Tăng cƣờng vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức môi trƣờng ởViệt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 115 - 124)

4.1. Tăng cƣờng vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức môi trƣờng ởViệt Nam hiện nay ởViệt Nam hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay để xây dựng đạo đức môi trường cần thiết phải tăng cường vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường. Pháp luật có vai trò quan trọng trong điều chỉnh nhận thức và hành vi ứng xử của con người với tự nhiên. Thông qua hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường có tác dụng hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của con người phải vừa tuân theo quy luật của tự nhiên vừa tuân theo pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường có như vậy mới mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững. Việc tuân thủ những quy định của pháp luật một cách nghiêm minh sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và con người. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, tăng cường bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ soạn thảo luật và thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về tài nguyên môi trường đang có những diễn biến phức tạp, khó lường, Nhà nước cần lựa chọn những cán bộ đảm bảo các yêu cầu cần thiết về phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, bồi dường và nâng cao trình độ cho họ đáp ứng những yêu cầu của việc xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường và thực thi nghiêm minh có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Đối với đội ngũ cán bộ xây dựng luật về bảo vệ môi trường cần lựa chọn những người có trình độ học vấn, có kiến thức toàn diện, đặc biệt là trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, có cách thức và nội dung xây dựng luật có hệ thống và hiệu quả. Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng tư duy biện chứng, tư duy phản biện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ... qua đó giúp họ có đủ khả năng tham gia xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường một cách hệ thống đồng bộ, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn trong nước và quốc tế, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn để nâng cao hiệu quả công việc.

Đối với đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, Nhà nước cần lựa chọn những người vừa có đức vừa có tài, hiểu sâu sắc nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường, thấy được tính liên thông, tính hệ thống giữa các luật, bồi dưỡng họ thành những cán bộ thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Bên cạnh đó, cần sàng lọc một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất, không đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức ra khỏi ngành luật để mang lại hiệu quả công tác cán bộ và tác động đến tính hiệu quả của việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, cần trang bị đạo đức môi trường cho cán bộ làm công tác xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường là đòi hỏi vô cùng quan trọng - yếu tố cấu thành đạo đức nghề nghiệp của cán bộ xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khi coi trọng đạo đức môi trường như một tiêu chuẩn đánh giá cán bộ trực tiếp làm việc với các vấn đề tài nguyên và môi trường thì những đòi hỏi yêu cầu này là đòi hỏi thực tế tác động đến hiệu quả công việc. Chỉ có như vậy thì mới thực sự phát huy được vai trò tiên phong về đạo đức và pháp luật của cán bộ, đảng viên, mới cảm hóa, thu phục nhân tâm. Trong giai đoạn hiện nay có nhiều vụ việc vi phạm luật bảo vệ môi trường nghiêm trọng và tinh vi, cần có những cán bộ có đủ đức và tài để thay mặt nhà nước quản lý tài nguyên và môi trường. Đặc biệt, cần hoàn thiện cơ chế tổ chức, tăng cường nắm bắt tình hình, thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật môi trường, có như vậy đội ngũ này mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi trong điều kiện hiện nay về công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tăng cường công tác hậu kiểm và xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thiết bị thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thứ hai, tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh xây dựng luật về bảo vệ môi trường phải có nội dung chặt chẽ, chính xác, các điều khoản trong luật phải phản ảnh được đòi hỏi của tồn tại xã hội nhằm giải quyết các vấn đề môi trường đang nảy sinh trong thực tiễn. Các điều luật giữa các luật trong cùng một thời điểm ban hành phải đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất, nội dung của

các điều luật phải có sự gắn kết để các luật được thực thi hiệu quả trong thực tế, tránh tình trạng chồng chéo, không thống nhất giữa các luật.

Trong điều kiện hiện nay, quá trình xây dựng luật về bảo vệ môi trường cần có sự kế thừa những nội dung còn phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước từ các luật đã ban hành, bên cạnh đó cần kế thừa có chọn lọc các luật của các nước cũng như luật pháp quốc tế. Quá trình sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường cho kịp thời, phù hợp với thực tiễn thì mới hoàn thành mục tiêu xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường một cách hiệu quả và bền vững.

Chú trọng nâng cao chất lượng các văn bản luật được ban hành, rà soát, bổ sung, sửa đổi và tăng tính thực tiễn của luật. Nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục pháp luật trong nhân dân để nhân dân hiểu và tự giác thực hiện; đồng thời, cần có cơ chế giám sát, bảo đảm tính nghiêm minh tuyệt đối trong việc chấp hành pháp luật, đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, xây dựng lối sống, lao động, học tập và hành xử theo pháp luật trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi công dân. Bởi pháp luật càng nghiêm, tính răn đe càng cao, càng công bằng thì theo đó đạo đức môi trường sẽ dần dần trở thành phẩm chất công dân, thành lối sống, nếp sống của họ. Nếu pháp luật về bảo vệ môi trường không phản ánh được những đòi hỏi của thực tiễn, thì hiệu quả của công tác xây dựng đạo đức môi trường sẽ không cao.

Phải đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong quy định các biện pháp xử phạt. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường phải đảm bảo thực thi trong thực tế. Cần xử lý hình sự những vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nặng nề, tăng mức phạt hành chính, xác định trách nhiệm dân sự rõ ràng và cụ thể. Pháp luật về bảo vệ môi trường phải đảm bảo công bằng giữa cá nhân, tổ chức. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau. Cần có quy định trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, nếu người đứng đầu thực thi theo quyết định của hội đồng quản trị thì phải truy cứu các thành viên trong hội đồng quản trị với tư cách đồng phạm, có như vậy thì tổ chức, cá nhân mới có ý thức bảo vệ môi trường. Nhà nước ta coi pháp nhân (pháp nhân được hiểu

là công ty, doanh nghiệp) là một chủ thể của pháp luật hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vì sự vi phạm của pháp nhân thường có tính nguy hiểm cao, ảnh hưởng đến nhiều người và ảnh hưởng đến môi trường, do vậy việc quy định rõ trách nhiệm pháp nhân, trách nhiệm cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm là rất cần thiết. Người đứng đầu pháp nhân, người quản lý điều hành pháp nhân nếu đã biết có dấu hiệu vi phạm mà cố tình vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chính phạm. Cần ban hành các quy định cụ thể và chế tài xử phạt phù hợp đối với các hành vi “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, căn cứ vào từng điều luật để lượng hóa mức độ hậu quả. Bên cạnh đó những người là quan chức hoặc nhân viên công quyền (công chức) vi phạm hoặc tiếp tay cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm thì ngoài hình phạt theo quy định của pháp luật còn bị đình chỉ công tác.

Cần tăng cường trách nhiệm hình sự đối với tội phạm môi trường và có chế tài phù hợp với các tội phạm môi trường. Chẳng hạn, hành vi cố tình coi thường pháp luật thì sẽ áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn, đồng thời hình phạt tiền phải đủ lớn để răn đe các đối tượng, buộc người vi phạm phải chi trả, phải khắc phục, bồi thường ô nhiễm, suy thoái môi trường, phục hồi môi trường.

Ban hành quy định trình tự thủ tục thanh, kiểm tra môi trường theo hướng nhanh gọn, bảo đảm bất ngờ, không thông báo trước cho đối tượng bị kiểm tra biết trước dài ngày, đồng thời tăng cường kiểm tra đột xuất. Cần tăng cường trang thiết bị (chẳng hạn thiết bị thử mẫu phân tích, thiết bị xác định ô nhiễm...) cho thanh tra môi trường, cảnh sát môi trường, quản lý môi trường... để họ có cơ sở xử phạt. Kết hợp Luật Bảo vệ môi trường với luật chuyên ngành, luật hành chính, dân sự trong xử lý vi phạm pháp luật, đặc biệt biện pháp chế tài bằng kinh tế.

Đảng ta luôn khẳng định: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật” [23; tr.125]. Các cơ quan chức năng cần hoàn thiện các quy định pháp lý (trách nhiệm hành vi, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự) đối với những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường cần ban hành đầy đủ

chuẩn kỹ thuật môi trường, đánh giá tác động môi trường, quy định quản lý chất thải, khí thải, sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường - đây được coi là biện pháp quan trọng và lâu dài tác động tới nhiều chủ thể.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu các giá trị, đặc biệt là các giá trị truyền thống, các hương ước, quy ước... lựa chọn các chuẩn mực, các giá trị phù hợp để luật hóa chúng, biến thành những quy phạm chung nhằm hướng dẫn xã hội và công dân đều thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh. Cần nâng cao chất lượng và số lượng các văn bản luật về bảo vệ môi trường, qua đó tạo khuôn khổ pháp lý nhằm định hướng mọi chủ thể xã hội tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ tài nguyên, nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã cụ thể hóa trách nhiệm của quần chúng nhân dân trong đánh giá tác động môi trường, điều này khẳng định Nhà nước và pháp luật đã đánh giá cao vai trò của quần chúng trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Có thể nói, Luật bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, góp phần hình thành nên trật tự xã hội và tạo dựng nên đạo đức môi trường. Bởi lẽ, pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen thường nhật. Phát huy vai trò của các chuẩn mực đạo đức môi trường thông qua vai trò của pháp luật sẽ tạo điều kiện để thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường một cách tự giác và tự nguyện, không thể buông lỏng vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường nếu việc này chưa được sự tự ý thức của các chủ thể đạo đức trong xã hội.

Thứ ba, phải đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với mọi tầng lớp dân cư.

Để phát huy hiệu quả công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường cần thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường một cách nghiêm minh và công bằng với tất cả mọi đối tượng, từ người lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp đến người dân. Những người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường dù ở vị trí nào trong xã hội cũng cần đưa ra xét xử nghiêm minh và công tâm. Việc xử lý thỏa đáng với các tổ chức cá nhân sẽ là bài học giáo dục và răn đe những trường hợp sẽ vi phạm và đang vi phạm luật bảo vệ

môi trường, có như vậy mới đảm bảo được lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm minh, xử lý đúng người, đúng tội.

Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm minh, thích đáng những trường họp tổ chức và cá nhân vì những động cơ và mục đích khác nhau mà bao che hay cố tình nương nhẹ cho các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với người thực thi pháp luật cần công tâm và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có như vậy mới đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đại hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh rằng, cần phải “tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật” [22;

tr. 45]. Trong quá trình xem xét chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký

đầu tư, các tổ chức, cá nhân phải xin ý kiến đầy đủ của các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ việc thẩm định công nghệ các dự án đầu tư theo Thông tư số 03/TT-BKHCN ngày 30/3/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ, đặc biệt là công nghệ của các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, cương quyết không chấp thuận các dự án có công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn trong các khu công nghiệp… theo quy định của pháp luật.

Luật bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan vừa là công cụ hữu hiệu trong việc bảo tồn những giá trị đạo đức môi trường truyền thống, vừa góp phần bồi đắp nên những chuẩn mực đạo đức môi trường mới. Do vậy, cần kết hợp hài hòa cả đạo đức môi trường và Luật Bảo vệ môi trường nhằm kết hợp cả đức trị và pháp trị mới có thể xây dựng đạo đức môi trường thành công. Trong tiến trình đổi mới đất nước, luật bảo vệ môi trường đã góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, duy trì và tạo được một số chuyển biến khả quan về mặt xã hội, ngăn chặn những trường hợp và hành vi phá hoại môi trường góp phần không nhỏ giữ vững an ninh môi trường, trật tự, kỷ cương xã hội, tạo thế và lực đưa nước ta từng bước hội nhập với thế giới. Chủ thể chính tham gia bảo vệ môi trường và hưởng thụ các lợi ích từ môi

trường là người dân, do vậy họ không thể thờ ơ với môi trường mà cần ý thức hơn trong việc tôn trọng pháp luật, dám đấu tranh chống lại những hành động phá hoại môi trường, đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả. Có thể nói, việc chuyển sự điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội với thói quen theo

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 115 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)