Khái niệm nhân học xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 78 - 82)

Chương 3 : NỘI DUNG CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO

3.1. Khái niệm nhân học xã hội và nhân học xã hội Kitô giáo

3.1.1. Khái niệm nhân học xã hội

3.1.1.1. Khái niệm nhân học

Nhân học (tiếng Pháp là anthropologie) – đến từ nguyên nghĩa Hi Lạp logos

(khoa học, diễn từ) và anthropos (người) – là khoa học nghiên cứu về con người, ở

những phương diện khác nhau (sinh lý, tâm lý, xã hội...) với chủ đích đưa ra một

quan niệm chung về con người. Từ anthropologie xuất hiện lần đầu tiên ở Pháp năm

1832 (có lẽ từ này xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm của Magnus Hundt (Anthropologium, Leipzig, 1051) và rõ rệt hơn ở tác phẩm của Otto Cassmann (Psychologia anthropologica sive doctrina geminae naturae humanae, Hannover, 1594)). Tuy nhiên, trước đó, tại Đức, triết gia Emmanuel Kant (1724-1804) đã sử dụng từ này làm tiêu đề cho tác phẩm của ông: Anthropologie in pragmatischer Hinsischt (1798). Với tác phẩm này, con người được nghiên cứu như một thực thể biệt lập, xét như là “trung tâm vũ trụ” (chứ không còn như là một thành phần của vũ trụ); ngoài ra, con người được nhìn như một tổng thể (khác với các triết gia cổ điển

chú trọng đến linh hồn). Với Kant, nhân học là khoa học về con người được đúc kết

từ những kinh nghiệm và nhắm tới mục tiêu luân lý. Kant lấy lại cách phân chia các

môn khoa học cổ điển: sinh vật học, xã hội học và đạo đức học. Nhân học là phần thường nghiệm của môn đạo đức học.

3.1.1.2. Nhân học xã hội

- Sự hình thành nhân học xã hội

Chúng ta có thể ghi nhận rằng, ngay phái Khắc kỷ (Stoicism) cổ đại đã khu biệt giữa cái tồn tại “theo bản chất” với cái tồn tại nhờ “những mong muốn của con người”, song bước ngoặt triệt để quay lại với hệ vấn đề nhân học trong triết học ở thời cận hiện đại gắn liền với tên tuổi Kant (1724-1804). Chính ông đã đưa con người vào triết học với tính cách chủ thể nhận thức trung tâm. Theo ông, mọi sự

quan tâm của lý tính triết học đều xoay quanh ba vấn đề: 1. Tôi có thể biết gì? 2. Tôi cần phải làm gì? 3. Tôi có thể hy vọng vào cái gì? Với Kant, không phải tính chất của thực thể nhận thức tự thân nó, mà những đặc điểm của chủ thể nhận thức là nhân tố chủ yếu của nhận thức. Qua đó con người trong hoạt động nhận thức của nó trở thành khách thể quan tâm chủ yếu của triết học. Nền tảng của nhân học triết học hiện đại đã được Kant tạo dựng.

Trong triết học hậu Kant, nhân học xã hội được phát triển dưới hình thức duy tâm (Fichte, Schelling, Hegel) và dưới hình thức duy vật (Mác). Triết học Mác, đặc biệt là giai đoạn sơ kỳ của nó, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển tiếp theo của nhân học xã hội vì nó đề cập tới “bản chất tộc loại” của con người. Có thể khái quát đóng góp của Mác cho nhân học xã hội ở những điểm sau đây: Thứ nhất, bổ sung hoạt động thực tiễn, cải tạo xã hội cho hoạt động nhận thức của con người; Thứ hai, bổ sung bản chất xã hội cho bản chất tự nhiên của con người; Thứ ba, đưa nguyên tắc lịch sử vào cơ sở của nhận thức về con người. Nói cách khác, quan niệm duy vật lịch sử của Mác đặt ra mục đích vạch rõ các quy luật của sự phát triển xã hội, tức là có quan hệ với lịch sử của con người, chứ không phải với lịch sử của tự nhiên nằm ở trong thể xác con người. Mặc dù hai lịch sử này có liên hệ mật thiết và đan xen với nhau, song sự phân tích khoa học đòi hỏi phải chuẩn xác hóa cách tiếp cận, phương diện trọng tâm. Bản thân Mác đã từng nói rõ rằng, lịch sử xã hội là một bộ phận hiện thực của lịch sử tự nhiên, của quá trình con người hình thành giới tự nhiên trong con người và của con người (thế giới văn hóa xã hội). Do vậy khoa học tự nhiên bao hàm khoa học về con người ở chừng mực khoa học về con người bao hàm khoa học về tự nhiên: đây sẽ là một khoa học.

Tuy nhiên, triết học Mác về thực chất không xem xét chuyên sâu tính chủ quan, tính độc đáo và tính tự chủ của con người, vì Mác sống vào thời kỳ mà sinh lý học hoạt động thần kinh cao cấp của con người chưa ra đời, trước khi xây dựng các cơ sở của tâm lý học khoa học. Ông là nhà tư tưởng của thế kỷ XIX và đòi hỏi ông thâm nhập vào văn hóa theo con đường siêu nhiên (các lĩnh vực tri thức tâm linh,

Quay lại với quá trình hình thành nhân học xã hội, cần nhận thấy rằng, do ảnh hưởng của các nhân tố nêu trên, nhân học xã hội phương Tây đã đặt ra nhiệm vụ làm sáng tỏ cấu trúc thế giới tinh thần nội tâm của con người – tinh thần, ý thức phản tư, nhân cách, cá tính như tâm điểm những khác biệt mang tính nguyên tắc của loài Homo Sapiens và của mỗi đại diện riêng biệt của loài người. M.Scheler khẳng định rằng mỗi kinh nghiệm sống của con người đều mang tính hai mặt: nó mang tính sinh học và tinh thần đồng thời.

Các nghiên cứu nhân học xã hội hiện đại vượt ra khỏi quan niệm duy lý – khoa học về con người. Chúng xuất phát từ tính bất khả thể về nguyên tắc của việc định nghĩa con người về mặt logic hình thức. Vào năm 1919, trong bài viết “Bác bỏ giá trị”, M.Scheler hình thành nguyên tắc phương pháp luận, theo đó con người đa dạng và phức tạp tới mức mọi định nghĩa về nó đều không xác đáng. Bất kỳ thử nghiệm nào nhằm đưa ra định nghĩa nhất quán về con người đều có nghĩa là phủ định tự do và cá tính của con người. Do vậy, việc nhận thức bản chất và những biểu hiện đa dạng của con người chỉ là khả thể thông qua toàn bộ sự phong phú văn hóa hiện có, trong đó nhận thức khoa học đóng vai trò quan trọng nhưng không phải duy nhất.

- Nội dung đối tượng của nhân học xã hội

Hai nhiệm vụ tất yếu sẽ xuất hiện đối với mỗi lĩnh vực tri thức ở giai đoạn nó hình thành. Nhiệm vụ thứ nhất là nhận được địa vị độc lập trong hệ thống khoa học đã hình thành. Nhiệm vụ thứ hai là xác định và trình bày rõ nhất đối tượng, hay ít nhất là lĩnh vực những vấn đề nhận thức cụ thể của khoa học mới này. Nhân học xã hội cũng phải đối mặt với hai nhiệm vụ này, cho dù quá trình hình thành của nó về thực chất là kết quả của quá trình phân hóa nội tại của nhân học đại cương.

Những cách tiếp cận đa dạng với việc nghiên cứu con người ở thế kỷ XX đã tạo ra vô số tri thức khác nhau về tính chất, trình độ và hình thức, việc định hướng ở trong chúng ngày càng trở nên nan giải hơn. Tất nhiên cần phải xây dựng một số nguyên tắc phương pháp luận cho phép tạo ra một hệ thống tri thức nhân học xã hội tương đối ổn định. Điều này đòi hỏi giải quyết ba nhiệm vụ.

Thứ nhất, tiến hành kết hợp các hình thức và các phương pháp khoa học với các hình thức và các phương pháp nằm ngoài khoa học trong nhận thức con người,

kể cả ý thức thường nhật, kinh nghiệm không hợp lý và kinh nghiệm tôn giáo, tri thức bí truyền, nghệ thuật, v.v. Thứ hai, xác định vị trí và vai trò của nghiên cứu nhân học xã hội trong hệ thống các hình thức nhân học đa dạng, như nhân học triết học, nhân học văn hóa, nhân học sắc tộc, nhân học xã hội, v.v. Thứ ba, làm rõ cấu trúc của tri thức nhân học và địa vị của nhân học xã hội ở trong đó. Nói cách khác, một nhiệm vụ quan trọng của nhân học xã hội là xác định cách tiếp cận của mình đối với việc làm rõ phương diện trong toàn thể người mà nó coi là đối tượng nghiên cứu của mình.

Không đi sâu vào các quan niệm khác nhau về đối tượng của nhân học xã hội, chúng tôi cho rằng, khái niệm “nhân học xã hội” chỉ có thể nhận được nội dung nhân học độc lập và độc đáo khi đi từ con người, tính chủ quan của con người đến các hình thức xã hội khách quan của tồn tại người.

Nhân học xã hội là quá trình con người tự nắm bắt bản thân mình (trong thể thống nhất giữa tự nhận thức và tự thấu hiểu, giữa logic và cảm tính, hợp lý và không hợp lý, khoa học và nằm ngoài khoa học) như chủ thể của tồn tại. Nó đòi hỏi phải hợp nhất tất cả các khả năng nhận thức hiện có trong nền văn hóa lịch sử cụ thể - từ các khả năng nhận thức vị lợi – thực dụng cho tới các khả năng nhận thức chân lý khách quan.

Nhiều nhà văn hóa học hiện đại cho rằng việc nắm bắt con người trong tính toàn thể của nó đạt được nhờ nỗ lực của toàn bộ nền văn hóa. Một quan niệm phổ biến đã hình thành rằng, với tính cách khách thể của nhận thức, con người vượt ra khỏi khuôn khổ của bất kỳ lĩnh vực nhận thức cụ thể nào.

Nhân học xã hội không chia cắt bản chất của con người và xã hội, tất nhiên cũng không phủ định bản chất xã hội của con người, tính được quy định của nó bởi các quan hệ xã hội. Đồng thời nó cũng không biến con người thành một sự cô đặc giản đơn của các quan hệ xã hội, thành “nguyên tử vô nhân cách và vô cá tính” của các quan hệ xã hội. Sự đặc thù của nhân học xã hội là nó xem xét con người trong tính tự trị tương đối của con người. Tự do ý chí của con người, trách nhiệm và năng lực của con người tác động đến diễn biến của các sự kiện trong tự nhiên và xã hội

chính là cái biểu thị sự tự trị của con người. Sự tự trị này đặc trưng cho sự hiện diện trong bản tính người một sự “siêu việt hóa” đặc biệt của con người đối với thế giới tự nhiên (các dục vọng) và thế giới văn hóa xã hội, sự tách rời, sự không phụ thuộc vào chúng trong những trường hợp cụ thể.

Như vậy, có thể xác định nhân học xã hội là khoa học nghiên cứu những hiện

tượng thuộc thế giới tinh thần nội tâm của con người cho phép con người tự hiện thực hóa mình như chủ thể - người sáng tạo ra thực tại xã hội của mình. Nhân học xã hội cũng nghiên cứu các quy luật và cấu trúc của quá trình khách quan hóa những sản phẩm của thế giới tinh thần của con người.

Tóm lại, Nhân học xã hội đóng vai trò xác định trong việc hình thành một lĩnh

vực đối tượng nghiên cứu mới – quan hệ xã hội liên kết mọi người thành cộng

đồng, các phương tiện định hướng giá trị trong cộng đồng, các hình thức xã hội

hóa và văn hóa hóa cá nhân. Do có khách thể nghiên cứu đặc thù, nhân học xã hội

được đặc trưng bởi thuyết chủ toàn (holisme) như nguyên tắc quan niệm toàn vẹn về con người, xã hội và văn hóa. Cách tiếp cận nhân học xã hội cho phép né tránh sự đối lập thái quá giữa địa vị và quan hệ, chức năng và biểu hiện xã hội của con

người. Điều này cho phép nó tìm ra các con đường mới để hiểu con người tạo dựng

các nguyên tắc sinh hoạt trong quá trình sống cộng đồng như thế nào. Cách tiếp

cận nhân học xã hội cho phép loại bỏ quan niệm về con người như chủ thể phi thể xác, như ý thức thuần tuý. Lý thuyết nhân học xã hội hiện đại đặc biệt quan tâm đến

mối liên hệ giữa tính xác thịt và tính xã hội. Đối tượng của nhân học xã hội không

phải là các cấu trúc và các cơ chế chấn chỉnh quan hệ xã hội ở bên ngoài mọi tính

chủ quan và tính xác thịt, mà là logic và chiến lược hành động của cá nhân và của

các nhóm xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)