Thực trạng xây dựng đạo đức môi trƣờng nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 81 - 104)

hiện nay

3.2.1. Thành tựu trong việc xây dựng đạo đức môi trường và nguyên nhân Thứ nhất, hoạt động của Đảng, Nhà nước trong xây dựng đạo đức môi trường Một là, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường tự nhiên từ năm 1986 đến nay:

Ngay từ năm 1986, Đảng ta xác định cụ thể tầm quan trọng của bảo vệ môi trường. Đến các đại hội VII, VIII, IX đã từng bước cụ thể hóa nội dung bảo vệ môi trường qua các giai đoạn. Đại hội XII Đảng ta đã xác định: “Tài nguyên là tài sản quốc gia, nguồn lực quan trọng của đất nước, phải được đánh giá đầy đủ, hạch toán trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Chú trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, vật liệu mới. Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển bền vững” [25; tr 141].

Cho đến hiện nay chưa có văn bản nào đề cập đến xây dựng đạo đức môi trường, tuy nhiên những chủ trường của Đảng ta đã hướng đến phát huy ý thức tự giác, chủ động của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, thể hiện tinh thần của xây dựng đạo đức môi trường. Đồng thời những chủ trương đó thể

hiện những định hướng lớn cho quá trình khai thác, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Hai là, Nhà nước đã từng bước xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường góp phần vào xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay

Từ khi đổi mới đất nước đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực môi trường, trong đó quy định điều chỉnh chi tiết các vấn đề về phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường. Công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới thông qua việc Nhà nước ta không ngừng kiện toàn cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong đó nhấn mạnh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội. Hệ thống chính sách pháp luật tương đối đầy đủ đồng bộ có những quy định cụ thể và chi tiết đối với từng ngành, từng lĩnh vực tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Các quy định này được nêu rõ ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp đến các luật và văn bản dưới luật: Hiến pháp năm 1992, năm 2013, Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật thủy sản năm 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật khoáng sản… Đặc biệt, Điều 43, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” [38; tr. 23].

Trong những năm gần đây tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của người dân, doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực từ ý thức đến hành động. Các doanh nghiệp sản xuất có ý thức thực hiện đầy đủ hơn các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đi liền với sự nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp, chính phủ tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chẳng hạn: Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cũng đã có những quy định ưu đãi cho các doanh nghiệp có thể vay vốn từ Quỹ bảo vệ môi trường đối với các lĩnh vực ưu tiên liên quan đến xử lý nước thải tập trung, cải tạo môi trường ô nhiễm, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường. Dần dần các quy

định về bảo vệ môi trường đã đi vào cuộc sống với các nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền phạt”, “người hưởng lợi từ tài nguyên và môi trường phải trả tiền thuế”. Những thành tựu đạt được trong pháp luật về bảo vệ môi trường có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, đánh giá tầm quan trọng của bảo vệ môi trường đối với tiến trình phát triển của xã hội; đồng thời do đòi hỏi của thực tiễn, bởi các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng về tính chất và mức độ, do vậy, tất yếu phải ban hành những quy định có tính pháp quy nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể xã hội tác động đến tài nguyên và môi trường sao cho hiệu quả và bền vững.

Ba là, Đảng và Nhà nước đã từng bước quan tâm đến công tác giáo dục môi trường (giáo dục đạo đức môi trường )và đã đạt được những thành tựu nhất định

Trong nhiều năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đã luôn được chú trọng. Mạng lưới giáo dục môi trường đã được hình thành, phát huy tác động tích cực trong việc phối hợp thực hiện công tác giáo dục, đào tạo về môi trường trên phạm vi toàn quốc cũng như hợp tác trong khu vực và quốc tế.

Công tác giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm từ nhiều năm nay. Chỉ thị 36 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, chỉ thị đã đưa ra 8 giải pháp lớn về bảo vệ môi trường, trong đó giải pháp đầu tiên là: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường”; Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó khẳng định: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm

2005 về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/07/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Từ đó, hướng dẫn xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy, học tập và tài liệu tham khảo về giáo dục bảo vệ môi trường của các cấp học, trình độ đào tạo làm cơ sở cho việc thực hiện thống nhất mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; tổ chức tập huấn cho giáo viên các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông về các phương pháp tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào các môn liên quan trực tiếp đến môi trường như sinh học, địa lý, giáo dục công dân..., qua đó đã xây dựng được mạng lưới đội ngũ giáo viên triển khai nhiệm vụ tập huấn, tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường tại cơ sở. Để tăng hiệu quả giáo dục các cơ sở giáo dục và cộng đồng tổ chức thành công các sự kiện môi trường: Ngày môi trường thế giới 5/6, Hưởng ứng Ngày trái đất, Ngày đa dạng sinh học… hoặc tổ chức các cuộc thi viết, thi vẽ, nhiếp ảnh và các tư liệu về môi trường và bảo vệ môi trường ở quy mô quốc gia như: cuộc thi “Hành tinh xanh”; “Cuộc sống xanh”; “Hành động vì môi trường”; “Nước dùng cho hôm nay, giữ sạch cho ngày mai”… tổ chức các cuộc thi triển lãm tranh, ảnh về môi trường, tranh cổ động về bảo vệ môi trường đã thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh, sinh viên và cộng đồng về bảo vệ môi trường. Cụ thể:

* Thực trạng giáo dục môi trường tại các trường tiểu học ở Việt Nam hiện nay: Những năm qua giáo dục môi trường trong trường tiểu học đã được lồng ghép trong các bộ môn văn hóa và sinh hoạt tập thể. Chẳng hạn, chương trình môn Đạo đức ở Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 đều phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi. Triển khai nội dung bài học được tiến hành với các hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt, có thể ở các địa điểm khác nhau (trên lớp, ngoài trời), giáo viên có thể đem lại cho học sinh các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Từ đó, các em có ý thức và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường, thấy được trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường.

* Thực trạng giáo dục môi trường tại các trường trung học ở Việt Nam hiện nay. Nội dung bảo vệ môi trường đối với cấp trung học được tích hợp thông qua các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Sinh học, Công nghệ. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khoá như: sinh hoạt câu lạc bộ, biểu diễn văn nghệ, thi vẽ tranh, thi hát, thi tìm hiểu về chủ đề môi trường; thực hành tiết kiệm như: tiết kiệm điện, nước, giấy vở, đồ dùng học sinh, thu gom phế thải tái chế... Tại địa phương các em tham gia vào các chương trình làm sạch đường phố, thôn xóm, thu rác thải… những phong trào này tạo sự lan tỏa trong xã hội về ý thức và hành động tự giác về bảo vệ môi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh còn gắn với nhiều phong trào thiết thực: “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”, “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, “Tết trồng cây”… Từ đó, giúp các em xây dựng dần dần ý thức và hành vi đạo đức môi trường.

* Thực trạng giáo dục đạo đức môi trường trong các trường cao đẳng, đại học và bậc sau đại học ở Việt Nam hiện nay. Thực tế ở nước ta hiện nay giáo dục đạo đức môi trường được thực hiện thông qua giáo dục môi trường ở những môn học khác như: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật, môi trường và con người… Trong các trường sư phạm sinh viên được học số ít học phần có nội dung liên quan đến giáo dục đạo đức môi trường như học phần “sinh thái học và môi trường” (75 tiết) ngành sư phạm sinh học [72; tr. 67]; “Môi trường và con người” (30 tiết) ngành giáo dục thể chất [72; tr. 252], trong chương trình đào tạo cao đẳng sư phạm sinh viên được học học phần “dân số và môi trường”, một số khoa đã giảng dạy các chuyên đề về môi trường như chuyên đề “Bảo tồn đa dạng sinh học” trong chương trình đào tạo giáo viên sinh học; chuyên đề “môi trường” trong chương trình đào tạo giáo viên địa lý. Đối với các trường không phải chuyên ngành sư phạm, sinh viên được học nội dung liên quan đến giáo dục đạo đức môi trường, chẳng hạn môn “Địa chất môi trường” của sinh viên học tại các trường đại học chuyên ngành địa chất (Đại học Mỏ); “Du lịch và môi trường” ở các trường cao đẳng và đại học Du lịch; “Nhập môn kinh tế học môi trường và tài nguyên thiên nhiên” của các trường đại học và cao đẳng kinh tế. Công tác đào tạo thạc sỹ, kỹ sư,

cử nhân về môi trường được thực hiện ở nhiều trường đại học. Một số trường đại học có chuyên khoa về môi trường như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Hà Nội...

Giáo dục môi trường đã được triển khai ở các trường học và cấp học, tuy nhiên, giáo dục đạo đức môi trường còn chưa được coi là môn học, do đó cần đề ra và triển khai nội dung chương trình giáo dục đạo đức môi trường của các cấp các ngành góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh, sinh viên qua đó định hướng họ bảo vệ môi trường một cách tự giác và tự nguyện.

Bốn là, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đến xây dựng lối sống văn hóa, lối sản xuất và tiêu dùng bền vững

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng lối sống văn hóa của đồng bào các dân tộc nhằm duy trì và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Phát huy tinh thần đó cộng đồng dân tộc thiểu số đã đề ra và tuân thủ nghiêm túc những luật tục, hương ước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Chẳng hạn như: Tục ăn ước của cộng đồng dân tộc Mông: Nghiêm cấm đốt nương làm rẫy, quy ước bảo vệ rừng và đề ra các hình thức xử phạt nếu có. Quy định của cộng đồng dân tộc Thái: quy định cụ thể ai muốn phát rừng làm rẫy phải được Tạo bản cho phép, nếu tự ý làm, sẽ bị phạt. Trong cộng đồng dân tộc Tày quy định: cấm không để cháy rừng và cấm lấy trộm cây rừng của người khác. Trong cộng đồng dân tộc Nùng quy định: các gia đình không được chặt rừng, đốt rẫy làm nương ở những nơi đầu nguồn nước. Những luật tục này ngoài việc phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc còn góp phần xây dựng lối sống văn hóa, trong đó phát huy tính tự chủ của cộng đồng trên tinh thần tôn trọng pháp luật qua đó góp phần xây dựng ý thức và hành vi tự giác bảo vệ môi trường.

Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử

dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng, bước đầu đã đạt những kết quả tốt, thu

dùng văn minh, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên, từng bước thực hiện dán nhãn sinh thái, mua sắm xanh. Phát triển thị trường sản phẩm sinh thái và sáng kiến cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý. Mặt khác, để tạo đà cho quá trình xanh hóa nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg, “Phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn 2050”, trong đó có 2 nhiệm vụ xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng. Theo đó, xanh hóa sản xuất, thực hiện một chiến lược công nghiệp hóa sạch thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với lối sống văn minh hiện đại. Những thành tựu trên đã tạo đà cho quá trình xây dựng đạo đức môi trường đi vào thực chất và hiệu quả.

Thứ hai, những việc người dân đã làm được trong xây dựng đạo đức môi trường

Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ việc huy động toàn dân tham gia phát triển bền vững. Cộng đồng đã và đang có những đóng góp to lớn vào xây dựng đạo đức môi trường: giữ gìn vệ sinh môi trường sống xanh - sạch - đẹp; bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương, thành lập các

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 81 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)