Đạo đức môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 36 - 51)

2. 1. 1. Khái niệm “đạo đức”, khái niệm “môi trường” Khái niệm “đạo đức”

Đạo đức là một hiện tượng xã hội, nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là sản phẩm mang tính lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế - xã hội sinh ra và quyết định. Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [59;

tr.137]. Là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, ý thức đạo đức vừa chịu sự quy định

của tồn tại xã hội, vừa chịu sự ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác (chính trị, triết học, nghệ thuật, tôn giáo..) [58; tr.10]. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức xã hội mang tính giai cấp. Mỗi hệ thống đạo đức đều biện hộ cho lợi ích một giai cấp nhất định. Những giá trị đạo đức thường mang tính phổ quát, bảo vệ cái đúng, cái tốt và được con người tuân theo như một quy tắc bất thành văn. Chính vì vậy, “đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực nhằm hướng dẫn con người tiến tới cái thiện, cái chân, cái mỹ chống lại cái ác, cái giả, cái xấu trong mỗi thời đại lịch sử, phù hợp với sự tiến bộ của xã hội để con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và xã hội” [67; tr.13]. Xã hội nào cũng có hệ thống chuẩn mực đạo đức của nó. “Chuẩn mực đạo đức là một hệ chuẩn phổ quát nhất tạo nên một trật tự xã hội tự giác. Trước hết nó được xác lập bằng sự cam kết giữa người này với người khác trong cộng đồng, tạo thành lệ, quy tắc, thành chuẩn mực, thành phong tục, tập quán, những việc nên làm và không nên làm được kiểm soát bằng dư luận xã hội; chuẩn mực đạo đức thường được quy định bởi các ứng xử cụ thể hỗ trợ cho những giá trị được cộng đồng, nhóm xã hội tin tưởng” [58; tr. 341].

Theo G. Bandzeladze, Chuẩn mực đạo đức là “đức tính và tình cảm đạo đức được diễn đạt bằng một mệnh đề, một phán đoán hoặc một thuật ngữ”. Ở đó, tình cảm đạo đức và đức tính chính là nhu cầu của con người hành động phù hợp với chuẩn

mực đạo đức [4; tr.92]. Chuẩn mực đạo đức được cộng đồng sàng lọc và lựa chọn, thừa nhận như những quy tắc bất thành văn, đồng thời là những kinh nghiệm quý báu của tập thể được lưu giữ và truyền dạy cho các thế hệ. Do vậy, có thể hiểu “chuẩn mực đạo đức là một hệ thống các tiêu chuẩn, các khuôn mẫu phản ánh sự đòi hỏi của xã hội đối với cá nhân” [1; tr. 9], nó vạch ra giới hạn được phép hay không đươc phép trong hành vi ứng xử của con người với cộng đồng, thể hiện những đòi hỏi của xã hội đối với mỗi người. Sự đòi hỏi của xã hội đối với con người được thể hiện dưới hai góc độ:

Thứ nhất, những mệnh lệnh, những quy ước, những điều cấm hoặc nên tránh; Thứ hai, những điều được khuyến khích, được tuyên dương và nên phát huy.

Khái niệm “môi trường”

Môi trường là thế giới tự nhiên, song không phải là thế giới tự nhiên nói chung, bất kỳ, vô hạn, vô tận mà là thế giới tự nhiên đặt trong quan hệ mật thiết với sinh hoạt sống của con người và sự phát triển của xã hội loài người. Trong đó “tài nguyên và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ sinh thái xác định… trong môi trường có cả tài nguyên” [40; tr. 42]. Theo khoản 1, điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có nêu khái niệm “môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và vô hình (tập quán, niềm tin...) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình [88; tr. 21].

Nếu xem xét môi trường tự nhiên từ chức năng của nó, trong quan hệ với sinh hoạt sống của con người và sự phát triển của xã hội loài người, thì môi trường là một hệ thống có những chức năng sau: Một là, môi trường trước hết là một hệ sinh quyển, khí quyển, thủy quyển, nhiệt quyển, sinh thái làm thành các điều kiện sống, không gian cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người. Hai là, môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên làm thành đối tượng phục vụ việc sản xuất ra của cải vật chất. Ba là, môi trường là không gian chứa đựng và phân hủy phế thải của

quá trình sản xuất và quá trình sinh hoạt riêng của con người [88; tr. 22]. Môi trường có các tính chất sau: Tính toàn cầu của môi trường: môi trường là nơi tồn tại của tất cả giới vô sinh, hữu sinh và con người, trong đó các yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau, yếu tố này là điều kiện, tiền đề cho yếu tố kia, quy định yếu tố kia. Tính chất xã hội hóa của môi trường, môi trường tự nhiên thông qua các hoạt động của con người chịu sự tương tác và chi phối bởi môi trường xã hội. Xã hội càng phát triển thì mức độ tác động của con người và xã hội vào môi trường tự nhiên càng sâu sắc. Tính cộng đồng xã hội. Ngày nay, môi trường tự nhiên tham gia vào tiến trình phát triển của đời sống xã hội. Trong bất cứ hành động nào của cộng đồng xã hội đối với các vấn đề môi trường cần tính toán thận trọng và mang lại lợi ích cao nhất nhưng đồng thời phát thải ít nhất và tiêu tốn tài nguyên ít nhất [88; tr. 23]. Khi con người bước vào lịch sử tiến hóa và phát triển của xã hội, thì “một mặt, sự tiến hóa của tự nhiên đã đạt tới trình độ tạo ra một hệ thống chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa vật chất với một năng suất đủ để cho con người xác lập, phát triển hệ thống xã hội của mình. Mặt khác, con người là kết quả của sự tiến hóa của tự nhiên, sinh ra và phát triển trong cái nôi của tự nhiên, con người đã sớm cảm nhận được tự nhiên là người mẹ đã nuôi dưỡng và cung cấp, ban phát cho họ tất cả những điều kiện cần thiết cho sự sống của mình” [88; tr. 36]. Tuy nhiên, ba yếu tố sau đây là ba tiền đề tiên quyết tách con người và xã hội ra khỏi tự nhiên và xác lập quan hệ xã hội với tư cách là một hệ thống đặc thù: “Thứ nhất, con người có bản chất tự nhiên của mình. Là một sinh thể con người là một sản phẩm nội tại của tự nhiên. Nếu tách ra khỏi tự nhiên sự sống con người sẽ chấm dứt, con người sẽ chết. Thứ hai, con người có bản chất xã hội. Trong sự tồn tại của mình con người dần tách khỏi giới tự nhiên và xác lập nên xã hội, ở đó sự phát triển của con người đặt trên nền tảng phát triển của xã hội, và sự phát triển của xã hội là nhằm vào phát triển con người. Như vậy, con người tồn tại và chịu sự chi phối của hai hệ thống: hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội, nếu tách khỏi hai hệ thống này con người sẽ chết. Thứ ba, con người bước vào lịch sử của mình với những lợi ích và theo đuổi những lợi ích, đó là những lợi ích kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, trong những lợi ích của con

người không có lợi ích kinh tế xã hội nào lớn hơn lợi ích được hưởng dụng những giá trị từ môi trường sống hay môi trường sinh tồn (lợi ích sống, lợi ích môi trường). Bởi vậy, nếu vi phạm quy luật tự nhiên, làm tổn thương đến môi trường, làm sụp đổ nền tảng sống của con người, thì xét cho cùng, dù các lợi ích kinh tế xã hội lớn tới đâu, rốt cuộc đều sẽ sụp đổ và do đó, đều trở nên vô nghĩa” [88; tr. 39 - 40].

Dưới góc độ triết học, theo quan điểm của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm thì môi trường được hiểu là môi trường sinh thái, do vậy được quan niệm như sau: Môi trường sinh thái bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể. Đối với con người, môi trường sinh thái là tất cả những điều kiện tự nhiên, cả vô cơ và hữu cơ, có liên quan đến sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội [95; tr. 16]. Như vậy, môi trường được hiểu cụ thể như sau:

Một là, môi trường là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan, đa dạng, luôn vận động và phát triển, đó có thể gọi là môi trường Trái Đất hay môi trường toàn cầu;

Hai là, môi trường được hiểu là môi trường sống, trong đó tồn tại sự sống của các thể thực vật, động vật và con người. Trong đó yếu tố duy trì sự sống của giới hữu sinh bị quy định bởi giới vô sinh, hay nói cách khác giới vô cơ và hữu cơ có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại với nhau. Môi trường này được gọi là môi trường sinh thái hay môi trường sinh thái tự nhiên.

Ba là, môi trường còn được hiểu là môi trường sống của con người, bao gồm sinh quyển và xã hội loài người, trong đó sinh quyển tác động tới sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội đồng thời xã hội loài người cũng thường xuyên tác động lên sinh quyển và biến đổi nó theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Môi trường này còn được gọi là môi trường sinh thái - nhân văn.

Như vậy, môi trường gồm có hai lĩnh vực chủ yếu đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Con người và xã hội loài người là một thực thể tự nhiên - xã hội, do vậy cần dựa vào cả hai môi trường tự nhiên và xã hội để sinh sống - đây cũng chính là môi trường sinh thái - nhân văn. Môi trường sinh thái - nhân văn bao

gồm tất cả những điều kiện tự nhiên vốn có cùng những tạo phẩm văn hóa do bàn tay và khối óc của con người tạo nên từ các chất liệu lấy từ tự nhiên (mối quan hệ giữa con người với tự nhiên) và các mối quan hệ, tác động lẫn nhau giữa người và người (mối quan hệ xã hội hay xã hội) [6; tr.12].

Từ quan điểm của các học giả có thể thấy rằng, môi trường là điều kiện đầu tiên và tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội, do đó những tác động của con người đến môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chính xã hội và tự nhiên theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Dưới góc độ đạo đức môi trường, thì môi trường trong luận án này được hiểu là môi trường tự nhiên, theo đó, con người và xã hội cần có những tác động tích cực vào tự nhiên mới có thể đảm bảo những điều kiện cơ bản cho sự tồn tại của xã hội và giới tự nhiên, đồng thời những tác động tích cực đó phản ảnh bản chất nhân đạo và nhân văn trong xã hội loài người nhằm hướng đến phát triển bền vững.

2. 1. 2. Khái niệm “đạo đức môi trường”

Bàn về khái niệm đạo đức môi trường có nhiều quan niệm khác nhau tùy thuộc vào những cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu từ góc độ triết học, xã hội học và tâm lý học, đặc biệt có nhiều nghiên cứu về đạo đức môi trường xuất phát từ các nhà triết học.

Ở cả phương Đông và phương Tây đều tồn tại nhiều quan điểm đạo đức môi trường khác nhau, phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan khác nhau, cũng như thể hiện trình độ nhận thức khác nhau của xã hội loài người qua từng thời kỳ. Đạo đức môi trường hay còn được gọi là đạo đức môi sinh hay đạo đức sinh thái. Đứng dưới góc độ đạo đức sinh thái thì thuật ngữ “sinh thái” theo tiếng HyLạp là “oikos”có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, sinh sống của các sinh thể từ giới vô cơ đến giới hữu cơ, từ bé đến lớn, từ thực vật, động vật đến con người. Ở góc độ tiếp cận khác có thể hiểu sinh thái là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa cơ thể sống và môi trường, trong đó có sự tác động qua lại giữa xã hội loài người và toàn bộ sinh quyển. Thuật ngữ đạo đức môi trường xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XX, cho đến nay xung quanh thuật ngữ “đạo đức môi trường” đang có nhiều tranh cãi về

cách định nghĩa cũng như nội hàm và các đặc trưng của nó. Đến nay, các học giả trên thế giới đã có một số quan niệm khác nhau về vấn đề này thể hiện qua các thuật ngữ được dùng. Cụ thể:

Đạo đức duy sinh vật (biocentric ethics), do Paul W. Taylor đề xuất. Theo ông, con người cần giữ thái độ tôn trọng đối với cá thể sinh vật. Mỗi sinh vật là một thực thể duy nhất chúng không ngừng đấu tranh để tồn tại. Trong mối quan hệ với tự nhiên con người cần phải lấy cá thể làm đối tượng xét đoán. Ông quan niệm: sự sống là một giá trị của mọi sinh vật, vi phạm sự sống của mỗi sinh vật là tội ác. Giữa các sinh vật có mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi sinh vật có giá trị sống, do vậy con người cần tôn trọng và bảo vệ những giá trị sống đó, những sự tôn trọng đó được gọi là đạo đức môi trường. “Trên thế gian này, mọi sự vật đều có giá trị nội tại và đều bình đẳng với nhau. Nếu con người muốn duy trì sự tồn tại bình thường của mình trong vũ trụ, con người phải tôn trọng sự công bằng tự nhiên đó - công bằng đến từng sinh vật. Trường hợp buộc phải sát sinh, con người phải có trách nhiệm tái lập sự công bằng, nghĩa là phải đền bù để duy trì sự công bằng giữa các loài [dẫn

theo 81; tr. 46]. Aldo Leopold - triết gia Mỹ là người đại diện của trường phái đạo

đức duy sinh thái (ecocentric ethics). Trong trường phái này quan điểm nổi bật là cần tôn trọng không chỉ cá thể sinh vật mà còn tôn trọng toàn bộ sự sống và những điều kiện đảm bảo cho sự sống. Con người nằm trong cộng đồng sinh vật đó, do vậy cần tôn trọng cộng đồng sinh vật cùng các điều kiện bảo đảm cho cộng đồng sinh vật đó - môi trường sống. Mỗi sinh vật sống và thích nghi với một môi trường nhất định, là thành phần tất yếu của môi trường, trong đó mọi cá thể đều bình đẳng với nhau, do vậy con người không được quyền tàn sát sinh vật khác. Bảo vệ sự toàn vẹn của cộng đồng sinh vật là hành động đúng, những hành động chống lại hay đối lập với cộng đồng sinh vật là hành động xấu, cần lên án. Với luận điểm nổi tiếng: “Hành động tốt là hành động nhằm bảo vệ sự toàn vẹn, sự ổn định và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật, còn ngược lại thì đó là hành động xấu” [57; tr. 224 - 225]. Aldo Leopold được coi là người đầu tiên đưa ra đánh giá về mặt đạo đức, quan hệ giữa con người và tự nhiên, và do đó, là người sáng lập đạo đức học môi trường (đạo đức

duy sinh thái). Từ đó đến nay, đã có rất nhiều công trình bàn về quan hệ đạo đức giữa con người và môi trường; từng bước hình thành một lĩnh vực đạo đức học chuyên biệt: đạo đức học môi trường.

Nếu so sánh hai trường phái chúng ta thấy, đạo đức duy sinh vật chỉ đề cập đến giá trị nội tại của cá thể sinh vật, còn đạo đức duy sinh thái đề cập đến giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 36 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)