Các thành tố hợp thành xây dựng đạo đức môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 73)

hiện nay

2.2.1. Mục tiêu của xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, xây dựng đạo đức môi trường hiện nay ở nước ta nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là tài sản vô giá, có giá trị lớn lao với các thế hệ người dân Việt Nam, do vậy không chỉ biết yêu thương những tài sản đó mà còn biết sử dụng sao cho hợp lý và tiết kiệm, tránh lãng phí, bên cạnh đó là trách nhiệm nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên môi trường, tránh tình trạng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà phá hoại, bán rẻ tài nguyên, tránh tình trạng “ăn lạm phần con cháu”. Xây dựng đạo đức môi trường là biện pháp để bảo vệ môi trường, “để môi trường sinh thái ngày một tốt hơn, hữu dụng hơn đối với con người, làm cho con người và giới tự nhiên hòa hợp với nhau chứ không “thù địch” nhau như hiện nay” [33; tr.163]. Xây dựng đạo đức môi trường góp phần quan trong trong việc chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, nâng cao trình độ nhận thức, biến các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức môi trường thành yếu tố thôi thúc bên trong các chủ thể, giúp con người điều chỉnh hành vi sao cho vừa bảo vệ môi trường, vừa mang lại hạnh phúc lâu dài cho con người, qua đó góp phần tạo ra “nhận thức mới về mối quan hệ của con người

với tự nhiên”, có những ứng xử tích cực nhằm bảo đảm quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên.

Thứ hai, xây dựng đạo đức môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người

Trong Tuyên bố Stockholm, Nguyên tắc 1 đã thiết lập nền tảng mối quan hệ giữa quyền con người với bảo vệ môi trường, rằng: “con người có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống tối thiểu trong môi trường trong lành, bình đẳng cho phép con người có cuộc sống trong nhân phẩm và hạnh phúc”. Trong giai đoạn hiện nay, chất lượng sống của con người và xã hội phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường. Mỗi chủ thể xã hội thấy được trách nhiệm và bổn phận trong bảo vệ môi trường biến nó thành lối sống xanh, tiêu dùng xanh và là động lực cho sản xuất xanh. Đối với mỗi người dân, xây dựng đạo đức môi trường nhằm mang lại lợi ích cho mỗi người dân được sống trong môi trường trong lành, được hưởng các nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên, được tham gia quản lý tài nguyên môi trường. Đối với các doanh nghiệp, xây dựng đạo đức môi trường sẽ tạo cơ sở để mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh trong môi trường trong lành, qua đó phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện khai thác các thế mạnh về tài nguyên và môi trường, làm giàu chính đáng. Đối với quốc gia dân tộc, xây dựng đạo đức môi trường sẽ tạo được sự bình đẳng cho mỗi người dân được sống trong môi trường trong lành, có điều kiện phát huy năng lực trong việc khai thác các tiềm năng và thế mạnh môi trường.

Thứ ba, xây dựng đạo đức môi trường góp phần vào sự phát triển bền vững

Trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng suy thoái và ô nhiễm, vấn đề phát triển bền vững đang nổi lên như một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Khái niệm “ phát triển bền vững” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới với nội dung: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái

Liên hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau [101; tr. 43]. Phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường tự nhiên nhằm vừa có thể thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa không làm ảnh hưởng đến điều kiện và khả năng thỏa mãn nhu cầu và môi trường sống của các thế hệ mai sau[30; tr.10], trong đó có sự kết hợp hài hòa cả ba mục tiêu: 1) Mục tiêu kinh tế: phát triển nhanh và an toàn; 2) Mục tiêu xã hội: Đảm bảo công bằng xã hội, lấy chỉ số phát triển con người làm thước đo cao nhất; 3) Mục tiêu môi trường: Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống.

Như vậy, phát triển bền vững hướng đến hai đối tượng: thế giới loài người hiện nay và thế giới loài người trong tương lai. Trong đó, để có thể phát triển bền vững cho các thế hệ cần có những chương trình hành động có tính toàn cầu qua đó định hướng hành động quốc gia, từ quốc gia định hướng nhận thức và hành vi ứng xử của từng tổ chức và cá nhân sao cho những lợi ích mà chúng ta được hưởng dụng ngày hôm nay không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tồn và phát triển của các thế hệ tương lai. Từ đó, quy định sự phát triển có tính cân đối và hài hòa trong đường lối phát triển của từng quốc gia, bên cạnh đó là sự phát triển cân đối và hài hòa trong chính sách phát triển của từng doanh nghiệp cũng như tạo lập cuộc sống cân đối và hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần ở mỗi người.

2.2.2. Thực chất xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay môi trường trên thế giới và Việt Nam ngày càng biến đổi theo chiều hướng xấu, tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực và vùng miền, mọi tổ chức và cá nhân. Trong khi đó đạo đức môi trường mới được hình thành chưa trở thành quan niệm sống của nhiều người và doanh nghiệp, đạo đức môi trường chưa đủ sức chi phối nhận thức và hành vi của con người trong ứng xử với tự nhiên, do vậy, tất yếu phải xây dựng đạo đức môi trường.

Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay là quá trình các chủ thể xã hội với những vị trí vai trò nhất định đề ra những cách thức xây dựng đạo đức môi trường thống nhất dựa trên các chuẩn mực đạo đức môi trường nhằm hình thành và hoàn thiện ở mỗi người dân ý thức và hành vi đạo đức môi trường trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội hiện thực ở Việt Nam hiện nay.

Xây dựng đạo đức môi trường là quá trình tác động của chủ thể xây dựng đến các đối tượng giáo dục nhằm biến những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức môi trường thành ý thức, tình cảm và hành vi tốt đẹp đối với tài nguyên và môi trường, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm góp phần phát triển bền vững đất nước. Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng ý thức đạo đức môi trường. Xây dựng ý thứcđạo đức môi trường là nhằm hình thành và phát triển ý thức đạo đức môi trường trong mỗi đối tượng giáo dục, qua đó biến tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức môi trường thành hành vi đạo đức môi trường. Để xây dựng ý thức đạo đức môi trường cần thiết phải khơi dậy ở mỗi người lương tâm, tri thức và sự tự ý thức. Nội dung xây dựng ý thức đạo đức môi trường bao gồm xây dựng xây dựng chuẩn mực, tiếp nhận tri thức đạo đức, tạo lập tình cảm đạo đức môi trường.

Một là, xây dựng chuẩn mực đạo đức môi trường. Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức môi trường là cơ sở để thay đổi nhận thức và hành vi ứng xử với môi trường một cách hài hòa và bền vững. Trong Tuyên bố Seoul về đạo đức môi trường

(4/6/1997) đề xuất bốn nguyên tắc đạo đức môi trường gồm: 1) Xây dựng nền văn hoá tinh thần; 2) Vươn tới bình đẳng về môi trường; 3) Xanh hoá khoa học và công nghệ; 4) Chia sẻ trách nhiệm. Từ Tuyên bố Seoul, căn cứ vào điều kiện thực tế Việt Nam chúng ta có thể kế thừa tinh thần của Tuyên bố này, tuy nhiên tùy vào tính chất, mức độ thực trạng tài nguyên và môi trường của đất nước để có thể đưa ra những chuẩn mực có tính nổi trội với mục tiêu định hướng nhận thức và hành vi của con người trong bảo vệ môi trường, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của xã hội và thực tiễn phát triển đất nước đặt ra.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức môi trường là đòi hỏi tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay bởi phạm vi bao quát của pháp luật về bảo vệ môi trường không thể bao phủ hết được tất cả ý thức và hành vi tự giác của con người đối với môi trường, chỉ thông qua tuân thủ các chuẩn mực đạo đức môi trường mới chứng tỏ được ý thức tự giác của mỗi chủ thể với bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường bằng con đường đạo đức mang tính hiệu quả lâu dài và bền vững. Xây dựng các chuẩn mực đạo đức môi trường được thể hiện ở các nội dung sau:

1) Tôn trọng, bảo vệ và yêu mến hệ thống Tự nhiên - con người - xã hội. Con người là “một bộ phận của giới tự nhiên”, là sản phẩm hoàn hảo và cao nhất của giới tự nhiên, “Giới tự nhiên – cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải thân thể của con người – là thân thể vô cơ của con người. Con người

sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên” [61; 135]. Do vậy, ba yếu tố tự nhiên – con người – xã hội tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau “chừng nào loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau” [60; tr. 25]. Vì những lý do như vậy cho nên con người cần tuân thủ nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ tự nhiên. Chỉ có tôn trọng tự nhiên thì mới làm chủ tự nhiên

– đây là một nguyên tắc đồng thời là một chuẩn mực cơ bản nhằm xây dựng đạo đức môi trường [73; tr. 44], đòi hỏi con người cần có sự cẩn trọng trong bất cứ tác động nào liên quan tới tự nhiên và môi trường. Ăngghen đã cảnh báo rằng nếu không biết bảo vệ tự nhiên thì thế giới tự nhiên sẽ “trả thù” con người một cách không thương tiếc: “chúng ta không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta” [59; 654]. Ông khẳng định việc bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ con người và duy trì sự tồn tại của xã hội, những gì thù địch với tự nhiên cũng tức là thù địch với con người. Tôn trọng tự nhiên gắn liền với ý thức về tính hữu hạn của tự nhiên, trong đó đi liền với tôn trọng tự nhiên cần có cách thức bảo

vệ tự nhiên một cách hiệu quả và bền vững. Tôn trọng và bảo vệ hài hòa hệ thống tự nhiên - con người - xã hội, định hướng cho con người tự giác, tự nguyện tuân thủ các chuẩn mực đạo đức môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Chuẩn mực này là chuẩn mực chung nhất, chi phối, định hướng các chuẩn mực đạo đức môi trường khác, tạo cơ sở cho quan hệ đạo đức của con người đối với tự nhiên. “Tôn trọng tự nhiên” bao hàm hiểu biết tự nhiên, bảo vệ tự nhiên, thuận theo quy luật tự nhiên, yêu mến tự nhiên… thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với cá nhân trong ứng xử với môi trường, đồng thời phản ánh thái độ căm ghét những hành động đi ngược lại với quy luật của tự nhiên như: hủy hoại tự nhiên, chà đạp lên tự nhiên.

2) Tự giác, tự nguyện tuân thủ các yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường.

Hiến pháp năm 1992, Điều 29 đã quy định rõ: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”. Pháp luật bảo vệ môi trường ra đời đã và đang tác động tới nhiều chủ thể xã hội, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn bí mật, hoặc ngang nhiên xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường (Vụ Vedan, Formosa…) gây hậu quả nghiêm trọng. Môi trường ở nhiều nơi bị xuống cấp nghiêm trọng xuất phát từ thái độ coi thường pháp luật. Thực tế bảo vệ môi trường bằng con đường pháp luật là yêu cầu có tính bắt buộc. Một khi chúng ta hiểu và tuân thủ một cách tự giác luật bảo vệ môi trường thì khi đó hiệu quả quá trình bảo vệ môi trường sẽ rất cao. Ngược lại, khi chúng ta chưa tự giác tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường thì khi đó hiệu quả bảo vệ môi trường rất hạn chế. Cần thiết phát huy tính tích cực, tự giác của các chủ thể mới có thể biến những quy định có tính nghiêm ngặt thành những yếu tố thôi thúc bên trong lương tâm con người. Do vậy, cần kết hợp giữa yếu tố pháp luật và đạo đức môi trường để điều chỉnh hành vi con người, nhằm bảo vệ môi trường. Việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường một cách tự giác và tự nguyện sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ môi trường lâu dài và

bền vững để không chỉ mang lại lợi ích cho tự nhiên mà còn mang lại lợi ích cho chính cộng đồng con người. Bảo vệ môi trường bằng con đường đạo đức tạo hiệu quả lâu dài, bền vững đồng thời cần tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường tạo điều kiện xây dựng đạo đức môi trường trong ứng xử với tự nhiên.

3) Nâng cao tinh thần tương trợ và phối hợp hành động trong bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn hiện nay, môi trường là vấn đề có tính toàn cầu, do vậy trong phạm vi quốc gia để giải quyết vấn đề môi trường cần sự đồng thuận của cộng đồng xã hội; trong phạm vi quốc tế cần cần sự chung tay của các quốc gia và các tổ chức quốc tế mới có thể giải quyết có hiệu quả. Hội nhập quốc tế nói chung và hợp tác quốc tế về môi trường nói riêng luôn được coi là một nội dung và giải pháp quan trọng trong các chủ trương đường lối của Đảng và quy định của pháp luật. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 24/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 6 năm 2013 có giải pháp số 5: “Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có giải pháp “Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường”. Nhìn chung, các văn bản này

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)