Nam hiện nay
3.1.1. Tác động toàn cầu hóa đến xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa được coi là một xu hướng tất yếu, gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện hội nhập, mở cửa và hợp tác giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa đang tạo điều kiện cho việc đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện môi trường, tiếp thu lối sống văn minh, định hướng thái độ và hành vi ứng xử có đạo đức và văn hóa với môi trường. Tác động và ý nghĩa của toàn cầu hóa làm cho Đảng và Nhà nước ta cùng với các doanh nghiệp và người dân luôn phải hướng đến xây dựng đạo đức môi trường bằng cách phát huy ý thức tự giác của mỗi chủ thể xã hội trong bảo vệ môi trường. Để thực hiện được quá trình này Đảng ta đã coi trọng phát triển bền vững trong đó có sự phát triển đồng bộ giữa kinh tế, xã hội và môi trường, thực hiện tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết tốt vấn đề bảo vệ môi trường cũng là một phần để giải quyết vấn đề xã hội. Nhận thức này đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong các chủ trương và đường lối của Đảng, đặc biệt trong giai đoạn nước ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước ta đã và đang chủ động nhận thức và thay đổi công nghệ sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững, đồng thời người dân đã và đang ý thức hơn tầm quan trọng của bảo vệ môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Ngoài những tác động tích cực nêu trên toàn cầu hóa còn có tác động tiêu cực đến xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam. Trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã chú ý khai thác nhiều tài nguyên tự nhiên (nhất là tài nguyên không tái tạo như than, khoáng sản) để xuất khẩu ra nước ngoài với khối lượng khai thác rất lớn. Bên cạnh những lợi ích kinh tế trước mắt là những hậu quả
lâu dài tàn phá môi trường tự nhiên. Tình trạng vi phạm pháp luật mà các doanh nghiệp Vedan, Fomosa gây ra đối với môi trường nước ta để lại những hậu quả môi trường nghiêm trọng, phản ánh sự vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức môi trường là bài học đắt giá cho chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Cách thức sản xuất hiện nay nằm trong tổng thể mạng lưới toàn cầu, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nước ta đang tăng cường nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu sản xuất. Trong đó có các loại phế liệu chứa nhiều loại tạp chất hoặc các loại máy móc, thiết bị đã lạc hậu, cũ nát, bị các nước công nghiệp thải hồi. Những công nghệ này tiêu tốn nhiều nhiên liệu và khả năng phát thải lớn đã và đang tạo ra những áp lực đối với tài nguyên và môi trường ở nước ta tạo ra những cản trở đối với quá trình xây dựng đạo đức môi trường, làm biến đổi môi trường tự nhiên theo hướng bất lợi cho con người và môi trường. Bên cạnh đó, ở những nước phát triển, chi phí để xử lý rác thải rất cao nên các doanh nghiệp ở các nước đó tìm mọi cách để đẩy số rác này sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vì lợi nhuận sẵn sàng bất chấp lợi ích chung của cộng đồng, bất chấp ô nhiễm môi trường móc ngoặc với doanh nghiệp nước ngoài để tuồn rác thải vào nội địa. Theo Bảng 1, số lượng nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam từ năm 2011 - 2013 gia tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn 2013 - 2015, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu phế liệu khoảng 200 - 250 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là nhập các loại hình phế liệu như: Sắt, thép, giấy, nhựa, nhôm, đồng... Đồng thời, Bảng 2 cho thấy, số vụ vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại từ năm 2007 - 2013 gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49), số vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại từ năm 2007 - 2013 tăng nhanh, năm 2007 phát hiện được 137 vụ, đến năm 2013 là 651 vụ [xem 107]
Những hành động trên vi phạm nghiêm trọng xây dựng đạo đưc môi trường. Điều này xuất phát từ ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước còn chưa cao, còn coi trọng phát triển kinh tế mà coi nhẹ bảo vệ môi
trường. Như vậy, bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã tác động xấu đến xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta, làm thay đổi nhận thức và hành vi của tổ chức, cá nhân vì lợi ích cá nhân mà coi nhẹ môi trường.
3.1.2. Tác động của kinh tế thị trường đến xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Việc nước ta chuyển từ nền kinh tế tạo trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt đất nước, đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Đảng ta thực chất là: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, kinh tế thị trường là “con dao hai lưỡi”, ngoài những tác động tích cực về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế thị trường đã và đang tác động không nhỏ đến môi trường và xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay.
Kinh tế thị trường làm cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức đề cao quá mức lợi ích kinh tế trước mắt, lợi ích cá nhân mà xâm hại đến tài nguyên và môi trường. Kinh tế thị trường tạo cơ hội cho xuất nhập khẩu hàng hóa, tuy nhiên vì lợi nhuận nhiều doanh nghiệp, cá nhân bất chấp tất cả để buôn bán gỗ trái phép nên tình trạng “khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản vi phạm pháp luật diễn ra vô cùng phức tạp ở nhiều nơi. Điển hình như chiều ngày 25- 7- 2016, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Thành Lợi đã dùng máy cưa đốn hạ hàng chục cây thông có đường kinh từ 15- 40 cm. Qua điều tra, các cơ quan chức năng đã xác định có ít nhất 2500m2 rừng thông trồng từ năm 1991 bị chặt phá trắng với 67 cây bị đốn hạ với trữ lượng gỗ là 15 m3. Ngày 22- 4- 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã giao hàng tram hecta đất rừng phòng hộ ven biển cho công ty trách nhiệm hữu hạn New City Việt Nam thực hiện Dự án khu du lịch cao cấp, hiện đang trồng cỏ và làm sân golf. Nghĩa là khi dự án hình thành, cũng là lúc 115 hecta rừng bị mất trắng”
luật, thiếu ý thức tự giác trong bảo vệ môi trường, chưa quan tâm đến xây dựng đạo đức môi trường, vi phạm chuẩn mực tôn trọng và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hành vi thiếu ý thức đạo đức môi trường còn thể hiện ở viêc đề cao đồng tiền khiến một số người làm những việc vô đạo đức vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức môi trường như: như tẩm chất bảo quản, chất hóa học vào hoa quả, nước tương, bánh kẹo... điều này phản ánh sự xuống cấp về đạo đức con người, đạo đức kinh doanh và thể hiện rõ thiếu đạo đức môi trường. Để có những vụ làm ăn phi pháp trót lọt đó còn có sự tiếp tay của một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất... những hành động này thể hiện không có ý thức xây dựng đạo đức môi trường. Như vậy, nhìn chung các chủ thể kinh tế mới chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt mà chưa quan tâm đến tính mạng và sức khỏe người tiêu dùng vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực xây dựng đạo đức môi trường, làm ảnh hưởng đến niềm tin và uy tín trong sản xuất kinh doanh.
Kinh tế thị trường là xu hướng phát triển kinh tế phổ biến trên toàn cầu hiện nay, ở đó các chủ thể kinh tế có quyền tự chủ trong lựa chon mặt hàng sản xuất kinh doanh những đồng thời cũng là người quyết định cách thức tác động đến môi trường và con người. Nếu không có các chiến lược sản xuất kinh doanh bền vững các cơ sở sản xuất kinh doanh khó có thể có lập trường kinh doanh tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, đồng thời khó có thể khảng định được uy tín và thương hiệu lâu dài đối với người tiêu dùng. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển hơn bao giờ hết các doanh nghiệp cần xây dựng đạo đức môi trường như một tôn chỉ kinh doanh lâu dài và bền vững.
3.1.3. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ đại hội III của Đảng (tháng 9/1960). Đại hội XI của Đảng đã nêu lên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020: mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản chúng ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khi quá tình toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra hết sức
nhanh chóng và mạnh mẽ, do đó chúng ta có cơ hội để tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ để thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, thay đổi cách thức sản xuất, cơ giới hóa và tự động hóa diễn ra ngày càng phổ biến, hạn chế sử dụng công nghệ cũ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên và môi trường, tạo điều kiện để tái sử dụng nguồn tài nguyên hiện có, khai thác những nguồn năng lượng mới ít có khả năng phát thải độc hại ra môi trường như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt và trên thế giới rác thải cũng đã trở thành một nguồn năng lượng để tạo ra dòng điện. Công nghiệp hóa cho phép nước ta chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh theo hướng bền vững và thân thiện môi trường. Tuy nhiên, có một thưc tế là nước ta cũng giống như các nước đã từng trải qua quá trình công nghiệp hóa, để có thể công nghiệp hóa thành công thì cái giá phải trả đối với môi trường cũng rất lớn. Điều này được thể hiện cụ thể thông qua những tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay:
Một là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm gia tăng nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường tạo áp lực cho môi trường. Việt Nam là quốc gia biển, với khoảng một triệu km2 mặt biển, nơi hiện hữu các tuyến đường vận tải dầu lớn thứ hai trên thế giới. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1989 đến năm 2017 cả nước có hơn 100 vụ tràn dầu do tai nạn hàng hải, đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu. Điển hình, “ngày 6-8-2017 đã xảy ra vụ tràn dầu của Công ty cổ phần Vận tải Đức Cường (Hải Phòng), tàu bị chìm ở khu vực biến giáp ranh Thanh Hóa - Nghệ An, sau khi bốc hàng chuyển từ cảng Nghi Xuân (Thanh Hóa) về cảng Long Bình (Thành phố Hồ Chí Minh). Trên tàu còn chở 18 tấn dầu. Dầu đã loang ra khắp mặt biển, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng tại khu vực này” [69; tr. 74]. Những hậu quả để lại từ sự cố tràn dầu có thể không cố ý, tuy nhiên sự cố môi trường này ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người, môi trường và hệ sinh thái biển phải mất một thời gian dài mới có khả năng phục hồi.
Hai là, Đi liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đô thị hóa làm gia tăng đột biến dân cư đô thị, bên cạnh đó sự thay đổi của lối sống đã và đang tạo sức ép về tài
nguyên và ô nhiễm môi trường. Không những vậy, nó còn tạo ra lượng chất thải và rác thải khổng lồ vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường. Lượng chất thải này nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với môi trường ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân, làm đảo lộn trong không gian sống và gây ô nhiễm môi trường. Bênh cạnh đó hiện nay dân số nước ta hơn 93 triệu người, đứng thứ 13 trong các nước đông dân trên thế giới, sự gia tăng dân số đô thị nhất là ở các thành phố lớn gây ra vô vàn vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường như cung cấp nhà ở, cung cấp nước, vệ sinh môi trường, tạo công ăn việc làm, ùn tắc giao thông, thu hẹp không gian cây xanh, mặt nước gây ô nhiễm không khí, khói bụi và rác thải... Tốc độ công nghiệp hóa ở nước ta tăng rất nhanh, có nơi đạt 35– 40% [3; tr. 358]. Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh đã và đang được xếp vào tốp 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới [3; tr. 359]. Dân số càng nhiều, sức ép về thực phẩm lương thực, năng lượng, môi trường, tài nguyên càng lớn, đòi hỏi phải mở rộng quy mô sản xuất, như thế lại phải mở rộng quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên, phá hủy môi trường và lại càng gây ra những vấn đề môi sinh trầm trọng hơn. Một bộ phận dân cư nếu cứ duy trì lối tiêu dùng vô tội vạ và lãng phí như hiện nay thì sẽ dẫn đến những hệ lụy đối với môi trường: phần lớn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tài nguyên không tái tạo được ngày một giảm đi, đồng thời tình trạng này đang tạo ra những rào cản đối với quá trình xây dựng đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay.
Cho đến nay, Việt Nam chưa có một chiến lược tổng thể dài hạn về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Các quy định về dự án phát triển sạch nhằm giảm thiểu các-bon đã được quy định trong pháp luật nước ta nhưng còn rườm rà, thiếu cụ thể, đồng thời quá trình thực hiện còn rất nhiều vướng mắc và khó khăn. Mạng lưới quan trắc ô nhiễm môi trường không khí vẫn còn thiếu và mỏng cho nên khó phát hiện kịp thời ô nhiễm môi trường không khí. Tội gây ô nhiễm môi trường được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 phải có hậu quả nghiêm trọng xảy ra mới bị truy
cứu trong khi thực tế cho thấy việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí gây ra là không dễ dàng. Nguyên nhân căn bản dẫn đến những bất cập của hệ thống quy định pháp luật như đã nêu ở trên là do thiếu văn bản quy định pháp luật đặc thù cho quản lý môi trường không khí. Như vậy, cơ chế chính sách và pháp luật của nước ta về bảo vệ môi trường còn nhiều vướng mắc và bất cập khi đi vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ to lớn, tuy nhiên nó cũng góp phần hình thành lối sống tiêu thụ, thói quen sử dụng lãng phí