hóa, lối sống văn hóa
Trong bài Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị
học [41] của tác giả Đỗ Huy (2001); Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm (2001 trong bài
Đô thị hóa ở Việt Nam và vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái) [97]; Trong cuốn “Văn hóa sinh thái – nhân văn” [5] các tác giả Trần Lê Bảo (chủ biên) Nguyễn Xuân Kính, Vũ Minh Tâm, Phạm Thị Ngọc Trầm (2001); Tác giả Nguyễn Thị Huyền (2014) với bài Xanh từ sản xuất đến tiêu dùng [48]; Nguyễn Văn Huyên (2003) trong bài Lối sống người Việt dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay [47]; tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai (2013) trong bài Xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn trong điều kiện đô thị hóa ở nước ta hiện nay [63]; Trong bài Mấy vấn đề lý luận về môi trường văn hóa và đời sống văn hóa [43] tác giả Đỗ Huy (2015); các tác giả Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn (đồng chủ biên, 2011) với cuốn
Vấn đề môi trường trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Việt Nam [88] đều hướng đến ba chủ thể chính đó là Nhà nước, người dân và doanh nghiệp (cơ sở sản xuất, kinh doanh).
Thứ nhất, đối với Nhà nước, để xây dựng đạo đức môi trường hiện nay ở nước ta cần thiết phải xây dựng môi trường văn hóa, bởi đây là môi trường có tính nhân văn và tính giáo dục cao. “Môi trường văn hóa của chúng ta là môi trường mà ở đó con người giao tiếp với tự nhiên, phát triển hài hòa với tự nhiên” [41; tr. 25]. Việc hình thành môi trường văn hóa tạo cơ sở cho những ứng xử văn hóa giữa con người với môi trường tự nhiên.
Thứ hai, đối với người dân: cần xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái thể hiện tính nhân văn và sinh thái, hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, theo tác giả “việc xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái phải được bắt đầu trong ý thức – ý thức sinh thái”, “việc xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái cũng phải được tiến hành theo phương châm kết hợp những tinh hoa văn hóa tiên tiến của thời đại với bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội – nhân văn và sinh thái vì sự phát triển lâu bền của đất nước” [97; tr.
55]. Mỗi người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi các thói quen, hành vi của mình
để cùng hướng đến một phong cách tích cực: tiêu dùng xanh [48; tr. 48].
Xây dựng môi trường văn hóa cần căn cứ vào tập quán dân tộc, địa bàn cư trú, truyền thống văn hóa của từng cộng đồng. Đối với cư dân đô thị cần: tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cư dân đô thị về vấn đề môi trường sinh thái nhân văn; giáo dục nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn một cách có hệ thống và đưa vào nội dung giáo dục trong tất cả các bậc học; kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống kết hợp với tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng nếp sống văn hóa sinh thái nhân văn [xem 63].
Việc phát huy các phong tục tập quán đi liền với loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu như du canh du cư, phá rừng lấy đất sản xuất, phòng và chống nạn tham nhũng trong lĩnh vực liên quan đến tài nguyên và môi trường.
Về thay đổi các mẫu hình tiêu thụ góp phần vào phát triển bền vững “Để đạt được sự phát triển bền vững sẽ đòi hỏi phải có hiệu suất trong sản xuất và phải có những thay đổi trong các mẫu hình tiêu thụ… tăng cường các mẫu hình tiêu thụ lâu bền, mà các nước đang phát triển phải đóng vai trò chủ đạo để đạt mục tiêu này”.
[56; tr. 419].
Để có văn hóa môi trường cần trang bị tri thức môi trường cho người học, qua các phương tiện truyền thông, cần có những hoạt động xã hội mang tính rộng khắp để truyền bá và đề cao những giá trị môi trường; biến tri thức đó thành yếu tố đạo đức con người, thành phẩm chất của con người [88; tr. 449 - 450].
Thứ ba, đối với doanh nghiệp (cơ sở sản xuất, kinh doanh): cần thông qua chiến lược, chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững của nhà nước để định hướng quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng bền vững.Qua đó khuyến khích các doanh nghiêp tăng cường công nghệ sản xuất xanh bên cạnh việc nâng cao đạo đức kinh doanh.