Những biểu hiện cụ thể vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo trong đờ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 123 - 154)

Chương 3 : NỘI DUNG CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO

4.2.Những biểu hiện cụ thể vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo trong đờ

đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam

Nội dung nhân văn sâu sắc của nhân học xã hội Kitô giáo đã và đang để lại dấu ấn rõ nét trong lối sống của tín đồ Công giáo Việt Nam. Những nội dung cụ thể về vai trò của nó thể hiện ở các biều hiện cụ thể trong nhận thức và hành động của tín đồ trên những phương diện sinh hoạt cơ bản của họ. Đó là những biểu hiện cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nhận thức và hành động theo nguyên tắc “phẩm giá con người là giá trị tối cao” trong cộng đồng

Nhân học xã hội Công giáo đã và đang ra sức đem lại nhận thức, thức tỉnh mỗi tín đồ một Sự Thật họ cần sống là: con người là trung tâm của tất cả mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Liên kết với nhau thành xã hội, con người đứng trên tất cả những gì hiện hữu trong xã hội, tất cả chúng chỉ hiện hữu vì con người. Luận điểm này ngăn cấm mọi mưu toan sử dụng con người làm đối tượng, phương tiện, công cụ cho bất kỳ mục đích nào. Ngược lại, nó bắt buộc mỗi tín đồ Công giáo phải nhìn nhận mình và tha nhân là chủ thể, là nền tảng và mục đích tối cao của đời sống xã hội. Mọi hoạt động xã hội đều phải định hướng vào con người và vì con người. Đây là bài học về nhân vị đầu tiên và quan trọng bậc nhất mà nhân học xã hội Kitô giáo muốn đem lại cho tín đồ của mình. Nó góp phần giáo dục tinh thần vị tha, nhân văn cho tín đồ Công giáo. Chính “đối thần” quyết định nội dung, tính chất thiêng liêng của “đối nhân”, vì “thần” và “nhân” có quan hệ nội tại với nhau. Đối nhân như “đối thần” vì tha nhân chính là Chúa và là Ta, nên tôn trọng phẩm giá con người là điều kiện tuyệt đối tiên quyết cho mọi hình thức biểu hiện của “đối nhân” và “đối thần”.

Từ luận đề nêu trên, chúng ta có thể khẳng định, theo nhân học xã hội Kitô giáo, con người là giá trị tối cao, có phẩm giá bất khả xâm phạm. Hơn nữa, mỗi tín đồ Công giáo phải luôn có thái độ sẵn sàng bảo vệ phẩm giá của mình và của tha nhân khi nó bị xâm phạm. Con người là “hình ảnh và sự tương tự của Chúa”, do vậy con người có ngôi vị. Ngôi vị, phẩm giá con người thể hiện ở chỗ con người có tự ý thức, có năng lực tự chủ và có tự do. Những biểu hiện về phẩm giá này của con người cần được tôn trọng tuyệt đối.

Song, chính vì thực tế nêu trên mà tín đồ Công giáo luôn được thức tỉnh không chỉ ý thức và hành động tôn trọng phẩm giá con người mà còn nhận thức xã hội tính của bản tính mình. Phẩm giá con người chỉ hiện hữu và trở nên khả thể trong quan hệ với tha nhân. Con người không thể luôn là sinh thể cô độc, nhưng là sinh thể xã hội, chỉ có thể sống và phát huy giá trị của mình trong quan hệ với tha nhân (xã hội). Nói cách khác, tín đồ phải chủ động, tích cực tham gia, xây dựng quan hệ của mình với tha nhân. Như vậy, phẩm giá con người chỉ có thể được khẳng định và thực hiện trong xã hội, trong cộng đồng. Bổn phận của con người là nhìn nhận cộng đồng ấy chính là hình ảnh của Thiên Chúa, là mục tiêu của bản thân.

Theo nhân học xã hội Kitô giáo, phẩm giá của con người có liên quan cách đặc biệt với sự sống. Con người được ban cho quyền năng bắt vạn vật của thế giới phục vụ bản thân. Song, vì chúng cũng là tạo phẩm của Chúa, do vậy con người phải có trách nhiệm, chứ không phải tùy tiện khai thác chúng, phải biết khám phá và tôn trọng giá trị của chúng. Đây là bài toán nan giải đối với trí tuệ con người, song chính việc hóa giải nó cho phép con người nâng cao phẩm giá trí tuệ của mình. Ở đây, phẩm giá của con người động chạm tới bản thân cấu trúc của tồn tại người – xác và hồn. Tâm hồn con người chỉ ra bản chất thánh thiện của con người, phân biệt nó với thế giới còn lại. Nhờ có tâm hồn mà con người biết phân biệt thiện ác,có tự do. Song, con người luôn phải không những ý thức về sự hiện diện tâm hồn nơi mình mà còn phải biết cách nuôi dưỡng nó bằng nguồn dinh dưỡng đặc thù dành cho nó “Lời Chúa”, tức là những tinh hoa văn hóa tinh thần của loài người. Chính quan niệm này quy định bài học lớn nhất cho tín đồ Công giáo trong việc bảo vệ và

thực hằng ngày” (những cái nuôi dưỡng tâm hồn) để họ không bị “sa chước cám dỗ” (những dục vọng thấp hèn – danh lợi tình quyền, tham sân si, v.v.) và “cứu thoát khỏi sự dữ”.

Nhân học xã hội Kitô giáo đặc biệt nhấn mạnh xã hội tính của phẩm giá con người. Bản thân sự phạm tội của Adam để lại hệ quả liên lụy với toàn thể loài người đã xác tín luận điểm nêu trên. Song, xã hội tính của nhân phẩm con người luôn nhắc nhở tín đồ Công giáo rằng, với tính cách giá trị thiêng liêng và tối cao của con người, tự do của con người có giới hạn trong quan hệ với tha nhân, việc vượt quá giới hạn ấy tất yếu xâm phạm phẩm giá của tha nhân, tức là phạm tội. Tội lỗi của con người luôn có can hệ với tha nhân chính xét trên phương diện ấy. Do vậy, trước khi hành động, con người cần suy xét kĩ lưỡng những hệ quả việc làm của mình gây ra. Nói cách khác, tội của cá nhân là tội xã hội, vì hành vi cá nhân luôn tác động đến tha nhân cách nào đó. Từ đó, các tín đồ Công giáo cần ý thức rõ trách nhiệm xã hội, cộng đồng của mình, bản chất “Công” của tôn giáo mình đi theo. Phẩm giá con người đòi hỏi và luôn gắn liền với trách nhiệm xã hội. Vị tha quy định cho mọi biểu hiện phẩm giá con người trong quan hệ với tha nhân. Những biểu hiện của việc mắc tội, xâm phạm phẩm giá tha nhân là xâm phạm công bằng, các quyền lợi cơ bản của con người (quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu, quyền lao động, quyền sống hòa bình, v.v.). Như vậy, nhân học xã hội Kitô giáo luôn đòi hỏi tín đồ của mình phải nhìn nhận phẩm giá con người trên chiều cạnh xã hội như một toàn thể là thước đo quan trọng để sống và hoàn thiện thiên tính của mình.

Tính toàn thể không dừng lại ở xã hội tính của phẩm giá con người, mà nó còn đòi hỏi phải được áp dụng vào bản thân từng con người như tính toàn thể, toàn vẹn của bản thân cá nhân. Nhân học xã hội Kitô giáo đòi hỏi tín đồ của mình phải nhận thấy rằng, con người được tạo ra là một thể thống nhất, toàn thể giữa xác và hồn. Tính toàn thể này đòi hỏi tín đồ phải gắn liền trí khôn và mong muốn tự do với mọi chức năng của thể xác. Cả thể xác, cả tâm hồn đều cần được hoàn thiện để con người trở nên toàn thiện. Thể thống nhất “xác và hồn” là điều kiện duy nhất để con người trở thành chủ nhân của mọi hành vi mình làm.

Thể xác cho phép con người quan hệ với thế giới vật chất và nhận thấy nó đạt tới đỉnh cao phát triển nơi con người, do vậy tín đồ không được phép miệt thị sinh hoạt thể xác, nhưng phải nhìn nó như một điều tốt đẹp và có giá trị. Để có phẩm giá con người toàn vẹn, tín đồ phải nhìn nhận thể xác là chi thể của Thân thể Chúa, là đền thờ Chúa Thánh Thần. Do vậy, sinh hoạt thể xác có ý nghĩa rất quan trọng đối với tín đồ Công giáo. Thể xác được nuôi dưỡng bằng cái gì – đó là vấn đề trực tiếp có quan hệ với tính chất của phẩm giá con người. Mỗi tín đồ cần phải “giữ mình trong sạch” để có phẩm giá tín đồ của Chúa Giêsu là Người đã biến “khổ giá” thành “Thánh giá”, đã tự nguyện chịu chết nhằm minh chứng cho cái chết của mọi tội lỗi gắn liền với sự sống thế gian, trở thành tấm gương hoàn toàn đổi mới phẩm giá con người, để xứng đáng được phục sinh trong Ngày cánh chung. Những tội lỗi thể xác gây ra cho con người cần được tín đồ trải nghiệm như sự nổi loạn của nó và của tâm hồn để luôn cảnh giác theo dõi chúng, không trở thành nô lệ của chúng, qua đó trở thành tù nhân của lối sống hoàn toàn phàm tục.

Xuất phát từ đó, nhân học xã hội Kitô nhấn mạnh tâm hồn như thành tố làm nổi bật tính thần thánh và siêu việt của bản tính người. Khi được “Lời Chúa” mạc khải, thức tỉnh, tín đồ sẽ có ý thức về địa vị đứng trên thế giới thế tục, vật chất, sẽ nhận thấy phẩm giá người độc nhất vô nhị của mình trong vũ trụ này. Như vậy, để có phẩm giá người đích thực, con người cần phải sống một đời sống nội tâm đầy căng thẳng, phải có “tâm hồn nghèo khó”, phải “ưu sầu”, phải “khát khao công chính”, phải “có lòng trong sạch” và thậm chí phải “bị bắt bớ vì công chính”. Phẩm giá con người là sản phẩm của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng suốt đời, trong đó tín đồ phải luôn có ý thức sống bằng “Lời Chúa”, vì Chúa là “Sự Thật, Con Đường, Sự Sống”. Sự xa rời Chúa cũng có nghĩa là con người bắt đầu đánh mất phẩm giá Người đích thực, bắt đầu sống cuộc sống của những nhu cầu phàm tục, không tách biệt và siêu việt hóa khỏi thế giới sự vật và thú vật mà đắm mình vào đó. Như vậy, nhân học xã hội Kitô giáo mời gọi con người tự ý thức về phẩm giá của mình như một giá trị siêu nhiên, qua đó có một nếp sống, lối ứng xử phù hợp với phẩm giá ấy.

Tính siêu việt của bản tính người không chỉ thể hiện trong quan hệ với Thiên Chúa (đối thần) mà chủ yếu trong quan hệ với thế giới những thụ tạo, trước hết và trên hết là với tha nhân (đối nhân). Nhờ trí tuệ và ý chí Chúa ban cho mình như ân sủng, con người có năng lực tự mình siêu việt hóa lên trên mọi thụ tạo và bản thân mình. Theo nhân học Kitô giáo, mỗi tín đồ đều có thể trở thành chủ thể độc lập, tự do trong quan hệ với thế giới bên ngoài, qua đó họ có thể và cần phải hướng tới và đạt tới sự thật toàn diện về chúng và cái thiện tuyệt đối. Do bản chất “cộng đồng”, tín đồ phải luôn cởi mở với tha nhân, vì chỉ qua đó, qua “ngôi hai”, thì con người mới có ngôi vị “thứ nhất”, có được bản ngã, phẩm giá của mình. Như vậy, phẩm giá con người đòi hỏi tín đồ phải vượt ra khỏi “cái ngã” riêng của mình, phải tham gia đối thoại và hiệp thông với tha nhân. Thực tế này đòi hỏi con người không những liên tục phải giữ gìn phẩm giá của mình, tôn trọng phẩm giá của tha nhân mà còn phải không ngừng hoàn thiện phẩm giá của mình. Nói cách khác, tín đồ Công giáo được mời gọi nhìn nhận và có thái độ đối với phẩm giá của mình như một quá trình, diễn ra thông qua ba chiều cạnh của thời gian hiện sinh người là “hiện tại của quá khứ, hiện tại của hiện tại và hiện tại của tương lai”. Chính bài học về thời gian hiện sinh này của nhân học Kitô giáo là nhân tố duy nhất bảo đảm tính liên tục và nhân văn của dòng chảy lịch sử nhân loại. Thái độ của mỗi tín đồ với thế hệ đi trước (“hiếu thảo tinh thần”), với thế hệ hiện tại (“bác ái tính thần”) và với thế hệ tương lai (“phụ tử tinh thần”) bảo đảm nhân phẩm mở và toàn vẹn cho tín đồ, đưa lịch sử của họ thực sự đi vào “thiên đàng” là nơi “thần tính và nhân tính” hòa làm một, là vương quốc của Chân, Thiện và Mỹ.

Thứ hai, xây dựng quan hệ giữa người với người về mặt tài sản vì phẩm giá của tha nhân.

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, nhân học xã hội Kitô giáo không ngừng khẳng định giá trị tối cao và xã hội tính của phẩm giá con người. Chính xuất phát điểm này quy định tính chất quan hệ giữa tín đồ với nhau về mặt tài sản trong cộng đồng. Vì mục đích trong mọi hoạt động của tín đồ đều phải định hướng vào phẩm giá con người, nên quan hệ giữa họ về tài sản tất yếu phải mang tính nhân văn, vị tha, chống vị kỷ. Công giáo theo đúng nghĩa của từ này đã nhấn mạnh tính

“Công” của tài sản. Nói cách khác, nguyên tắc duy nhất của quan hệ về tài sản là công ích, mục đích chung. Như vậy, nguyên tắc công ích đòi hỏi tín đồ phải xuất phát từ phẩm giá và bình quyền của mỗi người, từ đó là phải nhìn nhận tài sản chỉ là điều kiện cho phát triển và hoàn thiện phẩm giá con người của mỗi thành viên cộng đồng.

Vì mỗi tín đồ Công giáo đều là một chi thể của “Thân thể Chúa”, của “Công đồng Chúa”, tức đều có chủ thể tính xã hội, nên họ phải nhận thức và sử dụng của cải vì mọi người, vì sự phát triển toàn diện phẩm giá của mọi người và của mỗi người trong cộng đồng. Con người trong Công giáo được mời gọi chung sống với tha nhân và vì tha nhân, do vậy tín đồ phải luôn nhận thức và phục vụ những điều kiện cần thiết cho phát triển của tha nhân: lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, dịch vụ văn hóa, sức khỏe, tự do, v.v. Hơn nữa, nguyên tắc công ích cần được áp dụng cách phổ quát, không phân biệt đối xử, đòi hỏi trách nhiệm của tín đồ. Đây là một yêu cầu rất khó thực thi do tính hướng ngã, vị kỷ “bẩm sinh” của mỗi người nói chung. Chính vì vậy, trong các bài giảng của mình, các giáo sĩ không ngừng mời gọi và kêu gọi tín đồ từ bỏ “cái tôi” quá lớn của mình và học tập gương Chúa Kitô trong việc phục vụ anh em mình, trước hết là những người nghèo khổ và yếu đuối cần được giúp đỡ.

Khẳng định tính nhân văn và nguyên tắc công ích của sử dụng tài sản trong đời sống của tín đồ Công giáo, nhân học xã hội Kitô giáo xuất phát từ sự công bằng và bác ái của mọi người trong việc phân chia tài sản như ân sủng của Thiên Chúa thông qua lao động. Tín đồ Công giáo luôn phải ý thức rõ và lao động cần cù để tài sản Chúa ban cho họ không bị lãng phí, mà phục vụ cho sự sống, phát triển, quan hệ tốt đẹp với tha nhân của họ. Vì tài sản là ân sủng của Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người, nên mỗi người đều có quyền sử dụng nó, nhưng phải sử dụng cách chính đáng, công bằng và vì mục đích cao cả nhất của Công giáo là “tình yêu tha nhân”, cách bác ái. Hiện nay còn có không ít những kẻ vị kỷ, ích kỷ trong cộng đồng tín đồ Công giáo, do vậy tại các buổi lễ, họ luôn được mời gọi nhận thức đúng giá trị đích thực của tài sản và sử dụng nó cách nhân văn, bác ái, chia xẻ với những thân phận rủi ro. Cũng có không ít tín đồ Công giáo lấy công việc kinh doanh, “kiếm tiền”

hoàn toàn phục vụ cho các mục đích cộng đồng, đem lại việc làm cho những người không có công ăn việc làm, đóng góp cho việc xóa đói giảm nghèo, làm từ thiện, v.v. Rõ ràng là những giá trị “công bằng” và bác ái đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng một trong những cám dỗ (“lợi”) lớn nhất của mỗi người. Và, nhân học xã hội Kitô giáo càng ngày càng cho thấy vai trò điều tiết, định hướng giá trị của mình đối với tín đồ Công giáo chính trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, khi mà “gian lận” và “chiến trường” đang ngự trị nơi làm giàu.

Nhân học xã hội Kitô giáo khẳng định tính chất công hữu của tài sản, tức là mỗi người đều có quyền được hưởng những điều kiện cần thiết cho sự sống và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 123 - 154)