Những nghiên cứu dưới nhãn quan của khoa học nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 31 - 33)

1.3. Tài liệu nghiên cứu về vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo đến đời sống

1.3.2. Những nghiên cứu dưới nhãn quan của khoa học nhân văn

Nội dung nhân học xã hội Kitô giáo luôn là đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu ngay từ khi nó xuất hiện. Một khối lượng tài liệu khổng lồ được dành cho việc chú giải, bình luận, phân tích nội dung triết học nói chung và nhân học xã hội nói riêng của Kinh thánh trên những bình diện khác nhau, thậm chí nhiều cuốn từ điển về Kinh thánh đã ra đời. Chúng ta có thể kể ra đây một số tác phẩm quan

điển tên riêng trong Kinh thánh” gồm 5 tập (Sant Peterburg, 1879 - 1887), “Bách

khoa thư phổ thông về Kinh thánh” (Contral, 1989), “Từ điển chú giải Kinh thánh”

gồm 3 tập (Stốckhôm 1987), “Từ điển Thần học Kinh thánh” (Brusel, 1990),v.v...

Tất cả những cuốn từ điển này đều cố gắng tái hiện nội dung nhân học xã hội của Kinh thánh thông qua việc làm rõ những khái niệm, thuật ngữ mang tính chất nền tảng của nó. Tất nhiên, logic triển khai những sắc thái ngữ nghĩa của từng vấn đề, từng nội dung riêng biệt của Kinh thánh không thể được trình bày trong bất kỳ một cuốn từ điển nào.

Một loại tài liệu khác xoay quanh những chủ đề riêng biệt trong Kinh thánh, chẳng hạn vấn đề văn hóa dân gian trong Kinh thánh được đề cấp tới trong tác phẩm

“Văn hóa dân gian trong Cựu ước” của tác giả Gi.Phreder (Moscow, 1995). Sự tác

động của yếu tố con người, của văn hóa Cận Đông đến sự hình thành nội dung nhân

học của Kinh thánh được đề cập tới trong tác phẩm “Con người trong văn hóa Cận

Đông cổ và Kinh thánh” của tác giả I.P.Veinberg (Sant Peterburg, 2005). Vấn đề

nguồn gốc của vũ trụ được khảo cứu trong tác phẩm “Kinh thánh và vũ trụ của nó”

của tác giả E.Tov (Moscow, 1997).

Trong cuốn sách “Triển vọng của con người” (Paris, 1960), nhà triết học nổi

tiếng người Pháp, R.Garaudy cho rằng, nội dung quan trọng nhất của Kinh thánh không phải là hệ vấn đề giáo lý hay tổ chức giáo hội, mà là vấn đề hiện sinh bi đát của cá nhân cụ thể. Từ đó chính là vấn đề “cứu rỗi” (giải phóng) con người, con đường, phương tiện khắc phục tha hóa của con người. Đây cũng là nội dung nhân học quan trọng của Kitô giáo đã được R.Garaudy quan tâm sâu sắc và đã được ông giải quyết nhờ đối chiếu giữa giải pháp mác xít với giải pháp Kitô giáo.

Trong tác phẩm “Chủ nghĩa vô thần chính trị” (Paris, 1998), nhà thần học

Kitô giáo nổi tiếng M.Reding khẳng định rằng, chủ nghĩa vô thần chỉ là chủ nghĩa vô thần chính trị, không gắn liền với hệ vấn đề nhân học dường như đã được đề cập tới trong Kinh thánh và những luận điểm nhân học xã hội mang tính chất nền tảng đã được đưa ra ở trong đó.

Ngoài ra, còn có thể kể ra một số tài liệu khác cũng phần nào đề cập tới tư

giáo"( NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2002) của tác giả Hà Huy Tú; “Tôn giáo

và đời sống hiện đại” gồm 2 tập (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997), v.v. Nhìn

chung tác giả của những công trình này phần nào đã làm rõ nét đặc thù trong điều kiện hiện nay như là sự biểu hiện quan điểm nhân học xã hội Kitô giáo trong lối sống của tín đồ Công giáo. Chúng tôi sẽ sử dụng những tài liệu này và cố gắng tiếp thu có chọn lọc những kết quả của chúng để làm cơ sở nghiên cứu trong luận án của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)