quần chúng. Đồng thời, cần giáo dục cán bộ đảng viên thay đổi quan niệm về tài nguyên, về tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên. Do đó mỗi cán bộ đảng viên cần có tư duy hệ thống trong hoạch định chính sách, qua đó định hướng chiến lược hành động khôn ngoan để vừa khai thác tự nhiên vừa bảo vệ, tôn tạo tự nhiên và biết cách làm giàu cho hệ sinh thái cũng chính là thể hiện trách nhiệm, lương tâm của con người với tự nhiên và con cháu chúng ta. Đồng thời để đánh giá cán bộ đảng viên ngoài năng lực, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp cần bổ sung thêm những tiêu chí đạo đức môi trường.
Trong điều kiện hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức môi trường trở thành một trong những vấn đề cấp bách. Giáo dục đạo đức môi trường cần có nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với các đối tượng, phát huy tính tự giác, chủ động của các chủ thể có như vậy mới có thể thay đổi nhận thức và hành vi đạo đức môi trường của cộng đồng hướng đến phát triển bền vững đất nước.
4.3. Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng môi trƣờng văn hóa, lối sống văn hóa hóa
Để bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển bền vững đất nước cần thiết phải đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa, lối sống văn hóa thông qua phát huy vai trò của ba chủ thể: Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, qua đó góp phần xây dựng đạo đức môi trường thành công ở nước ta hiện nay.
Thứ nhất, vai trò của Nhà nước trong xây dựng môi trường văn hóa, lối sống văn hóa tạo tiền đề để xây dựng đạo đức môi trường thành công.
Để xây dựng đạo đức môi trường cần phát huy vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ thể hoạch định chính sách, pháp luật và quản lý tài nguyên môi trường. Để làm được điều nay nhà nước cần tiến hành các giải pháp sau đây:
Một là, nhà nước thông qua các cơ quan chức năng cần có cơ chế quản lý cụ thể và hiệu qủa lối sống văn hóa của nhân dân.
Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng cần có những quy định cụ thể và những chế tài đủ sức răn đe nhằm tạo ra thói quen ứng xử văn minh đối với môi trường. Những trường hợp cố tình xả rác thải, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi ra ngoài môi trường cần có những lực lượng quản lý cụ thể và có những hình thức xử lý nghiêm minh với các hình phạt: phạt hành chính, phạt tiền thậm chí đánh giá tiêu chí gia đình văn hóa, địa phương văn hóa thông qua thực tế công tác bảo vệ môi trường. Nhà nước cần có những biện pháp ngăn chặn và xử lý những trường hợp tiêu dùng tài nguyên một cách lãng phí, có những cách đánh thuế cao với những sản phẩm ít thân thiện với môi trường như sử dụng các phương tiện tiêu tốn nhiều nhiên liệu và xả thải ra môi trường như xe máy và ô tô, thuốc lá, túi nilon, đồ hộp, đồ gỗ tự nhiên... tăng cường khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng ít phát thải như xe buýt, đi bộ, đi xe đạp, khuyến khích người dân sử dụng lương thực, thực phẩm địa phương thay vì sử dụng hàng hóa nhập khẩu... Pháp luật cần có những quy định cụ thể và có chế tài xử lý hiệu quả với những trường hợp săn bắt động, thực vật hoang dã. Đối với những trường hợp cố tình vi phạm đánh bắt, tiêu dùng, mua, bán những sản vật quý này dẫn tới nguy cơ mất cân bằng sinh thái thì nhà nước phải kiên quyết xử phạt theo đúng quy định pháp luật để làm bài học cho nhiều người có ý thức tự giác bảo vệ môi trường. Cần kết hợp giữa pháp luật với luật tục, hương ước trong quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và quản lý rừng nói riêng. Xây dựng tiêu chí bảo vệ môi trường tạo cơ sở xem xét, công nhận làng, xã, gia đình văn hóa. Khen thưởng, tuyên dương các hoạt động, điển hình tốt trong bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững. Cần có sự phối hợp kịp thời và chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin, báo chí nhằm tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân để họ có ý thức toàn diện về bảo vệ môi trường. Phải tích cực vận động, tuyên truyền làm sao để cho người dân hiểu được việc đốt vàng mã thực ra chỉ là thể hiện lòng thành kính, thành tâm về tâm linh, thể hiện tình cảm với tổ tiên chúng ta. Hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh chung, từ bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu,
các thói quen, nếp sống không văn minh, thiếu vệ sinh, các hủ tục trong mai táng. Cần có chính sách tiêu dùng hợp lý, cần có sự xét đến cả vòng đời của các loại hàng hóa, dịch vụ và vật chất. Nghiêm cấm triệt để việc săn bắt chim, thú trong danh mục cần bảo vệ; ngăn chặn nạn sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt nguồn lợi thủy, hải sản. Cần thực hiện tốt chính sách dân số, định canh định cư nhằm điều chỉnh quá trình di cư, bảo đảm sự phân bố dân cư, lao động hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện, tình hình phân bố lực lượng sản xuất của từng vùng, từng địa phương. Có chính sách giải pháp phát triển kinh tế đồng đều ở các địa phương, vùng miền nhằm tránh thu hút dân số vào một số khu vực gây mất cân đối như hiện nay.
Hai là, nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể để phòng, tránh sử dụng lãng phí, kém hiệu quả tài nguyên, môi trường.
Ngay từ năm 1952, khi nói chuyện về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi lãng phí và tham nhũng là “hai anh em sinh đôi”, gây nên những thất thoát lớn về nguồn lực xã hội. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là tài sản của quốc gia dân tộc, liên quan mật thiết đến quá trình sinh tồn và phát triển của nhiều thế hệ người Việt Nam, do vậy Nhà nước cần công bố công khai các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước (trừ những bí mật thuộc quốc phòng, an ninh), trong đó đặc biệt là đầu tư công, công bố công khai các dự án, quy hoạch có liên quan đến tài nguyên và môi trường. Thực tế cho thấy: việc công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của bộ máy nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng để khắc phục tư duy nhiệm kỳ và lợi ích nhóm trong việc hình thành cơ chế, chính sách, trong các quy hoạch sử dụng đất, trong đầu tư công và sử dụng tài sản công có liên quan đến tài nguyên và môi trường, bảo đảm cho đất đai, tài nguyên của dân được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, phục vụ lợi ích của đông đảo nhân dân. Qua đó góp phần ngăn chặn, khắc phục tệ nạn tham nhũng, hối lộ và lợi ích nhóm cục bộ, làm trong sạch xã hội, giữ vững lòng tin của nhân dân. Trong thực tế, Nhà nước đã đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, nhưng công tác xét xử các vụ án liên quan đến sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả
và lãng phí tài nguyên thiên nhiên vẫn còn hạn chế. Do vậy, vẫn còn tâm lý của công thì “vô tư” lãng phí. Tại rất nhiều diễn đàn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh “Lãng phí có khi còn nguy hại hơn cả tham nhũng”. Có thể khẳng định lãng phí tài nguyên còn gây ra những tổn thất không chỉ cho người dân ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các thể hệ con cháu chúng ta.
Để mang lại hiệu quả lâu dài, chống lãng phí và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cần phải thay đổi tư duy của người dân, người đứng đầu cấp ủy và cả xã hội đối với tệ nạn này. Xã hội cần coi lãng phí tài nguyên thiên nhiên như một thứ tệ nạn xã hội, một biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức và coi đây là “quốc nạn”. Do đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí liên quan đến tài nguyên và môi trường trong tình hình mới đi liền cải cách hành chính, rà soát lại bộ máy quản lý Nhà nước, cần cụ thể hóa và đi vào thực chất Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt có sáng kiến trong bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên, môi trường; không ngừng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán liên quan đến sử dụng đất đai, tài nguyên, mua sắm và sử dụng tài sản công. Đồng thời, cần xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong việc để xảy ra tình trạng sử dụng lãng phí và kém hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, cần phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị và của nhân dân vào đấu tranh chống sử dụng lãng phí và kém hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Cần thực hiện cuộc vận động tiết kiệm, chống lãng phí trong trong toàn dân, mỗi người dân cần tự ý thức tiêu pha phù hợp với mức sống và thu nhập của bản thân góp phần bảo vệ môi trường. Coi tiết kiệm là một biểu hiện văn hoá ứng xử. Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên dương những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn lực vật chất, tài chính, nguyên nhiên vật liệu tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời có thái độ lên
án, phê phán nghiêm khắc với những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, năng lượng. Đẩy mạnh chống lãng phí tài nguyên thiên nhiên sẽ góp phần xây dựng nhân cách con người, qua đó góp phần xây dựng đạo đức môi trường.
Ba là, để xây dựng đạo đức môi trường cần bổ sung tiêu chí đạo đức môi trường đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
Trong điều kiện tài nguyên, môi trường có chiều hướng suy thoái và ô nhiễm cần coi đạo đức môi trường là một thành tố quan trọng để đánh giá đạo đức người cán bộ đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Người cán bộ phải có đủ đức và tài, phẩm chất và năng lực, trong đó, đức, phẩm chất là gốc” [12; tr.157]. Như vậy, yêu cầu cán bộ cách mạng là phải thấm nhuần đạo đức cách mạng: “Cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” nhưng bên cạnh đó cần phải có đạo đức môi trường mới có thể đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi về công tác cán bộ. Người cán bộ hiện nay ngoài việc am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ còn phải có trình độ nhận thức về tài nguyên, môi trường, tự giác trong việc thực hiện các hành vi đạo đức môi trường, vận động thuyết phục nhân dân bảo vệ tài nguyên, môi trường mà cao hơn nữa là biết đặt lợi ích của tập thể cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Khi được trang bị đạo đức môi trường người cán bộ đảng viên sẽ ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, tránh rơi vào chủ nghĩa cá nhân hay lợi ích nhóm khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên, môi trường. Đồng thời, nhà nước cần có cơ chế hiệu quả để ngăn chặn tình trạng lợi ích nhóm giữa doanh nghiệp và quan chức nhà nước trong việc vi phạm quy định về đạo đức môi trường.
Bốn là, xây dựng môi trường văn hóa là tiền đề để xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên
Môi trường văn hóa là sản phẩm của xã hội loài người và ở mỗi cộng đồng khác nhau sẽ xác lập những môi trường văn hóa khác nhau, đến lượt nó những môi trường văn hóa đó có sức thẩm thấu, cảm hóa và giáo dục con người, biến con
người sinh học thành con người xã hội với những phẩm chất tiêu biểu. Qua đó, sẽ tạo ra những con người không chỉ biết đánh giá nhận thức và hành vi của mình theo tiêu chí của cái đúng, cái tốt, cái thiện và cái mỹ mà quan trọng hơn đánh thức trong họ giá trị sống, lẽ sống, niềm vui sống hài hòa giữa môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Cao hơn nữa hình thành ở con người và các chủ thể xã hội một thái độ sống tích cực, đấu tranh chống lại những hành động phá hoại môi trường và tài nguyên, định hình lối sống xanh và tiêu dùng xanh. Để xây dựng môi trường văn hóa xã hội lành mạnh cần quan tâm đến phát triển hài hòa giữa con người và con người và hài hòa giữa con người với tự nhiên. Xây dựng môi trường văn hóa hiện nay ở nước ta do con người và vì con người, hướng tới các giá trị vì cộng đồng, đồng thời phải hướng đến mỗi con người cụ thể, hướng đến giải phóng con người và phát huy năng lực của con người. Thông qua việc xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và con người sẽ tạo nền tảng xã hội để thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên. Do vậy để xây dựng đạo đức môi trường tất yếu phải quan tâm đến cơ chế chính sách nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. Để làm được điều này cần có cơ chế cụ thể tạo công ăn việc làm cho đồng bào vùng khó khăn, vùng núi, nếu không có công ăn việc làm ổn định thì có thể họ lại phải khai thác tài nguyên, khai thác rừng để lấy đất sản xuất và sinh sống. Nhà nước cần có cơ chế cụ thể về quản lý đất đai, quản lý rừng hiệu quả hơn nữa, trong đó nên phát huy chính sách giao đất giao rừng cho đồng bào, tuy nhiên cần tăng cường cơ chế kiểm soát và quản lý hiệu quả bền vững tài nguyên rừng.
Đối với mỗi hộ gia đình cần quan tâm tới việc tổ chức tốt đời sống văn hóa gia đình: có sự gắn kết giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong đời sống vật chất cần sử dụng tiết kiệm điện, nước, năng lượng, giấy...; bên cạnh việc đảm bảo đời sống vật chất cần đề cao các giá trị tinh thần gắn với lối sống tiết kiệm chừng mực, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên qua sách báo, truyền thông, coi sự hài lòng về đời sống tinh thần là một tiêu chí quan trọng.
Con người và môi trường tự nhiên có mối quan hệ hữu cơ với nhau,“Tự nhiên là thân thể vô cơ của con người và con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên”
[41; tr. 24]. “Trong mọi hoạt động của mình, với khả năng sáng tạo và dự kiến của bộ óc, con người đã tạo ra một thiên nhiên thứ hai – môi trường văn hóa theo các thước đo của con người” [41; tr. 24 - 25]. Xây dựng môi trường văn hóa hiện nay là
“quá trình nhân hóa” môi trường tự nhiên theo quy luật của cái “chân – thiện – mỹ”. Để xây dựng môi trường văn hóa đó tất yếu phải coi trọng phát triển con người toàn diện: “đức, trí, thể, mỹ”, trong đó cần bổ sung các tiêu chí gắn với xây dựng đạo đức môi trường. Cụ thể, cần bổ sung cho tiêu chí “đức” là đạo đức môi trường, bổ sung cho tiêu chí “trí” là có hiểu biết sâu sắc, toàn diện về thế giới tự nhiên và dùng sự hiểu biết đó để sinh sống và sản xuất bền vững; bổ sung cho tiêu chí “thể” là để có sức khỏe tốt con người phải dựa vào điều kiện tự nhiên, do đó cần làm giàu cho tự nhiên, bảo vệ tôn tạo tự nhiên thì chúng ta mới có môi trường trong