Khái niệm nhân học xã hội Kitô giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 82 - 88)

Chương 3 : NỘI DUNG CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO

3.1. Khái niệm nhân học xã hội và nhân học xã hội Kitô giáo

3.1.2. Khái niệm nhân học xã hội Kitô giáo

Để tiếp cận toàn diện với nhân học xã hội Kitô giáo, theo chúng tôi, chúng ta cần phải xuất phát từ nội dung chung của một loại nhân học đặc thù là nhân học tôn giáo, sau đó là biểu hiện xác định của nó – nhân học Kitô giáo và cuối cùng và nội

3.1.2.1. Nhân học tôn giáo

Nhân học tôn giáo là các quan niệm về con người trong quan hệ của nó với các thần, với Chúa, với cái thần thánh (đối thần) trong các tôn giáo dân tộc và các tôn giáo thế giới; chúng cũng thường thể hiện là một bộ phận hay một bộ môn của thần học và của triết học tôn giáo. Các thần thoại bao hàm sự tự nhận thức của con người, các quan niệm về sứ mệnh và quan hệ của nó với thần linh và với vũ trụ, kể về nguồn gốc của con người, về sự khác biệt của họ so với thần linh, động vật, về sự khác biệt giữa các dân tộc. Các di tích tôn giáo giữ lại quan niệm về bản chất của con người, về bản tính, sự tồn tại và địa vị của con người trong vũ trụ, về mối tương quan giữa cái hiện hữu và cái cần hiện hữu, giữa tinh thần và thể xác trong con người. Tính mâu thuẫn của con người được nhận thức trong các tôn giáo như sự tồn tại của con người ở nơi giáp ranh giữa cái đích thực và cái không đích thực, giữa cái thần thánh và cái thế tục, giữa cái siêu nhiên và cái tự nhiên, giữa bản tính hữu hình và bản tính vô hình. Việc so sánh các quan niệm tôn giáo về nguồn gốc và sứ mệnh của con người chứng tỏ có rất nhiều quan niệm đa dạng về tồn tại hạ giới và tồn tại thượng giới của họ, về những khả năng bên trong và bên ngoài, về tự do và bổn phận của con người. Tính đa dạng này của những quan niệm tôn giáo về con người phù hợp với tính đa dạng của bản thân tồn tại người. Thí dụ, các nhà thần học Kitô giáo đã sử dụng các học thuyết triết học cổ đại để biểu thị quan niệm của mình về con người. Nhân học triết học tôn giáo, triết học Kitô giáo về con người đã phát triển lúc đầu trong khuôn khổ của thần học, sau đó đã độc lập hơn. Đặc trưng cho nhân học Kitô giáo là định nghĩa về con người như tạo phẩm có lý tính của Chúa, được tạo ra theo khuôn mẫu của Chúa, tạo phẩm nhận được mệnh lệnh trở thành Chúa, như động vật có lý tính, hữu tử, thể xác có linh hồn, có lý tính (Joan Damaskin).

3.1.2.2. Nhân học Kitô giáo

Nhân học Kitô giáo là học thuyết về con người. Bản chất của Kitô giáo mang tính nhân văn: Phúc âm là mạc khải của Thiên Chúa về bản tính, số phận và con đường cứu rỗi con người. Nhưng, trái ngược với điều đó, trong Kitô giáo, nhân học

nàn. Việc phê phán Giáo hội chủ yếu xoay quanh những luận điểm cho rằng, Kitô giáo không làm sáng tỏ bản chất của con người. Nguyên nhân của tình trạng này là chỉ có một bộ phận nhỏ nội dung nhân học của Kitô giáo tồn tại dưới hình thức của nhân học chuẩn tắc, tức tri thức khoa học về con người kinh nghiệm. Phần lớn nội dung của nó mang tính chất ẩn náu, được biểu thị dưới hình thức và bằng các khái niệm phù hợp với các cách suy lý khác – thần học và chủ nghĩa khổ hạnh. Hai lối suy lý này do bản thân Kitô giáo sinh ra và biểu thị bản chất nhất thể của nó, trong khi lối suy lý mô tả khoa học không phù hợp với nội dung của Kitô giáo.

Hình thức thần học trước hết mã hóa các phương diện bản thể luận của nhân học, ghi nhận mối liên hệ giữa nhân học với bản thể luận, làm sáng tỏ thực chất của tồn tại người và bối cảnh người. Nhân học Kitô giáo, ghi nhận những đặc điểm chủ yếu của nó: 1) có cấu trúc bản thể luận – nhân học Kitô giáo không đề cập đến một bản chất duy nhất. Con người không những được một bản tính có sẵn quy định, mà còn được quy định bởi quan hệ với một bản tính khác (Chúa) – “đối thần”; 2) tính chỉnh thể bản thể luận, chủ nghĩa chủ toàn – vốn có cấu trúc phức tạp, con người là một chỉnh thể thống nhất trong quan hệ với Chúa và trong số phận sinh tồn của mình (thống nhất giữa đối thần với đối nhân trong chỉnh thể người); 3) tính có mục đích và năng động về mặt bản thể – nhân học Kitô giáo nói đến sứ mệnh tồn tại của con người mà nó cần hoàn thành; 4) tự do bản thể – con người lựa chọn chấp nhận hay bác bỏ, thực hiện hay khước từ sứ mệnh của mình (tự do ý chí); 5) tính cởi mở hậu thế luận – hoàn thành sứ mệnh tồn tại sẽ kéo theo sự chuyển biến về bản thể, khắc phục được giới hạn của bản tính người hiện có.

Với tính cách là sự tiếp nối nhân học Cựu ước, nhân học Tân ước có thể được gọi cụ thể hơn là nhân học Kitô giáo theo đúng nghĩa của từ này, song nó vẫn giữ lại cơ sở thống nhất của tư tưởng Kitô giáo.

Tồn tại người được Kitô giáo nêu đặc trưng là tồn tại thế tục (được tạo thành, tức tồn tại người): hành vi sáng tạo của Chúa làm xuất hiện vạn vật từ hư vô. Kinh thánh biểu thị sự hiện diện của thế giới và con người trong tính hữu hạn không do Chúa đòi hỏi thông qua truyền thuyết về sự suy đồi và tội tổ tông. Học thuyết Kitô

mang tính con người là trung tâm sâu sắc: khác với bức tranh về thế giới của thời cổ đại, con người ở đây không phải là một bộ phận, mà là trung tâm của tồn tại thế gian, toàn bộ vấn đề về số phận của tồn tại thế tục là vấn đề về con người, do vậy, xét về mặt bản thể, tồn tại thế tục được đồng nhất với tồn tại người. Hai nhân tố trong việc kiến tạo thế giới thế tục góp phần sự cứu rỗi là: sự hiện diện phương diện không bị suy đồi của tồn tại thế tục, nó có thể trở thành bản thể của tồn tại thế tục được cứu rỗi, cũng như một trong những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa con người là trung tâm trong Kinh thánh – luận điểm về hình ảnh và sự tương tự của Chúa ở trong con người. Quan niệm chú giải học về đề tài nhận thấy sự tương đồng giữa Chúa và con người như “hình ảnh” và “sự tương tự” có tính chất bản thể luận khác nhau. Hình ảnh của Chúa trong con người được xem xét như một khái niệm ít biến đổi, mang tính bản chất hơn: nó thường được nhận thấy ở những dấu hiệu, đặc điểm nội tại nào đó về bản chất và cấu trúc của con người – những thành tố của cấu trúc ba thành phần, lý tính, sự bất tử của linh hồn, v.v., hơn nữa là sự phù hợp mang tính tượng trưng. Sự tương tự được xem là nguyên lý động thái: năng lực và sứ mệnh của con người phải trở nên tương tự với Chúa, đó là những cái mà, khác với hình ảnh, con người có thể không hiện thực hóa và đánh mất.

3.1.2.3. Nhân học xã hội Kitô giáo

Nhân học xã hội Kitô giáo là tổng thể các quan niệm và học thuyết về con người cộng đồng xuất hiện trong khuôn khổ thần học và triết học Kitô giáo. Dưới biến thể cổ điển của mình, nhân học xã hội Kitô giáo bắt nguồn từ Augustino, học thuyết về con người của ông đặt nền móng cho truyền thống nhân học xã hội Kitô giáo. Con người thể hiện là một thực thể có được mục đích tồn tại của mình nhờ trực giác Chúa cùng với các phương diện Thống nhất, Hạnh phúc, Chân lý và Đẹp, có can hệ với tính vĩnh hằng và đồng thời cũng được triển khai trong không - thời gian, mang trong mình thời hiện tại đang biến mất, gắn liền với quá khứ và tương lai.

Sự cảm nhận sâu sắc về động thái của tồn tại người làm cho Augustino trở thành nhà tư tưởng hòa nhịp với những tìm tòi không những của các môn đệ của ông trong khuôn khổ truyền thống nhân học xã hội Kitô giáo ông đặt nền móng, mà

còn của các nhà lý luận của chủ nghĩa hiện sinh ở thế kỷ XX. Nhân học xã hội của Augustino đòi hỏi sự linh ứng của tâm thần nhờ ánh sáng của Chúa, nó cấu thành hệ đề tài cho phép ông đặt ra vấn đề độc đáo về quan hệ giữa niềm tin và tri thức, quyền uy và lý tính. Sự tự do bộc lộ ý chí của con người mang trong mình khả năng xuất hiện của cái ác và ân sủng bắt nguồn từ Chúa cứu rỗi những người được tuyển, giúp đỡ con người đi theo con đường đức hạnh, - một nội dung quan trọng nữa trong những suy luận của Augustino và các môn đệ của ông. Con người được Augustino xem xét đồng thời là thực thể bị vấy bẩn bởi tội lỗi và cái ác ở “nước thế gian” và có can hệ với cộng đồng giáo hội – “Nước Chúa”, quá trình hình thành lịch sử thế tục diễn ra trong sự đối kháng ấy. Biến thể nhân học xã hội của Augustino chiếm ưu thế trong triết học trung cổ cho tới thế kỷ XII.

Biến thể nhân học xã hội của Thomas Aquinas giữ lập trường thống trị ở thế kỷ XIII, học thuyết của ông về con người bắt đầu lấn lướt các biến thể khác nhau của thuyết Augustino. Theo Aquinas, tồn tại Chúa cấu thành cơ sở cho tính khả thể của tồn tại người hài hòa, vì những tính quy định cơ bản (những cái siêu việt) của tồn tại Chúa là Thống nhất, Hạnh phúc, Chân lý và Đẹp. Những cái siêu việt dường như nuôi dưỡng tất cả mọi thang bậc của tồn tại được sáng tạo ra và được con người tái hiện một cách có ý thức ở thang bậc cao nhất trên thế gian. Khác với Aristotes, Aquinas cho rằng, bộ phận trí tuệ của tâm thần dường như đồng hóa các bộ phận thực vật và động vật và qua đó tạo ra khả năng thối rữa của chúng. Biến thể nhân học của Thomas hướng con người vào việc đạt tới hình thức của những sự vật thực tại ngay từ đầu đã hiện diện trong lý tính của Chúa và cần phải trở thành tài sản của trí tuệ dưới dạng các khái niệm bằng con đường xử lý vật liệu kinh nghiệm của cảm tính. Thomas khẳng định rằng trí tuệ mang tính thứ nhất đối với những quyết định của ý chí con người. Mục đích tối cao của con người trong biến thể nhân học của Thomas là việc trực giác Chúa, và chính trên con đường đó, cá nhân cần nhận được tổng thể những phẩm chất trí tuệ, đạo đức và thần học. Khác với Augustino, Thomas tin vào khả năng cùng tồn tại hòa bình giữa “nước thế gian” và “Nước Chúa”.

Kitô giáo lãng mạn chủ nghĩa xuất hiện trong cuộc luận chiến chống lại triết học duy lý cận đại và các tư tưởng Khai sáng ở thế kỷ XVIII - XX, trong lĩnh vực nhân học xã hội diễn ra các cuộc tranh luận giữa những người ủng hộ đường lối Augustino đổi mới và đường lối Thomas chính thống. Dựa vào di sản của Augustino và Pascal, M.Mel de Birane phát triển học thuyết duy linh chủ nghĩa căn cứ trên vai trò hàng đầu của kinh nghiệm tâm linh nội tâm. D.Newman đề xuất hàng loạt tư tưởng nhân học độc đáo, ông chủ yếu tuân thủ truyền thống Augustino; tư tưởng của ông trở nên phổ biến trong thời đại đổi mới Kitô giáo ở thế kỷ XX. Nhân học Thomas trở thành trọng tâm của thuyết Thomas mới xuất hiện ở thế kỷ XX.

Được các trào lưu khác nhau của nhân học xã hội Kitô giáo tiếp nhận ở nửa đầu thế kỷ XX, định hướng con người là trung tâm luận đã quy định sự quan tâm của chúng đến hiện tượng “hoạt động lịch sử văn hóa” của chủ thể. Xuất phát từ việc phân tích sự đặc thù của tồn tại người trong các học thuyết của mình, đại diện của các trường phái nhân học xã hội Kitô giáo khác nhau không khước từ các định hướng truyền thống của thế giới quan Kitô giáo, mà thực hiện chúng theo một con đường hoàn toàn khác: bản thân động thái của thế giới nội tâm của chủ thể sáng tạo ra văn hóa và lịch sử, theo họ, có sứ mệnh dẫn đến Chúa. Họ phác họa cá nhân ngay từ đầu đã có bản tính thần thánh, không thể nằm ngoài mối quan hệ với Chúa.

Công đồng Vatican II (1962-1965) đưa ra đường lối đổi mới, kích thích quá trình tái định hướng chủ nghĩa con người là trung tâm của thần học và triết học Kitô giáo. Nhân học xã hội trở thành địa bàn của những cuộc tranh luận và sáng tạo tự do. Các quan điểm nhân học xã hội của chủ nghĩa hiện đại trước kia được bàn đến không còn trở thành đối tượng phê phán và thậm chí được trích dẫn trong các văn bản chính thức của Giáo hội. Các tư tưởng nhân học xã hội phi truyền thống đã xuất hiện: “Kitô luận từ bên dưới”, “thần học lao động”, “thần học giải phóng”. Tuy nhiên, thuyết Thomas mới tiên nghiệm vẫn là khuynh hướng chủ đạo của nhân học xã hội Kitô giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)