Những điều kiện kinh tế xã hội, chính trị và văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 36 - 46)

Chương 2 : SỰ RA ĐỜI CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO

2.1. Những điều kiện kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa và các tiền đề tư

2.1.1. Những điều kiện kinh tế xã hội, chính trị và văn hóa

Những điều kiện kinh tế - xã hội: Kitô giáo xuất hiện ở Palestina vào đầu thế

kỷ I sau Công nguyên (SCN). Palestina tên tiếng Do Thái là “Pelishit”, nghĩa là đất của người Pelishit, là tên một thành nhỏ ở phía nam đất Canaan. Từ thế kỷ XI trước Công nguyên (TCN), đất này bị tướng Josue chinh phạt và đặt dưới quyền đô hộ của người Do Thái. Đến khi Do Thái bị người La Mã đô hộ, toàn bộ miền đó được gọi là Palestina. Palestina là một miền đất nhỏ hẹp nằm bên cạnh các nước láng giềng rộng lớn là Syria ở phía bắc, Caldea, Assyria và Ba Tư ở phía đông, Ai Cập ở phía nam. Diện tích Palestina khoảng 26.300 km vuông, dưới thời Chúa Giêsu, dân số Palestina khoảng 10 triệu người. Bốn con sông lớn chảy qua Palestina là Oronte chạy ngược lên phía bắc, qua Antiokia rồi đổ ra Địa trung hải, Barada chảy sang phía đông, qua Damas và chảy vào sa mạc, Leonte đổ xuống phía nam, quặt sang tây để đổ vào Địa Trung Hải, Jordan chảy thẳng xuống phía nam và đổ vào biển Chết.

Sông Jordan chạy dài trên lãnh thổ Palestina như một con rết có hàng nghìn chi nhánh nhỏ chạy qua các cánh đồng và núi, chia cắt Palestina thành 4 miền địa thế khác nhau. Nằm cuối lưu vực sông là miền duyên hải cảnh sắc đơn bạc, chỉ có vài hải cảng ít quan trọng, như Joppe ở phía nam, Ptolemée ở phía bắc. Tiến xa hơn vào nội địa là những cánh đồng bao la bát ngát, cỏ cây, lúa ngô mọc tốt tươi, như các đồng bằng Saron, Esdrelon. Đây là miền đồng bằng trù phú, dân cư sống cuộc sống canh nông, sung túc. Bên cạnh các cánh đồng phì nhiêu này là những đồi núi tạo thành miền cao nguyên rất rộng, ở đằng sau chúng là thung lũng sông Jordan.

Người ta đôi khi cũng phân chia lãnh thổ Palestina theo hai bên tả và hữu sông Jordan. Miền Tả ngạn gồm 9 tỉnh đã nhượng cho thực dân Hy Lạp, dân Do Thái ít sống ở đây, do vậy văn hóa Do Thái ít có ảnh hưởng ở đây. Chúa Kitô đã gặp Joan

tiền hô bên tả ngạn sông Jordan, có vài lần qua bên này để giảng đạo, nên đây không phải là khu vực hoạt động chính của Ngài. Miền Hữu ngạn gồm ba miền bắc, trung và nam: bắc bộ là Galilea, trung bộ là Samaria và nam bộ là Judea.

Dân cư xứ Galilea gồm những người ngụ cư đến từ nhiều nơi, khác nhau về chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, v.v. (tên Galilea bắt nguồn từ galil haggiom, có nghĩa là đất của các dân). Dưới thời Chúa Giêsu, xứ này rất thịnh vượng. Sự thịnh vượng này sinh ra từ hai nguồn lợi lớn là đồn điền và biển hồ. Những cánh đồng bao la bát ngát, người ta trồng nhiều thứ ngũ cốc và hoa quả; hồ Tiberia rất nhiều loại cá phong phú, trở thành nguồn sống sung túc cho ngư dân tại đây.

Galilea cũng có nhiều thành thị nổi tiếng, như Sefourie vốn là thủ phủ của xứ này. Dưới đời Herode Antipa, người ta xây thành Tiberia và thiên đô về đó. Phúc âm nói tới nhiều thành, như Naim, Cana, Magdala, Nazaret (quê hương của Chúa Giêsu), Capharnaum, Coroxain và Betxaida. Ba thành cuối cùng thời ấy rất phồn thịnh, song đã bị hủy diệt hoàn toàn, nên nay không còn di tích gì để lại.

Miền trung Samaria nằm giữa Galilea và Judea. Người Do Thái thường coi dân xứ này là khác giống nòi do là từ thế kỷ III TCN, Vua nước Asyria chinh phục đất Samaria. Vua đuổi người bản địa đi và đưa người Babilon, Cuma, Avoth, Emath, Sepharvaim đến định cư ở đây. Sau đó, nhiều người Do Thái kết hôn với dân ngoại, bỏ đạo tổ tiên và sống theo tín ngưỡng của dân ngoại. Xứ này là miền đất không trù phú lắm, dân cư ít ỏi, xung đột giữa các dân ngoại luôn diễn ra do khác biệt về đức tin.

Xứ Judea là nam bộ của nước Palestina. Xét về mặt kinh tế, Judea là xứ nghèo nhất trong ba xứ. Song nó lại đóng vai trò quan trọng hơn về mặt tôn giáo, chính trị và văn hóa, vì Thánh đô đóng tại đây, ở đây có đền thờ Jerusalem, có Hội đồng Cộng tọa, có các đảng phái hoạt động tôn giáo, chính trị, v.v.. Đây cũng là xứ sinh ra nhiều nhân tài. Sách Talmud có câu: “Muốn làm giàu lên xứ bắc, muốn học giỏi xuống miền nam”.

Từ Địa trung hải đi vào, chúng ta trước tiên sẽ tiếp xúc với đất miền duyên hải. Địa thế xứ này rất đơn bạc, chỉ có hai cửa bể nhỏ là Joppe và Cesarea. Cửa bể này thuộc lãnh thổ Judea. Cesarea là thành phố lớn và phồn thịnh vào bậc nhất, chỉ

sau Jerusalem. Song người Do Thái vẫn gọi nó cách miệt thị là “Đế đô của ghê tởm và lộng ngôn”, vì nó là Tổng trấn La Mã và là tô giới của người ngoại. Nguyên trước thành này có tên là “Vọng lâu của Straton”, sau đó Herode sửa sang và cải hiệu là Cesarea để kính nhớ Hoàng đế La Mã.

Nói tới kinh tế - xã hội của Palestina thời Chúa Giêsu, không thể không nhắc tới Jerusalem. Thành này được gọi là hạt ngọc của Tiểu Á. Về cảnh náo nhiệt phồn hoa, nhiều đô thị khác nổi tiếng hơn. Nhưng cảnh đẹp thì không nơi nào sánh kịp Jerusalem. Vì vậy người Do Thái gọi nó là “đại đô”, các nơi khác là tiểu đô. Jerusalem được xây dựng trên một quả đồi, chỗ cao nhất là núi Sion ở phía nam Đền thờ, đo được 800 thước. Ba mặt thành là thung lũng: phía đông là Cedron, phía tây và nam là Hinnon (cũng còn gọi là Gehenna). Quanh thành Jerusalem có tường lũy bao bọc. Bên trong thành có lô nhô hàng trăm ngọn tháp cao. Phong cảnh ở đây rất đẹp, nên nó thu hút được rất nhiều khách du lịch đến từ tứ phương và qua đó đem lại một cuộc sống rất nhộn nhịp và giàu có cho người dân thành này. Dân số của thành chỉ khoảng 4 vạn, song khách du lịch hằng năm lên tới 3 triệu người!

Điều kiện chính trị: Trước tiên, chúng ta phác họa lịch sử chính trị nước

Palestina để dễ tiếp cận với chính trị ở đầu thế kỷ I SCN. Khoảng 20 thế kỷ trước kỷ nguyên, nước Do Thái là bộ lạc dưới quyền cai quản của tổ phụ Apraham. Sau khi thành lập được 2-3 thế kỷ, bộ lạc này bị Ai Cập bắt làm nô lệ gần 400 trăm năm. Đến thế kỷ XII, Moise giải phóng dân Do Thái, Josue đưa họ đến định cư tại Canaan, tức Palestina bây giờ. Thế kỷ XII-XI TCN, dân Do Thái là một quốc gia hùng mạnh, nổi danh về võ bị dưới thời Davit, nổi tiếng về thương mại và học thuật dưới thời Solomon. Đến thế kỷ X-IX, nước Do Thái bị suy tàn do nội chiến. Sau 3 thế kỷ, Do Thái bị Asyria và Babilon xâm chiếm, bắt làm nô lệ. Ba Tư và Hy Lạp cũng xâm chiếm Do Thái, sau đó Syria cai trị họ rất tàn nhẫn. Năm 167, Mathathia và con ông là Juda Macabeo đã đứng dậy khởi nghĩa, giành thắng lợi vào năm 163. Từ đây, Do Thái được tự chủ đúng 1 thế kỷ dưới triều đại Macabeo. Triều đại này kéo dài đến năm 67. Vào thời điểm này, trong nước có loạn và người La Mã đã nhằm thời cơ xâm chiếm.

Năm 67, Nữ hoàng Alexandra băng hà, để lại 2 thái tử là Hyrcan II và Aristobule II. Đáng ra ngôi báu phải thuộc về Hyrcan, nhưng do tính khí nhu nhược, mất lòng dân, nên Aristobule ham quyền và tàn bạo đã thừa cơ cướp ngôi. Trong cảnh huynh đệ tương tàn trong nhà Macabeo diễn ra, nhân vật thứ ba là Antipaler xuất hiện trên diễn đàn chính trị. Người này thuộc dòng dõi Idumea quý phái, đến với danh nghĩa ủng hộ Hyrcan. Nhờ xu nịnh mà Hyrcan giao cho Antipaler kéo quân vào Jerusalem đánh đuổi Aristobule để chiếm lại ngôi báu.

Lúc ấy Pompe là đại tướng La Mã đang chinh phạt Tiểu Á, kéo quân tới Syria. Hai anh em Hyrcan và Aristobule đem việc tương tranh đến xin đại tướng phân xử. Hyrcan được đại tướng công nhận là vị kế nghiệp cha ông trị nước. Không khuất phục, Aristobul khởi quân đánh thành. Thừa cơ hội ấy, Pompe tới vây thành, bắt Aristobule làm tù binh theo hầu xa giá về Rome. Đại tướng sát nhập Palestina vào thuộc địa Syria. Ông đặt Hyrcan làm chức thượng tế kiêm vương trưởng, cai trị xứ này dưới quyền kiểm soát tối cao của tổng trấn Syria. Sự kiện này diễn ra vào năm 63 TCN, đánh dấu sự chấm dứt độc lập của người Do Thái.

Hyrcan làm vương trưởng gần 20 năm thì Pompe bị Cesar Julio đoạt quyền lên cai trị. Nhận thấy vương trưởng Hyrcan không có thế lực, Aristobule ngầm vận động triều quyền La Mã và ông được Cesar tin dùng, phong làm toàn quyền Judea. Hyrcan vẫn giữ chức vương trưởng.

Hai năm sau, Antipater bị đầu độc chết, để lại 2 người con là Phasael và Herode. Cả hai đều được triều La Mã trọng dụng. Phasael được bổ làm toàn quyền xứ Judea, Herode làm toàn quyền xứ Galilea. Ông này sau được phong làm đại tướng quân đội La Mã đóng ở Celesyria. Bấy giờ dân man rợ Parthe đến quấy nhiễu biên thùy. Hai anh em Phasael phải kéo quân đi chinh phạt. Antigon là con của Aristobule II thừa cơ báo thù cho cha, ông bắt sống được Phasael và triệt hồi Herode. Herode thoát thân, chạy sang La Mã cầu cứu. Tòa thượng nghị phong ông làm vua nước Do Thái và Idumea, giúp binh lực cho về nước. Sau 3 năm chinh phạt, ông chiếm lại Jerusalem, giết chết Antigon và lên ngôi báu. Ông cai trị tới tận năm 4 TCN.

Dưới nhãn quan người Do Thái, Herode là một kẻ gian hùng đến xâm lược đất nước và cai trị như một tên bạo chúa. Tất cả mọi người đều ác cảm và oán giận hắn. Toàn thể quốc dân tiếc nhớ Vua Macabeo, những người đã xây dựng nền độc lập cho nước nhà. Herode làm vua có nghĩa là người La Mã cai trị. Tổ quốc họ mất quyền tự chủ. Biết thế nên, một mặt, Herode hết sức lấy lòng người La Mã, xu nịnh Hoàng đế Octavio, mặt khác – dã tâm trừ khử những người yêu nước, đặc biệt dòng họ Macabeo. Ý đồ này làm cho Herode trở nên vô cùng độc ác, thậm chí sát hại cả người hoàng tộc.

Để hiểu rõ bối cảnh chính trị nước Palestina thời Chúa Giêsu, chúng ta cần biết rõ cách tổ chức hành chính trong nước. Nước Palestina chia ra thành nhiều tỉnh, quận, xã. Các đại biểu của dân hợp thành hội đồng địa phương. Đứng trên hội đồng địa phương có hội đồng Cộng tọa.

Hội đồng địa phương: quận hạt nào có trên 120 hộ tịch, thì có quyền tổ

chức một hội đồng để phân xử những công việc thường nhật. Hội đồng này có 23 hội viên, tuyển trong số các đại biểu của dân. Viên giám đốc hội đồng địa phương đang tại chức làm chủ tịch. Phúc âm Matheu có nhắc tới những hội đồng này.

Hội đồng Cộng tọa: sau khi bị lưu đầy ở Babilon về, Esdra và Nehemia nhận

thấy cần phải có một hội đồng toàn quốc chịu trách nhiệm về việc kiến thiết quốc gia, nên đã thành lập hội đồng Cộng tọa này. Dưới thời thuộc địa của La Mã, Gabino, Tổng trấn Syria đã chia nước Palestina ra làm năm địa phương. Mỗi địa phương có một hội đồng của địa phương này: Gadara, Jerico, Amathonte, Sephori và Jerusalem. Nhưng về sau, Hội đồng Jerusalem dần dần đã lấn át quyền lợi của các hội đồng miền khác. Rốt cuộc, Hội đồng Jerusalem đã chiếm đoạt quyền cai quản toàn quốc.

Hội đồng Jerusalem đổi tên thành “Cộng tọa” giữ quyền tối cao trong việc xét xử những việc quan trọng phần đời, cũng như phần đạo. Dưới thời thuộc địa của La Mã, Hội đồng Cộng tọa không được tham dự chính trị, song vẫn còn có quyền kết án tử hình. Song, điều này cũng đòi hỏi phải được lệnh Tổng trấn La Mã đồng thuận.

Hội đồng Cộng tọa gồm 70 hội viên. Các hội viên chia làm 3 ban: trưởng tế, luật sĩ và hào mục hay kỳ lão. Ban trưởng tế phần đông là người thuộc phái Sadukeu; ban luật sĩ đa số là người thuộc phái Pharisieu. Vị thượng tế đương chức là chủ tịch hội đồng.

Hội đồng Cộng tọa thường họp ở căn phòng bên cạnh đền thờ gọi là Gaxit, nằm kề bên điện Xyste. Hội đồng phải họp vào ban ngày, trừ phi có việc khẩn cấp và có đủ luận cứ thì mới được hội đồng họp ở nơi khác, vào thời gian khác. Đó là trường hợp hội đồng họp để xem xét việc kết án tử hình Chúa Giêsu: Hội đồng họp tại phủ thượng tế Caipha và họp vào ban đêm.

Điều kiện văn hóa: văn hóa của người Do Thái thời Chúa Giêsu chủ yếu được

thể hiện qua quan niệm tôn giáo của họ và những hoạt động văn hóa tâm linh tương ứng (ngày lễ). Đó là quan niệm của họ về Thiên Chúa, thiên thần và quỷ dữ, loài người, cứu thế.

Về Thiên Chúa: Nếu các dân tộc đương thời chủ yếu theo đa thần giáo, thì duy

nhất dân tộc Do Thái ngay từ đầu đã theo độc thần giáo. Thực tế này phản ánh tinh

thần cố kết dân tộc cao là một truyền thống ngàn đời của người Do Thái, vì “thần” ở đây chính là hệ giá trị văn hóa tinh thần được toàn bộ dân tộc “tôn kính trên hết mọi sự” (“giống như mỗi nhà chỉ có một nóc”, một bàn thờ, một cha). Sau thời bị đầy ải ở Babilon, người Do Thái càng ý thức sâu sắc hơn độc thần giáo. Mỗi khi làn sóng đa thần giáo của các dân tộc ngoại bang tràn vào đất nước họ, toàn thể dân tộc Do Thái luôn đoàn kết thành một khối thống nhất để bảo vệ tôn giáo độc thần của họ.

Hạn chế lớn nhất của độc thần giáo Do Thái là nó mang đậm sắc thái dân tộc là trung tâm: họ đặt điều kiện tiên quyết để người ngoại quy đạo của mình là nhập tịch Do Thái. Hơn nữa, họ tự mạo nhận mình là dân tộc duy nhất được Thiên Chúa tuyển chọn và ban ân sủng, các dân tộc khác không xứng đáng! Chính yếu điểm này sẽ được Chúa Giêsu khắc phục trong Tân ước.

Để bài trừ những học thuyết đa thần giáo, các nhà luật sĩ (phái Pharisieu) đã đi tới chỗ quá khích và bóp méo, làm sai lệch tinh thần tôn giáo. Họ hình dung Thiên Chúa là một Thượng đế tối cao, không một loài thụ tạo nào có thể tiếp cận và tiếp xúc. Do vậy, các tín đồ của Thiên Chúa giáo phải coi mình là nô lệ. Thuật ngữ

“Cha” mà phái Pharisieu sử dụng để chỉ tên “Thiên Chúa” chỉ có mục đích né tránh tên húy, chứ không bao hàm ý nghĩa thành thực và êm ái của danh từ này. Chính vì vậy Chúa Giêsu đã lên án dữ dội giáo phái này, kiên quyết thay đạo “Tôi Chúa” của họ thành đạo “Cha Con” theo tinh thần Tân ước.

Về Thiên Thần và quỷ dữ: Người Do Thái tin là có Thiên Thần. Song quan

niệm của họ được mở rộng quá mức sau cuộc lưu đày về. Họ tin có hai hạng: thần lành và thần dữ. Quan niệm của họ gần gũi với quan niệm của người Ba Tư về Nhị thần đối phản (Machenisme – đạo Thiện Ác): Thiên Thần và quỷ dữ là loài thụ tạo do Thiên Chúa tác thành và luôn hoạt động dưới quyền Ngài điều khiển. Chúa Giêsu sẽ đưa ra quan điểm “tự do ý chí” qua sáng thế luận từ hư không.

Về loài người: Các vấn đề về cứu độ nhân loại, về thưởng phạt luôn làm cho

người Do Thái bận tâm. Quá trình Cựu ước cho thấy họ dần dần nhận thức ngày một rõ hơn thực chất của các vấn đề này.

Có thể nói, người Do Thái đã nhận được những nền tảng sâu xa về giáo lý này từ ngày Thiên Chúa mặc khải cho họ Luật trên núi Sinai. Họ tin vững chắc rằng, Thiên Chúa công bằng và thánh thiện. Thiên Chúa công bằng vì Ngài không thể không trừng phạt tội ác. Thiên Chúa thánh thiện vì Ngài đòi hỏi con người phải sống theo Luật siêu nhiên. Sự thưởng phạt ở đời này chưa đủ để khuyến thiện trừng ác. Trái lại, nhiều khi lắm kẻ làm việc ác lại được thịnh, nhiều người làm việc thiện lại bị khổ, v.v.. Thiên Chúa công bằng tất phải lập lại một trật tự mới trong cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 36 - 46)