Quan hệ giữa người với người về đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 109 - 116)

Chương 3 : NỘI DUNG CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO

3.2. Các phương diện nội dung cơ bản của nhân học xã hội Kitô giáo

3.2.4. Quan hệ giữa người với người về đạo đức

Quan hệ giữa người với người về mặt đạo đức thể hiện cách toàn diện và sâu sắc nhất trong “Bài giảng trên núi”. Bài giảng này thể hiện rõ nhất sự “cách tân” của Đức Kitô trong vấn đề nhân học xã hội so với Cựu ước, nó quy định toàn bộ nội dung nhân học xã hội Kitô giáo. Vì vậy, cần phải phân tích và đánh giá những luận điểm cơ bản (tám mối phúc) của nhân học xã hội Kitô giáo được thể hiện qua những lời nói vắn tắt của Chúa Kitô. Vấn đề nguồn gốc của cái ác, thái độ đối với cái ác là vấn đề gây ra nhiều cuộc tranh cãi nhất và chính giải pháp cho vấn đề này sẽ quy định lối ứng xử của tín đồ Kitô giáo. Do vậy, việc chú giải nội dung của bài giảng này có một ý nghĩa quan trọng về nội dung nhân học xã hội Kitô giáo. Việc làm sáng tỏ nội dung của bài giảng này còn góp phần làm rõ những mặt mạnh và những hạn chế của nhân học xã hội Kitô giáo, cũng như ý nghĩa, vị trí của Kinh thánh trong bối cảnh xã hội hiện đại ở nước ta.

“Bài giảng trên núi” thường được gọi là “Hiến chương Nước Trời” là tinh hoa của Phúc Âm, là “Phúc Âm của Phúc Âm”, phản ánh “Đạo mới” của Kitô giáo. Đây là bài giảng được xem là tổng kết toàn bộ giáo huấn của Chúa Giêsu. Có hai sách Phúc Âm của Mátthêu và Luca ghi lại bài giảng này. Trong đó, Phúc Âm của Mátthêu đầy đủ nhất, ghi rõ là Tám mối phúc:

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng. Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Phúc thay ai xây hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao [44, tr.1589-1590].

Nội dung của mối phúc thứ nhất đề cập đến “tâm hồn nghèo khó”, không nên hiểu là yêu cầu sống cuộc sống bần cùng, mà nó chỉ muốn chống lại cuộc sống xa

hoa phù phiếm, chạy theo những ham muốn dục vọng tầm thường làm suy đồi đạo đức con người. Tâm hồn nghèo khó là tấm lòng yêu mến sự đơn sơ, giản dị, thích đạm bạc, xa lánh những xa hoa phù phiếm, những thói quen rườm rà phức tạp của cuộc sống xô bồ thế gian. Tâm hồn nghèo khó là tinh thần cần kiệm, không hoang phí của cải một cách lãng phí, vô ích, biết dành phần dư thừa cho người khác. Nó giúp người ta xa lánh được những đam mê của cải vật chất. Con người có “tâm hồn nghèo khó” không tham lam của tha nhân, dửng dưng đối với những gì không phải của mình: “Của Xê-da, trả về Xê-da” [44, tr.1639]. “Tâm hồn nghèo khó” là tâm hồn không bị những dục vọng tầm thường chi phối, tập trung toàn bộ nỗ lực vào việc hoàn thiện phần hồn của mình. Đây chính là tiền đề quan trọng nhất để một cá nhân trở thành người tốt trong cộng đồng tín đồ Kitô giáo.

Hệ quả tất yếu của lối sống của con người có “tâm hồn nghèo khó” là không bị thiếu thốn nhờ sống cần kiệm, không khao khát của người nhờ không tham lam, do vậy mà cũng không đau khổ vì những cái vật chất tầm thường. Người có lối sống như vậy sẽ có tinh thần tự chủ và không bị lệ thuộc, có sức khoẻ vì không sống buông thả, có nhân cách lớn vì không chạy theo những dục vọng tầm thường, không gây thù hằn với người khác, sống khiêm nhường, có đức hy sinh vì tha nhân, và do vậy sẽ được người khác yêu mến. Tóm lại, sống với “tâm hồn nghèo khó” sẽ làm cho tinh thần được yên tĩnh, thanh thản, bình an, sáng suốt, khôn ngoan. Đây là con người sống chủ yếu và trên hết bằng những giá trị tinh thần nhân văn cao cả, có định hướng tự hoàn thiện bản ngã của mình, lấy nhu cầu tinh thần làm lẽ sống. Đó chính là hạnh phúc tối cao của con người.

Mối phúc thứ hai là “hiền lành”, đi liền với mối phúc tâm hồn nghèo khó, khẳng định con người cần phải loại bỏ “ác tâm”, âm mưu hại người và chiếm đoạt của người, không có thói quen quy trách nhiệm cho người khác, cho Chúa. Chính vì vậy, người hiền lành thường có đức khiêm nhường, luôn có ngôn ngữ thật thà, ôn hòa, tạo dựng được tình yêu thương đoàn kết. Người hiền lành không biết làm việc ác, không có hành động tàn bạo, không ngạo mạn, kiêu căng, xúc xiểm người khác, có lối sống tế nhị, khiêm nhường, sẵn sàng tha thứ, giúp đỡ người khác. Lối sống “hiền lành” sẽ đem lại hạnh phúc cho chủ nhân của nó vì tâm hồn của người ấy luôn

thư thái, họ sẽ tạo được thái hòa cho bản thân, cho tha nhân, cho thiên nhiên vạn vật, loại bỏ được sự bất an, kẻ thù.

Mối phúc thứ ba là sầu khổ, (khóc lóc hay ưu sầu), ở đây là năng lực của người đã trải nghiệm những trở ngại, những đau đớn của tâm hồn để nhẫn nại phấn đấu vượt lên trên chúng đến với chân tâm. Ưu sầu là trạng thái tốt nhất để con người tự suy ngẫm về bản thân, ăn năn hối cải với tội lỗi mắc phải đi theo con đường thiện. Người ưu sầu thì thường đồng cảm với đau khổ của tha nhân, qua đó phát huy tinh thần nhân ái. Ai biết học tập, thăng tiến vì ưu sầu sẽ là con đường dẫn tới sự đắc đạo, giải thoát, qua đó trở thành người hạnh phúc.

Mối phúc thứ tư là “khát khao nên người công chính” hay khao khát nhân đức trọn lành. Thực chất của mối phúc này là con người cần phải sống bằng cách định hướng tư tưởng, ngôn ngữ, hành vi của mình vào hệ giá trị thiện lành như một cứu cánh theo Chúa Kitô đã rao giảng. Tư tưởng công chính thánh thiện sẽ được biểu hiện thành ngôn ngữ đầy hòa khí, yêu thương, nâng đỡ tình tương thân tương ái giữa con người với con người nhằm đem lại hạnh phúc an lành cho mọi người. Con người có quyền tự do lựa chọn các hệ giá trị khác nhau làm định hướng sống cho mình. Nhưng Chúa Kitô đòi hỏi mỗi người cần phải định hướng vào “Mười điều răn” như hệ giá trị duy nhất và tối cao để làm người của Chúa. Chính định hướng này làm cho con người trở nên hạnh phúc vì nó cho phép con người đạt tới bản tính đích thực của mình là tính thánh thiện, là nhân cách Chúa. Khát khao là mơ ước, nỗ lực tinh thần của mỗi người nhằm hướng tới những điều thánh thiện. Người hoàn thiện, nhân đức là mẫu người lý tưởng thường được đề cao trong xã hội loài người.

Mối phúc thứ năm “xót thương người”, là đức tính cần thiết thể hiện rõ nhất đạo đức yêu thương tha nhân của Kitô giáo. Đây được xem như một trong những bản tính của con người, bởi lẽ cuộc đời, nói như Phật giáo, là một bể khổ, còn con người, như Pát-can nói, là một sinh linh yếu ớt nhất. Do vậy, sự đồng cảm, thương xót lẫn nhau là vô cùng cần thiết. Chính đức thương xót tha nhân sẽ làm nảy sinh các đức khác như nhân từ, công bằng, độ lượng, quảng đại, hy sinh. Đó là những nghĩa cử cao đẹp như phục vụ, chia sẻ, bố thí, nâng đỡ, cứu vớt. Đức thương xót làm cho con người có phúc vì nó loại trừ lòng hận thù, ghen tỵ, tự tôn, tự ái, sầu

muộn, bất bình do tật xấu gây ra đem lại sự thư thái, hướng tới tha nhân như đối tượng của tình yêu vô bờ bến. Người biết thương xót tha nhân thì tất yếu cũng sẽ được tha nhân thương xót. Thương xót có thể coi như thước đo trình độ tiến hóa, văn minh hoặc trình độ đạo đức của con người, đây cũng là điều kiện để trở thành người thực sự hạnh phúc.

Mối phúc thứ sáu là “tâm hồn trong sạch” hàm ý nhấn mạnh đến sự thanh khiết của tâm hồn, khác với những người chỉ chú trọng đến sự sạch sẽ bề ngoài của bản thân. Mối phúc này muốn nói đến sự tự tẩy rửa, thanh lọc tâm hồn khỏi những dục vọng làm cho tâm hồn con người bị “vọng”, “chấp”, chi phối bởi đời sống vật chất tầm thường, loại trừ những gì “nhơ bẩn” còn vương vấn trong tâm hồn. Chính lối sống có tâm hồn trong sạch sẽ đem lại cuộc sống an bình cho bản thân và cho tha nhân, qua đó con người thực sự có được hạnh phúc của người theo đúng nghĩa của từ này.

Mối phúc thứ bảy “xây dựng hòa bình” hay hiếu hòa sẽ đem lại thuận lợi cho bản thân và cho người khác. Đây là đức tính rất quý, bởi vì muốn đem lại sự hòa bình, hòa hiếu cho người khác thì chính bản thân mình đã có sẵn tư tưởng hòa hiếu rồi. Con người cần có mối hòa với bản thân (thân xác và tâm hồn), hiền hòa với tha nhân, hài hòa với thiên nhiên, và dĩ nhiên các Kitô hữu còn phải hòa với Thiên Chúa nữa. Có hòa bình nội tâm con người mới đem lại sự thuận hòa trong gia đình, làng xóm, đất nước và thế giới. Hòa hiếu với người xung quanh, với tha nhân sẽ đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình, cho gia đình, làng xóm, đất nước và rộng ra là cho thế giới.

Mối phúc thứ tám “bị bách hại vì sống công chính” có thể hiểu ở đây là bị bắt bớ bởi lẽ sống công chính theo quan điểm của Kitô giáo. Nó nói lên tinh thần kiên cường bất khuất của con người trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện. Trong cuộc đời con người có biết bao cạm bẫy, biết bao cảnh đời oan trái, con người có đủ bản lĩnh để sống chết vì những lý tưởng, giá trị tinh thần cao đẹp hay không? Câu trả lời cho vấn đề này sẽ cho thấy sự trưởng thành về mặt nhân cách của con người. Chính C. Mác cũng đã từng nói “hạnh phúc là đấu tranh”, chỉ có người nào dũng cảm dám đấu tranh với cái ác thì mới thực sự có được hạnh phúc.

Như vậy, “Bài giảng ở trên núi” đã trình bày cô đọng quan điểm nhân học xã hội Kitô giáo. Điểm nổi bật và quan trọng nhất của quan điểm nhân học xã hội Kitô giáo là ở chỗ nó luôn định hướng lối sống của mỗi cá nhân vào tha nhân như giá trị tối cao. Do vậy, nó đưa ra những yêu cầu đối với mỗi chủ thể cá nhân con đường duy nhất để thực hiện sứ mệnh làm người của mình, như là trách nhiệm cá nhân của mỗi con người đối với cộng đồng nó sống ở trong đó. Đây là nội dung mang tính nhân văn sâu sắc của nhân học xã hội Kitô giáo, trái ngược với nhân học Hy Lạp cổ đại, không dừng lại ở đạo đức học chủ trí, mà bao quát tất cả mọi biểu hiện của nhân tính (lý trí, tình cảm, cảm xúc, hành vi) như đối tượng của giáo dục và hoàn thiện để hoàn thành sứ mệnh làm người của mỗi người. Hơn nữa, con người trong nhân học xã hội Kitô giáo không bị hạn chế về mặt xã hội, của cải, năng lực. Đây là tư tưởng về xã hội thống nhất, có cùng một hệ giá trị mà rường cột chính là tình yêu tha nhân và tinh thần tự hy sinh vì tha nhân, là phần hồn và tương ứng với những giá trị tinh thần cao cả được đặt lên hàng đầu.

Dù đứng trên thế giới quan duy tâm, siêu hình, song những châm ngôn mà Đức Giê-su Kitô nêu lên cũng đưa ra được những giá trị đáng quan tâm làm cho người ta phải xem xét lại chính bản thân mình. Những châm ngôn mà ngài đưa ra làm cho người ta không khỏi suy xét về tư tưởng và lòng khoan dung, độ lượng của bản thân mình, rằng: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” [44, tr.1593]. Mục đích ấy khó có thể thực hiện được trong thực tế, song nó cũng làm cho người ta phải suy ngẫm. Không ai có thể tự mãn về thành tựu tinh thần và thèm khát sự tán dương công khai về các hành vi tốt bụng của mình. Chúa Giê-su còn cảnh báo về việc chạy theo của cải vật chất tầm thường mà quên đi những giá trị luân lý, đạo đức ở đời, rằng: “Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” [44, tr.1597, 1779]. Bài giảng trên núi còn đưa ra những giáo huấn vạch rõ hành động của con người với tha nhân. Nổi tiếng nhất là “Khuôn vàng thước ngọc”: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” [44, tr.1599]. Đây chính là tư tưởng của lối sống “mình vì mọi người, mọi người vì mình” mang tính nhân văn sâu sắc ở trên

Ngoài Mười điều răn, Bài giảng trên núi, Kinh thánh còn đề cập đến nhiều vấn đề nhân học đáng quan tâm, ví như sự tha thứ, khoan dung trong bài Kinh lạy Cha, Đức Kitô Giê-su dạy rằng: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con… nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em” [44, tr.1595]. Tư tưởng hãy tha thứ để được tha thứ định hướng cho con người vào lối sống khoan dung, hiền hòa nhằm đạt đến sự hạnh phúc.

Tiểu kết chương 3:

Nhân học xã hội là quá trình con người tự nắm bắt bản thân mình như chủ thể

của tồn tại. Sự đặc thù của nhân học xã hội là nó xem xét con người trong tính tự trị

tương đối của con người. Tự do ý chí của con người, trách nhiệm và năng lực của con người tác động đến diễn biến của các sự kiện trong tự nhiên và xã hội chính là cái biểu thị sự tự trị của con người. Sự tự trị này đặc trưng cho sự hiện diện trong bản tính người một sự “siêu việt hóa” đặc biệt của con người đối với thế giới tự nhiên (các dục vọng) và thế giới văn hóa xã hội, sự tách rời, sự không phụ thuộc

vào chúng trong những trường hợp cụ thể. Nhân học xã hội Kitô giáo là tổng thể

các quan niệm và học thuyết về con người cộng đồng như thực thể có được mục

đích tồn tại của mình nhờ trực giác Chúa cùng với các phương diện Thống nhất,

Hạnh phúc, Chân lý và Đẹp được triển khai trong không - thời gian.

Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo thể hiện qua các luận điểm: địa vị của con người trong xã hộibắt đời sống xã hội phục tùng mục

đích của cá nhân; quan hệ giữa người với người về tài sản lấy lao động làm điều

kiện cơ bản đầu tiên cho toàn bộ sinh hoạt của loài người, cho sự công chính của con

người, có mục tiêu là tạo ra của cải (vật chất và tinh thần) để phục vụ cho cuộc

sống con người; quan hệ giữa người với người về chính trị thừa nhận bất bình

đẳng bẩm sinh về mặt thể chất và trí tuệ giữa người với người, song bình đẳng

trong việc lựa chọn và tuân thủ một hệ giá trị nào đó (ở đây là hệ giá trị Kitô giáo)

và qua đó nhận được sự phát triển về mặt tinh thần (tình yêu của Chúa); quan hệ

giữa người với người về đạo đứcthể hiện qua Tám mối phúc thật, tức là các nhân

Tư tưởng nhân học xã hội được Kitô giáo đề cập tới rất nhiều khía cạnh khác nhau, như vấn đề vị trí con người trong xã hội, về mối con người giữa con người trong xã hội. Những nội dung tư tưởng ấy bên cạnh những mặt tích cực cần được

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)