Địa vị của con người trong xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 88 - 95)

Chương 3 : NỘI DUNG CỦA NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO

3.2. Các phương diện nội dung cơ bản của nhân học xã hội Kitô giáo

3.2.1. Địa vị của con người trong xã hội

Quan niệm về con người và vai trò của cá nhân trong Kinh Thánh là cơ sở lý luận của học thuyết nhân học xã hội Kitô giáo. Thần học Kitô giáo nhấn mạnh, cội nguồn và mục đích hàng đầu của đời sống xã hội là bảo vệ, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người, là giúp đỡ cá nhân thực hiện chính xác những yêu cầu, giá trị của đạo đức và văn hóa đã được Chúa xác lập cho mỗi người và cho toàn thể loài người [57, tr.64]. Theo họ, cá nhân con người thể hiện là phạm trù nằm ngoài thời gian, ngoài lịch sử, với nó thì xã hội là cái ở bên ngoài, chỉ có khả năng trợ giúp hay cản trở sự thăng tiến của con người, bởi mọi sự đều do Thiên Chúa tạo dựng và xếp đặt. Theo quan niệm đó, về quan hệ giữa cá nhân với xã hội, cá nhân đứng trên xã hội, cấu thành nội dung của chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo. Điều này có thể ngăn chặn những mưu toan biến cá nhân thành phương tiện cho mục đích của những kẻ nhân danh xã hội, nhân danh mục đích chung của xã hội.

Yêu cầu bắt đời sống xã hội phục tùng lợi ích của cá nhân mang một nội dung nhân văn, đòi hỏi tạo dựng hệ thống quan hệ xã hội xác định để bảo đảm hình thành

cá nhân phát triển toàn diện và được giải phóng khỏi bóc lột, đáp ứng những nhu cầu của con người. Chính lý tưởng nhân văn cao cả này đã được C.Mác khẳng định như mục đích tối cao của phong trào cộng sản. Điểm khác biệt cơ bản của quan điểm Kitô giáo với chủ nghĩa Mác về vấn đề này là nó chỉ đề cập tới xã hội chung chung và cá nhân trừu tượng chứ không bàn về vấn đề xã hội, con người cụ thể. Các nhà thần học Kitô cho rằng: “Không phủ nhận vai trò của xã hội tác động tới lương tâm, song chúng tôi không nghĩ rằng xã hội tạo nên sự kiện lương tâm. Nếu con trẻ bước đi được vì người ta tập đi cho nó, song trước hết vì nó có chân trước đã” [109, tr.193]. Mặt khác, nó đặt ra những yêu cầu cơ bản là phải gắn với những “giá trị tôn giáo và văn hóa”. Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II khẳng định:

Khi tra cứu “nguyên nhân của sự vật”, đồng thời muốn tìm kiếm câu trả lời cuối cùng và trọn vẹn nhất, lý trí con người sẽ đi tới tột đỉnh và mở ra thế giới của tôn giáo. Tính tôn giáo chính là biểu hiện thanh cao nhất của con người vì nó chính là cao điểm của mọi bản tính có lý tính. Tính tôn giáo xuất phát từ khát vọng sâu xa của con người - khát vọng tìm kiếm sự thật - nhưng tính tôn giáo cũng là nền tảng cho việc tìm kiếm thế giới thần linh tự do và riêng tư [43, tr.37].

Rõ ràng cách tiếp cận này là cách tiếp cận nhân học văn hóa. Bởi nó coi con người trước hết và trên hết là một thực thể văn hóa, còn tôn giáo cấu thành hạt nhân của văn hóa, tức cấu thành những giá trị nhân văn cơ bản của nếp sống con người. Như vậy, việc bắt xã hội phục tùng lợi ích của cá nhân thể hiện là việc khẳng định vai trò hàng đầu của tôn giáo trong đời sống xã hội của con người. Cách đặt vấn đề như vậy có hạn chế ở chỗ nó đẩy xuống hàng thứ yếu vấn đề cải biến xã hội hiện tồn mà chỉ có triết học Mácxít mới có thể giải quyết một cách triệt để. Nói cách khác, theo Kinh thánh vấn đề phát triển và hoàn thiện nhân cách con người hoàn toàn được nhìn nhận từ góc độ nhân học văn hóa, bị tách rời khỏi vấn đề giải phóng con người, loài người khỏi áp bức và bóc lột. Không phải ngẫu nhiên mà hệ giá trị đạo đức Kitô giáo (thể hiện trong Mười điều răn của Chúa) chủ yếu có liên quan đến những giá trị nhân văn mà người Kitô hữu đều phải tuân thủ. Đây vừa là mặt tích cực, đồng thời cũng là mặt hạn chế của nhân học Kitô giáo. Nó đảm bảo

sự trường tồn của Kitô giáo, song cũng đặt ra những vấn nạn đối với tôn giáo này trong việc giải quyết những vấn đề phát triển của cá nhân trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể.

Vấn đề quan hệ giữa cá nhân và xã hội chủ yếu được Kinh thánh bàn đến ở khía cạnh công bằng, vừa theo nghĩa phán xét, vừa theo nghĩa đức độ thanh liêm của con người theo mẫu mực là Thiên Chúa. Theo Kinh thánh, từ xa xưa người Do Thái đã đưa ra yêu cầu về sự công bằng xã hội. Trước hết, người ta đòi hỏi các vị thẩm phán phải liêm khiết, vô tư thi hành chức vụ:

Anh (em) phải đặt cho các chi tộc của anh (em) những thẩm phán và ký lục trong mọi thành mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em); họ sẽ xét xử dân cách công minh. Anh (em) không được làm sai lệch công lý, không được thiên vị ai và không được nhận quà hối lộ, vì quà hối lộ làm cho những kẻ khôn ngoan hóa ra đui mù và làm hỏng việc của những người công chính. Anh (em) hãy theo đuổi sự công chính, chỉ sự công chính mà thôi [44, tr.298].

Và “không được làm điều bất công khi xét xử, cũng như khi đo đạc hay cân đong. Các ngươi phải có cán cân đúng, quả cân đúng, đúng thùng, đúng lít” [44, tr.201]. Trong mọi trường hợp, “khi người ta có chuyện tranh chấp với nhau, thì họ sẽ đi hầu toà, và tòa sẽ phân xử cho họ: tòa sẽ công bố người công chính là công chính, kẻ có tội là có tội” [44, tr.308]. Hơn thế nữa: “Bênh vực kẻ ác, kết tội chính nhân, hai việc này đều làm Đức Chúa ghê tởm” [44, tr.1010].

Tuy nhiên, những điều tốt đẹp đó cũng chỉ là mơ ước của người dân lao động thời Cựu ước, vì trong thực tế nạn bất công của các thẩm phán, lòng tham lam của các vua chúa, việc áp bức kẻ nghèo khó của kẻ giàu có vẫn diễn ra thường xuyên. Các tác giả Cựu ước lên án “những kẻ vì nhận quà hối lộ mà tuyên bố kẻ có tội là công chính, và phủ nhận sự công chính của người công chính” [44, tr.1174]. Những người vô tội, người nghèo trở thành nạn nhân của kẻ bạo lực bất công, “chúng bán người công chính để lấy tiền, bán kẻ nghèo khổ với giá một đôi giày” [44, tr.1509]. Song, vinh hoa của chúng thật là ghê tởm: “Khốn thay kẻ xây nhà xây cửa mà không đếm xỉa đến lẽ công bằng. Khốn thay kẻ xây lầu son gác tía mà chẳng màng chi đến điều chính trực. Khốn thay kẻ bắt anh em mình làm lụng vất vả mà không

tính công sá, không trả thù lao” [44, tr.1311]. Các tác giả Cựu ước còn kêu gọi những kẻ bất công thực hiện luật Chúa về lẽ công bằng:

Hãy thực thi lẽ công minh và điều chính trực; hãy giải thoát người bị bóc lột khỏi tay kẻ áp bức; đừng ngược đãi ngoại kiều, trẻ mồ côi và người góa bụa; đừng cưỡng bức và đổ máu người vô tội ở nơi đây. Vì nếu các ngươi ra sức thực thi lời này, thì bấy giờ, các vua ngự trên ngai vàng nối nghiệp Đa-vít sẽ ngồi xe, cỡi ngựa đi qua các cửa đền này, không những chỉ có vua và bề tôi mà cả dân nữa. Nhưng nếu các ngươi không nghe những lời này – sấm ngôn của Đức Chúa – Ta lấy chính danh Ta mà thề: Nhà này sẽ nên chốn hoang tàn [44, tr.1310].

Bởi vì, Thiên Chúa “sẽ mở rộng quyền bính, và lập nền hoà bình vô tận cho ngai vàng và vương quốc của vua Đa-vít. Người sẽ làm cho vương quốc được kiên cố vững bền trên nền tảng chính trực công minh” [44, tr.1182]. Khi đó, “vương trượng ngài, vương trượng công minh; ngài ưa điều chính trực, ghét điều gian ác” [44, tr.887].

Kinh Cựu ước cho rằng, bất công là xúc phạm đến sự thánh thiện của Thiên Chúa. Vì vậy, sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt rất nặng, Ngài sẽ “xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà” [44, tr.1187]. “Người ta sẽ chẳng khóc thương nó: “Ôi, người anh em của tôi ơi! Ôi, người chị em của tôi ơi!” Người ta sẽ chẳng khóc thương nó: “Ôi, chúa thượng! Ôi, đức vua!” Nó sẽ được chôn cất như một con lừa: người ta sẽ lôi, sẽ quẳng nó tận bên ngoài các cổng thành Giê-ru-sa-lem” [44, tr.1311]. Các tác giả Cựu ước còn mở rộng sự công bằng theo nghĩa trung thành với Lề Luật và tuân giữ các điều răn của Chúa một cách toàn vẹn:

Người nào ăn ở công chính, thi hành điều công minh chính trực, không dự tiệc trên núi, không ngước mắt nhìn các ngẫu tượng của nhà Ít-ra-en, không làm cho vợ người đồng loại ra ô uế, không gần gũi phụ nữ đang thời kỳ ô uế, không bóc lột ai, trả của cầm cho người cầm của, không cướp của ai, cho kẻ đói bánh ăn, lấy áo che thân kẻ mình trần, không cho vay ăn lời, không lấy lãi quá nặng, không nhúng tay vào chuyện bất công, xét xử công minh giữa người với người,

sống theo những quy tắc của Ta và tuân giữ các quyết định của ta mà thể hiện lòng trung tín của mình, người ấy mới là người công chính [44, tr.1408].

Theo Kinh thánh Cựu ước, sự làm phúc bằng các hoạt động giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn chính là lẽ công bằng. Họ cho rằng, người công bằng phải là người làm phúc. Hoạt động này vừa mang ý nghĩa đền bù tội lỗi mà chính bản thân mắc phải vừa tạo tiền đề cho tương lai khi gặp khó khăn: Nước dập tắt lửa hồng, bố thí đền bù tội lỗi. Ai đền ơn đáp nghĩa là biết lo xa, lúc sa cơ, người ấy sẽ tìm được nơi nương tựa” [44, tr.1092].

“Bố thí đi đôi với đời sống công chính, thì tốt hơn có của mà ở bất công; làm phúc bố thí thì đẹp hơn là tích trữ vàng bạc. Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội lỗi. Những người làm phúc bố thí sẽ được sống lâu. Những ai phạm tội ăn ở bất công là kẻ thù của chính mình [44, tr.189-190].

Quan niệm về công bằng trong Cựu ước vẫn giữ nguyên giá trị trong Tân ước. Bởi theo họ, sự công bằng chính là thánh ý của Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu đã thừa nhận điều này: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” [44, tr.1590]. Theo Chúa Giêsu, khuyết điểm trầm trọng nhất của người đương thời không phải là bất công xã hội trong khi việc thực thi công bằng chủ yếu nằm trong tay người Rôma. Chúa Giêsu đã không đứng lên với tư cách nhà cách mạng xã hội hoặc như một vị cứu tinh cho dân tộc. Cái mà Chúa và các Tông đồ quan tâm chính là giữ vững đức tin và tuân phục giới răn tôn giáo. Như vậy, theo Kinh thánh - lời Thiên Chúa, thì nhà nước, dù của giai cấp nào cũng thực thi công bằng xã hội và cũng là người thừa hành ý chỉ của Thiên Chúa. Đây là một trong những điểm hạn chế của Kinh thánh.

Nhìn chung, vấn đề vị trí của con người trong xã hội được Kinh thánh đề cập tới chủ yếu trên phương diện tinh thần, giải phóng tinh thần. Đó chính là cơ sở để Giáo hội Công giáo đưa ra quan niệm về vấn đề con người và xã hội trong học thuyết xã hội của mình. Giáo hoàng Piô XII kêu gọi thanh niên tạo ra những điều kiện để trong đời sống xã hội, không một cá nhân và xã hội nào chỉ đơn giản là khách thể, bị tước đoạt tất cả các quyền và bị bóc lột từ phía những người khác, mà

cần trở thành những chủ thể. Ông nhấn mạnh rằng, con người không được trở thành khách thể, mà phải trở thành chủ thể trong kinh tế. Tư tưởng đó phản ánh rõ quan điểm Kitô giáo về quan hệ giữa cá nhân và xã hội, khi mà cá nhân không được trở thành phương tiện cho bất kỳ mục đích xã hội nào cản trở sự phát triển nhân cách con người. Đây là quan điểm mang tính nhân văn được I. Cantơ đề cập tới trong “Mệnh lệnh tối cao” của ông. Xã hội chúng ta cũng đang hướng tới chính mục đích như vậy “tất cả vì con người”, “vì dân”. Theo Giáo hoàng Piô XII, việc biến con người thành chủ thể của đời sống xã hội có nghĩa là họ được “tham gia hợp pháp vào việc hình thành trật tự xã hội và có khả năng sống hạnh phúc và an bình một cách phù hợp với năng lực và nghề nghiệp của mình” [57, tr.186]. Theo đó, cá nhân đóng vai trò chủ động và tích cực trong việc quyết định tính chất của chế độ xã hội họ sống trong đó, lợi ích của họ được đảm bảo nhờ nỗ lực và năng lực của bản thân họ. Xã hội chỉ là môi trường, phương tiện cho sự phát triển của cá nhân con người.

Luận điểm về việc bắt đời sống xã hội phục tùng mục đích của cá nhân được thể hiện qua yêu cầu coi những giá trị đạo đức là mục đích tối cao của phát triển kinh tế. Giáo hoàng Gioan XXIII nhiều lần nhấn mạnh nguyên tắc “phân cấp giá trị” trong đời sống xã hội. Ông thừa nhận tiến bộ khoa học – kỹ thuật, sự phát triển kinh tế, sự hoàn thiện điều kiện sinh hoạt là những “thành tố tích cực của nền văn minh”, song ông cũng cảnh báo rằng “chúng không là và không nên được xem là những giá trị tối cao, đứng ngang hàng với những giá trị tinh thần”. Giáo hoàng Piô XII cho rằng, hoạt động kinh tế cần phải phục tùng mục đích tối cao cho tâm hồn con người và những giá trị tinh thần tiên nghiệm. Như vậy, quan niệm về quan hệ giữa cá nhân với xã hội, về địa vị của cá nhân trong xã hội đem lại định hướng nhân văn cho tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội khác.

Kinh thánh không đề cập tới những vấn đề mục đích tối cao như tiến bộ về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, những cái chủ yếu có liên quan tới phần xác của con người và quan hệ giữa nó với tự nhiên, tới việc đáp ứng những nhu cầu sinh lý của con người. Chúng bị coi là những cái không có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Mục đích tối cao được hiểu là những giá trị tuyệt đối gắn liền với tinh thần con người, tức những giá trị biểu thị nhân tính của con người và đóng vai trò điều tiết quan hệ

giữa người với người. Do vậy, chúng mang tính chất nền tảng đối với tồn tại người, có tính chất siêu nhiên, siêu thời gian và không gian. Đó là thái độ tôn trọng những giá trị nhân văn mà Chúa là sự hiện thân: “Tôn kính Đức Chúa Trời trên hết mọi sự”, là tình yêu tha nhân: “Thương yêu người ta như mình ta vậy”.

Chính lập trường nhân học xã hội như vậy là xuất phát điểm để các nhà thần học Kitô giáo hiện đại cụ thể hóa những yêu cầu về “công bằng xã hội” đối với xã hội hiện đại. Đó là đòi hỏi về đồng thuận xã hội, về xóa bỏ phân cấp xã hội nhờ hạn chế những nhu cầu của các tầng lớp xã hội khác nhau, về trách nhiệm chung v.v. Nhưng mục đích tối cao của chính sách xã hội Kitô giáo không dừng lại ở đó. Nó đòi hỏi phải nhân văn hóa quan hệ kinh tế do đã đánh mất tính chất cá nhân của mình, phải đem lại sắc thái đạo đức cho quan hệ giữa người với người trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Trong vấn đề này, Giáo hội Công giáo đã tiếp thu tư tưởng triết học xuất phát từ Kinh thánh về quan hệ giữa người với người mang tính chất thiêng liêng, siêu nhiên và hình thức cụ thể của nó trong triết học kinh viện là nguyên tắc bắt quan hệ kinh tế phục tùng quan hệ cá nhân. Theo các nhà thần học Kitô giáo, chính nguyên tắc nhân văn hóa quan hệ kinh tế là một trong những

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân học xã hội kito giáo và vai trò của nó trong đời sống đạo của người công giáo việt nam (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)