Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 33 - 36)

1.4.1. Những vấn đề luận án kế thừa

1.4.1.1. Đối với việc nghiên cứu tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo

Nội dung cơ bản của nhân học Kitô giáo được diễn tả trong Kinh thánh; được các Giáo phụ, các nhà thần học, các công đồng chung cũng như trong thông điệp của một số Giáo hoàng hệ thống hóa, bồi đắp các dữ kiện lịch sử và hơi thở của thời đại thành các luận điểm của nhân học Kitô giáo. Những luận điểm này xoay quanh việc trả lời cho câu hỏi: Con người là gì? Việc khảo sát những nội dung cụ thể của nhân học Kitô giáo trong luận án sẽ dựa trên những luận điểm này theo một trình tự vốn đã được thống nhất không chỉ trên lĩnh vực thần học, mà còn trên cách tiếp cận của khoa học nhân văn. Những luận điểm cơ bản đó là:

- Nguồn gốc và cấu tạo của con người, mối quan hệ giữa các yếu tố của con người; - Thân phận của con người: bao gồm những phẩm cách thiêng liêng cao quý, những yếu đuối bất toàn của con người;

- Con người trong các tương quan: với cái siêu việt (Chúa – đối thần), với tha nhân và với chính mình (đối nhân);

- Mục đích tối hậu của con người;

- Con đường để con người đạt tới mục đích tối hậu.

Luận án sẽ kế thừa sự diễn giải những quan niệm nhân học trong Kinh thánh cũng như trong dòng lịch sử tư tưởng Kitô giáo.

Đối với những nghiên cứu của khoa học nhân văn với tư tưởng nhân học Kitô giáo, luận án kế thừa việc phân tích cơ sở thực tiễn của những quan niệm về

thể nói, việc phân tích duy lý về những quan niệm trong nhân học Kitô giáo không nhằm mục đích “giải thiêng” về con người mà muốn truy nguyên về con người, lột tả thân phận và con đường hiện sinh của nó, đem con người đến sự tự ý thức và tự do.

1.4.1.2. Đối với việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân học Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam

Luận án kế thừa những nghiên cứu, đánh giá không chỉ của Giáo hội Công giáo Việt Nam mà còn của các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. Những nghiên cứu này đã chỉ ra cơ sở tư tưởng (nhân học Kitô giáo), không gian văn hóa, bối cảnh lịch sử, tâm lý… ảnh hưởng trên đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam; cũng như những biểu hiện “khác nhau” của đời sống đạo qua dòng lịch sử.

1.4.2. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra

1.4.2.1. Đối với việc nghiên cứu tư tưởng nhân học xã hội Kitô giáo

Có thể nói, hầu hết những nghiên cứu về nhân học Kitô giáo dưới nhãn quan Kitô giáo đều mang nặng tính “qui Kitô”, đây là nét đặc trưng, nhưng cũng mang nhiều hạn chế trong việc luận giải những giá trị khách quan dưới góc độ nhân học triết học. Những nghiên cứu của khoa học nhân văn đối với nhân học Kitô giáo, nếu không mang nặng tính phê phán thì cũng chưa đánh giá đúng mức “hạt nhân hợp lý”, những giá trị có tính phổ quát trong những quan niệm mang màu sắc tôn giáo của nhân học Kitô giáo.

Vậy nên, vấn đề đặt ra đối với việc nghiên cứu nhân học Kitô giáo là phải chỉ ra được những giá trị khách quan, những hạt nhân hợp lý có tính phổ quát trong những quan niệm của nhân học Kitô giáo. Đi từ cái nhìn thống nhất về con người, coi con người là trung tâm cho tất cả những nỗ lực đi tìm kiếm câu trả lời con người là gì? con người phải trở nên như thế nào và bằng cách nào? Luận án sẽ tập trung vào việc trả lời những câu hỏi như thế bằng việc viện dẫn giáo thuyết Công giáo, và luận giải, nhận xét những nội dung ấy dưới góc độ nhân học triết học.

1.4.2.2. Đối với việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân học Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam

Có thể nói, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung vào việc tìm hiểu vai trò của nhân học Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam, một số khía cạnh của vấn đề này thường được đề cập đến trong những nghiên cứu về đời sống đạo nói chung, hay trong việc nghiên cứu một khía cạnh nào đó của Công giáo ở Việt Nam như lịch sử, văn hóa, lễ nghi, tổ chức, v.v.

Luận án sẽ làm rõ những nội dung về vai trò của nhân học Kitô giáo trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam; đánh giá mức độ ảnh hưởng, giải mã những nguyên nhân tác động của nhân học Kitô giáo đến đời sống của người Công giáo Việt Nam. Luận án cũng sẽ đặc biệt lưu ý đến những sự chuyển biến trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam với một nhãn giới nhân học Kitô giáo được khai phóng bởi Công đồng Vatican II, cũng như sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, của xu hướng tục hóa, của phương tiện truyền thông và sự phát triển về mặt nhận thức của người Công giáo Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 33 - 36)