện với văn hóa truyền thống dân tộc, làm sâc sắc thêm tư tưởng CBXH trong văn hóa Việt Nam.

Tư tưởng CBXH của Hồ Chí Minh cũng có sự kế thừa, phát triển nhiều nội dung trong chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn. Từ chỗ nhận định: chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có cái hay là phù hợp với nước chúng ta, Hồ Chí Minh tìm thấy nhiều điểm tương đồng trong chủ trương: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc của Tôn Trung Sơn. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để mỗi dân tộc tự quyết định vận mệnh của mình, để người dân được hưởng quyền công bằng, dân chủ. Trong một quốc gia độc lập, Nhân dân là người làm chủ, thông qua các quyền công dân như: quyền bầu cử, quyền bãi miễn, quyền tham gia quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội (Trang 46 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)