Công tác giáo dục đạo đức môi trường còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 107 - 115)

Thứ nhất, yêu cầu cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với giáo dục đạo đức môi trường cho cộng đồng với thực tế công tác giáo dục đạo đức môi trường còn bị buông lỏng.

Xuất phát từ thực trạng diễn biến môi trường ngày càng xấu đi, đặt ra yêu cầu cần phải tích cực đẩy mạnh giáo dục đạo đức môi trường cho cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế việc triên khai công tác giáo dục đạo đức môi trường cho cộng đồng còn bị

động, lúng túng, hình thức và chưa hiệu quả. Một số nhà trường, cộng đồng đã xây dựng được nội quy, quy chế, quy định nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân, học sinh nhưng việc tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát thiếu sát sao, chặt chẽ, dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên người dân vẫn chưa có ý thức tự giác trong bảo vệ môi trường.

Quan niệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban giám hiệu ở một số trường về giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh ở một số nơi còn những hạn chế, sự phối hợp không thường xuyên, thiếu quyết tâm. Những hoạt động này chủ yếu mang tính phong trào, hình thức nhất thời, bởi ngày thường học sinh, sinh viên ít được tham gia, khi có phong trào ngày lễ lớn mới tham gia, điều này phản ánh giáo dục đạo đức môi trường không xuất phát từ thực tế, không xuất phát từ tình cảm thói quen và trách nhiệm với môi trường. Những yếu kém này cần khắc phục sao cho ngày nào cũng là ngày tự giác, tự nguyện bảo vệ môi trường.

Thứ hai, những bất cập trong xây dựng nội dung chương trình giáo trình, sách giáo khoa đạo đức môi trường mang tính pháp lý với thực tế chưa có nội dung, chương trình, giáo trình sách giáo khoa giáo dục đạo đức môi trường

Giáo dục đạo đức môi trường chỉ mang lại hiệu quả khi có nội dung, chương trình giáo dục đạo đức môi trường thống nhất và hoàn thiện. Thực tế hiện nay khung chương trình giáo dục môi trường còn chưa có và chưa định hình rõ ràng, bên cạnh đó nội dung giáo dục môi trường chưa sát và chưa phản ánh được nhu cầu đòi hỏi thực tế. Trong giáo dục môi trường chưa có một chương hay bài riêng biệt nào giáo dục đạo đức môi trường. Trong khi đó diễn biến môi trường ở trong nước và trên thế giới rất phức tạp, nếu không xây dựng được nội dung chương trình phù hợp sẽ không hình thành được kiến thức chung về bảo vệ môi trường cũng như không phát huy được trách nhiệm của các em trong bảo vệ môi trường. Hơn nữa, trong chương trình giáo dục của nước ta thầy, cô vẫn còn nặng về giáo dục một chiều, thiên về thuyết trình, giảng giải, không gắn lý luận với thực tiễn, không phát huy được tính tích cực của người học, ít sáng kiến trong đổi mới phương pháp dạy và học dẫn đến sự thụ động và ỷ lại của người học trong học tập. Việc hình thành

lối sống văn hóa, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và môi trường không chỉ phụ thuộc vào tố chất của từng người mà còn phụ thuộc vào nội dung và cách thức giáo dục đạo đức môi trường cho họ. Vấn đề còn tồn tại ở các trường là mạnh trường nào trường đó biên soạn chương trình giáo dục đạo đức môi trường dẫn đến sự thiếu thống nhất và đồng thuận xã hội về nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức môi trường, bên cạnh đó đạo đức môi trường chỉ mang tính lồng ghép vào các môn nên hiệu quả không cao.

Do chưa có nội dung chương trình giáo dục đạo đức môi trường thống nhất nên đạo đức môi trường chưa trở thành kỹ năng sống, lối sống ở mỗi người, cho nên chưa phát huy được trách nhiệm, thái độ hành vi ứng xử lâu dài, bền vững có sức cảm hóa giáo dục con người. Do đó, trước mắt để giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh, sinh viên cần lồng ghép vào một số môn học để truyền tải kiến thức đạo đức môi trường. Về lâu dài, Bộ giáo dục và đào tạo cần xây dựng khung chương trình về giáo dục đạo đức môi trường vào trong từng cấp học và ngành học mới có thể đáp ứng đòi hỏi sự phát triển toàn diện học sinh, sinh viên. Để mang lại hiệu quả giáo dục cần dựa trên nội dung chương trình thiết kế phương pháp giáo dục đạo đức môi trường theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động của người học mới mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Đồng thời cần bổ sung đánh giá nhân cách người học qua nhận thức và hành vi đạo đức môi trường.

Thứ ba, yêu cầu phải đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên chuyên sâu về đạo đức môi trường với thực tế giảng viên, giáo viên môn học chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục đạo đức môi trường

Giáo dục đạo đức môi trường muốn mang lại hiệu quả cải biến hành vi con người trong ứng xử với môi trường ngoài nội dung chương trình, giáo trình, sách giáo khoa cần phải có đội ngũ giáo viên chuyên trách về giáo dục đạo đức môi trường, đồng thời tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy giáo dục đạo đức môi trường. Tuy nhiên, việc triển khai công tác này còn chưa quyết liệt và đồng bộ trong cả nước, các trường chưa có khoa đào tạo giáo viên giáo dục đạo đức môi trường, đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy về đạo đức môi

trường còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, vẫn còn duy trì phương pháp giảng dạy truyền thống nặng về thuyết trình, ít phát huy tính sáng tạo, tư duy phản biện và năng lực của học sinh, sinh viên. Ở những trường có khoa môi trường, đội ngũ giảng viên chuyên trách về giáo dục môi trường có thuận lợi hơn trong lồng ghép giảng dạy giáo dục đạo đức môi trường, tuy nhiên phần lớn giáo viên phổ thông và các trường học không có tổ chuyên môn về môi trường... những bất cập này là rào cản triệt tiêu nỗ lực cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Hơn nữa đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục đạo đức môi trường mang tính tự phát, mạnh trường nào trường đó dạy, hình thành, bồi dưỡng từ những chuyên môn khác nhau như hóa học địa lý, sinh học, giáo dục công dân, lý luận chính trị... ngoài những ưu điểm thì hạn chế lớn nhất của đội ngũ này là không được đào tạo chuyên sâu và bài bản, do đó không thể phát huy được năng lực chuyên môn, tính sáng tạo và công hiến có hạn, cho nên hiệu quả giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh sinh viên không cao. Vấn đề đặt ra muốn giáo dục nâng cao ý thức và hành vi đạo đức môi trường cho học sinh, sinh viên cần đội ngũ chuyên sâu được đào tạo bài bản, đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng đòi hỏi sự nghiệp giáo dục phát triển con người.

Thứ tư, mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh, sinh viên

Hiện nay, mâu thuẫn nổi bật giữa giáo dục ý thức đạo đức môi trường với hành vi đạo đức môi trường còn khoảng cách. Trên lớp, học sinh sinh viên được nghe giảng vấn đề lý luận về đạo đức môi trường, bảo vệ môi trường, tầm quan trọng, ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống, thậm chí trong các trường những hành vi xả rác bừa bãi, thiếu đạo đức môi trường vẫn hiện diện trái ngược lại với tinh thần bài học. Thực tế, giáo dục những chuẩn mực đạo đức môi trường với thực tế cuộc sống không ăn khớp, có khoảng cách, điều này đang tạo ra những rào cản đối với công tác giáo dục đạo đức môi trường trong học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó ở cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tình trạng vô đạo đức với thiếu trách nhiệm với môi trường vẫn còn ngang nhiên diễn ra, tình trạng xả rác bừa bãi, ngắt hoa bẻ cành trong ngày lễ hội, sử dụng lãng phí điện nước, tài nguyên, hút thuốc lá

nơi công cộng, lối sống lãng phí, phá rừng, khai thác tài nguyên trái phép đã cản trở công tác giáo dục đạo đức môi trường. Chẳng hạn: “thói quên vứt rác từ các tầng cao xuống đất tại các khu nhà tập thể: có 3.6% cho là phổ biến, 26.4% cho là thỉnh thoảng, 19.8% cho là hiếm khi và 50.2% cho là không có” [19; tr 316].

Đi liền với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tình trạng xả thải ra môi trường không qua xử lý đã gây hậu quả nghiêm trọng đang tác động rất lớn đến đến hiệu quả giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh sinh viên gây bất bình và mất niềm tin trong nhân dân. Tình trạng vi phạm đạo đức môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp diễn biến phức tạp, diễn ra ngày càng nhiều, nghiêm trọng cả quy mô tính chất. Vấn đề đặt ra lúc này muốn giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh sinh viên có hiệu quả cần xây dựng hệ thống các chuẩn mực đạo đức môi trường phù hợp với từng đối tượng, biến những tri thức, chuẩn mực đạo đức môi trường thành những hành vi ứng xử thường nhật nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm với môi trường, đồng thời tăng cường vai trò của pháp luật và giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường mới mang lại hiệu quả công tác giáo dục đạo đức môi trường.

3.3.3. Lối sống hiện nay còn tác động rất tiêu cực đến việc xây dựng đạo đức môi trường

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa xu hướng gia tăng tiêu dùng với sự suy thoái tài nguyên và môi trường. Trong nền kinh tế thị trường vì lợi ích kinh tế, doanh nghiệp có nhiều chiến lược kinh doanh khôn khéo để kích thích thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng, do vậy nó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tiêu dùng. Trong xu hướng đó trào lưu tiêu dùng của Việt Nam hiện nay cũng theo hướng gia tăng về số lượng, tuy nhiên số lượng tiêu dùng càng gia tăng thì những áp lực về tài nguyên và môi trường càng lớn từ khâu đầu vào đến đầu ra, từ sản xuất, phân phối đến trao đổi và tiêu dùng, đặc biệt là khâu thải bỏ sản phẩm và khâu phế liệu cũng đang tạo ra một áp lực lớn đối với môi trường.

Hiện nay, nhân loại đã “bước vào xã hội tiêu dùng”, trong điều kiện đổi mới hội nhập số lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng đã tạo điều kiện cho các giao

dịch kinh tế trở nên dễ dàng, trong đó người tiêu dùng có nhiều điều kiện, thỏa mãn không ngừng nhu cầu tiêu dùng của mình. Tuy nhiên, tiêu dùng cũng liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên và những lựa chọn của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng nặng nề lên toàn thể hành tinh.

Tiêu dùng trong xã hội hiện nay đang vượt quá xa ngưỡng chịu đựng của giới tự nhiên. Việc “theo đuổi không giới hạn” của tiêu dùng đã “trả một cái giá đắt”, tiêu dùng ngày nay làm tiêu tốn khối lượng khổng lồ các tài nguyên, làm gia tăng lượng khí thải khổng lồ, đem đến cảnh khổ cực của loài người – đặc biệt đối với số nghèo nhất của nhân loại. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần giảm lượng tiêu dùng của mình. Chúng ta chỉ có một hành tinh để sống, những nhu cầu sống của các sinh vật khác cũng là một đòi hỏi tất yếu, do vậy cần hết sức thận trọng và cân nhắc trong tiêu dùng tránh tình trạng lãng phí và tạo ra những hệ lụy môi trường.

Chủ nghĩa tiêu dùng còn có những tác động về mặt xã hội, nó tạo nên sự bất bình đẳng giữa các nhóm trong xã hội, nó còn dẫn đến tình trạng hoen gỉ tâm hồn của những cư dân đang biến mình thành tín đồ của chủ nghĩa đồ vật và cam phận làm nô lệ cho những lạc thú bản năng. Liên Hợp Quốc xếp "chủ nghĩa tiêu thụ" cùng với hiện tượng khí hậu trái đất ấm lên là hai hiểm họa lớn nhất đe dọa cuộc sống con người. Bên cạnh đó tiêu dùng lãng phí cũng đồng nghĩa với tiêu dùng phô trương dẫn đến trọng vật chất hơn trọng giá trị tinh thần, thậm chí nó cỗ vũ cho lối sống thực dụng, sống gấp gây hủy hoại sức khỏe con người, dẫn đến các tệ nạn xã hội như tham nhũng, hàng lậu, hàng nhái, đặc biệt là tác động tới sự suy giảm của tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa xu hướng gia tăng sản xuất với giới hạn của tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Đi liền với sự thiếu định hướng trong tiêu dùng, ở nước ta hiện nay còn có tình trạng sản xuất và kinh doanh bất kì mặt hàng nào vì lợi nhuận. Đi liền với sự gia tăng sản xuất kéo theo tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng và gia tăng phát thải. Trong khi đó, hiện nay tài nguyên thiên nhiên trong nước ngày càng suy kiệt. Do đó, việc con người sử dụng tài nguyên chưa hợp lý và tiết kiệm đã dẫ đến môi

trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng. Xuất phát từ thực tế đó việc áp dụng phương thức sản xuất sạch hơn vào thực tiễn là cách tốt nhất để tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải các chất ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sức khỏe cho con người và thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa công tác tuyên truyền, giáo dục sản xuất và tiêu dùng bền vững với xu hướng tự phát trong sản xuất và tiêu dùng.

Công tác tuyên truyền, giáo dục sản xuất, tiêu dùng bền vững đối với người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế. Theo đánh giá của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, tiềm năng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng trong các ngành công nghiệp của Việt Nam còn rất lớn, việc thay đổi nhận thức và hành vi có đạo đức với môi trường của cộng đồng đang cần có sự nỗ lực của công tác giáo dục và tuyên truyền của các lực lượng chức năng. Các quy định khung và chiến lược sản xuất và tiêu dùng bền vững trong cộng đồng chưa được xây dựng và ban hành cụ thể và chi tiết. Bộ tiêu chí đánh giá mức độ bền vững trong sản xuất và tiêu thụ là cơ sở để xác định những hoạt động cụ thể cần triển khai. Trong khi đó để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, người tiêu dùng không ngùng gia tăng mua sắm, bất chấp tất cả, còn doanh nghiệp để tăng lợi nhuận thì không ngừng mở rộng sản xuất. Đây là mâu thuẫn khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ khi đổi mới đất nước đến nay, với tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với truyền thống văn hóa, lối sống, tập quán, phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nước ta đã đạt được những thành tựu cơ bản về xây dựng đạo đức môi trường. Những thành tựu này được thể hiện phần nào ở sự thay đổi nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường một cách tự giác và tự nguyện của người dân và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vì những lý do chủ quan và khách quan các chủ thể vẫn chưa phát huy vai trò, tính tự giác chủ động của mình trong xây dựng đạo đức môi trường. Đối với

nhà nước, chưa đề ra được những tiêu chí cơ bản để đánh giá cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong xây dựng đạo đức môi trường; sự bất cập trong ban hành và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường; chưa phát huy được vai trò của các tổ chức, đoàn thể và người dân trong tự giác bảo vệ môi trường... Đối với người dân, nhìn chung vi phạm đạo đức môi trường vẫn còn diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, chưa tuân

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 107 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)