đức môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay
Giáo dục đạo đức môi trường nhằm nâng cao trình độ nhận thức của con người Việt Nam về mối quan hệ tất yếu giữa con người và tự nhiên để có sự nhận thức sâu sắc, toàn diện các quy luật của tự nhiên, trên cơ sở đó giúp con người trong hoạt động thực tiễn có thái độ ứng xử thân thiện với tự nhiên, bảo vệ, tôn tạo tự nhiên làm giàu cho tự nhiên, có như vậy thì môi trường tự nhiên mới ngày càng hoàn thiện và phục vụ lâu dài cho cuộc sống con người, làm được như vậy chúng ta đã góp phần xây dựng đạo đức môi trường theo mục tiêu phát triển bền vững.
Chất lượng của giáo dục đạo đức môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ nhận thức về môi trường tự nhiên cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thực tế ở những nước có nền giáo dục phát triển, họ luôn quan tâm đến giáo dục môi trường, qua đó nâng cao trình độ nhận thức của người dân về môi trường góp phần xây dựng đạo đức môi trường. Do vậy, nước ta cũng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đạo đức môi trường, gắn lý thuyết với thực tiễn, đổi mới phương thức giảng dạy phát huy tính tích cực của người học trên cơ sở môn học giáo dục môi trường thì mới mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất góp phần vào mục tiêu thay đổi nhận thức của cộng đồng nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả nhất. Để thực hiện yêu cầu này cần phải:
Thứ nhất, đẩy mạnh giáo dục đạo đức môi trường thông qua giáo dục môi trường trong các trường học và cấp học. Để làm tốt điều này Nhà nước phải có sự
đầu tư thích đáng từ ngân sách đến cơ sở vật chất nói chung đáp ứng đòi hỏi thực tiễn cũng như đòi hỏi của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tăng cường tính liên kết giữa các bộ, ban, ngành, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, liên kết giữa nhà trường - doanh nghiệp - người dân thành những mô hình học thực tiễn cho học sinh và sinh viên học tập và thực tập. Kết hợp gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh, sinh viên, qua đó những bài học lý thuyết sẽ có những cơ sở thực tiễn để học sinh hiểu và vận dụng có hiệu quả vào công tác bảo vệ môi trường thiết thực ở địa phương. Để làm tốt điều này cần phải tiến hành những biện pháp cụ thể sau:
Một là, để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức môi trường nhà nước cần phải có những chính sách cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục đạo đức môi trường. Bộ giáo dục đào tạo cần triển khai đào tạo giáo viên chuyên ngành về giáo dục môi trường, trong đó có giáo dục đạo đức môi trường. Cần có cơ chế khuyến khích những người có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực chuyên môn cao và vững vàng về nghiệp vụ tham gia vào đội ngũ giáo dục môi trường, bên cạnh đó cần có những chính sách đãi ngộ thích đáng về quyền lợi, chế độ tiền lương đối với đội ngũ này nhằm thu hút họ, giúp họ thêm yêu nghề, sống được bằng nghề và làm tốt trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy đạo đức môi trường nhà nước phải tạo điều kiện và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho họ thông qua các buổi tập huấn học chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn để họ không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, có chính sách khuyến khích họ nâng cao trình độ tay nghề đáp ứng đòi hỏi thực tiễn và đòi hỏi chuẩn hóa đội ngũ trong ngành giáo dục đào tạo ở nước ta.
Hai là, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đề cao giáo dục đạo đức môi trường, lối sống xanh cho học sinh và sinh viên làm điều kiện cơ bản trong đánh giá nhân cách. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức môi trườngtrong học sinh phổ thông từ cấp mầm non, tiểu học đến phổ thông trung học, bởi đây là chủ nhân tương lai của đất
nước và có khả năng tiếp cận tri thức nhanh nhạy, do vậy, xác định giáo dục đạo đức môi trường cho đối tượng này là hết sức quan trọng và mang tính nền tảng. Cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục đạo đức môi trường thông qua việc hiểu biết các tri thức môi trường từ đó hình thành hành vi đạo đức môi trường, lối sống xanh qua đó hình thành kỹ năng bảo vệ môi trường và phương pháp bảo vệ môi trường; nâng cao trình độ hiểu biết về môi trường. Đánh giá phẩm chất đạo đức học sinh nói riêng và công dân nói chung cần căn cứ vào thái độ và hành vi ứng xử có đạo đức với môi trường. Qua đó định hướng cụ thể thái độ, tình cảm, cách ứng xử hài hòa văn minh đối với tài nguyên và và môi trường.
Ba là, thực hiện đổi mới chương trình, nội dung chương trình đáp ứng những yêu cầu của công tác giáo dục và sự phát triển của thời đại gắn với việc giải quyết những vấn đề đang nảy sinh trong thực tiễn, trong đó có các vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường. Hiện nay, nhân loại càng đánh giá cao vai trò của môi trường với cuộc sống con người, do vậy trong nhà trường cần sắp xếp lại chương trình và các môn học hợp lý, đưa thêm môn học giáo dục môi trường, trong đó có phần giáo dục đạo đức môi trường nhằm trang bị kiến thức và cách thức giải quyết vấn đề môi trường cho người học từ cấp học phổ thông đến cấp cao đẳng và đại học. Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức môi trường cần quan tâm đến các vấn đề môi trường có tính thời sự (cả trong nước và quốc tế) nhằm cung cấp cho người học những kiến thức thực tiễn, qua đó giúp cho người học những kiến thức về môi trường tự nhiên một cách có hệ thống đầy đủ và chính xác nhất, phát huy được tính tích cực của mỗi người trong cải biến môi trường tự nhiên.
Bốn là, tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy và gắn những kiến thức lý thuyết về môi trường tự nhiên với giải quyết những vấn đề môi trường thực tế nảy sinh hiện nay. Muốn vậy cần thay đổi phương pháp giảng dạy nặng về lý thuyết hiện nay bằng phương pháp giảng dạy hiện đại gắn lý thuyết với thực tiễn, phát huy tính tích cực của người học, kích thích học sinh, sinh viên tự suy nghĩ làm bài thảo luận nhóm, bài dự án về một vấn đề môi trường nào đó qua đó giải đáp một vấn đề
môi trường thực tiễn tại địa phương. Những giờ học thực tế này sẽ hiệu quả hơn khi giáo viên đóng vai trò là người định hướng, dẫn dắt và kết luận, người tìm tòi kiến thức và đưa ra nhận định là học sinh. Qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy này sẽ giúp hoc sinh tích cực tìm tòi kiến thức, đưa ra quan điểm cá nhân và có những giải pháp nhóm, qua đó sẽ tránh được thái độ thụ động ỷ lại vào giáo viên, làm cho môn học có tính gần gũi và ý nghĩa thực tiễn đối với người học, có sức thuyết phục và lối cuốn, đồng thời nó cũng góp phần rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề môi trường ở học sinh một cách hiệu quả và thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của các em đối với thực tế môi trường hiện nay. Bên cạnh đó để tăng cường hiệu quả giáo dục cần tổ chức các buổi tham quan thực tế có thể là tham quan doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tham quan làng nghề, danh lam thắng cảnh... và có những bài thu hoạch để các em có những hiểu biết cụ thể và sâu rộng về các vấn đề môi trường. Tuyên dương trước toàn trường những bài thu hoạch xuất sắc, những cá nhân điển hình về bảo vệ môi trường, tuyên truyền và triển khai phổ biến nhân rộng những biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu. Ngoài giáo dục chính khóa và ngoại khóa, cần lồng ghép trong các chương trình sinh hoạt của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu theo chuyên đề, mời chuyên gia báo cáo, tham quan dã ngoại tìm hiểu về môi trường địa phương. Phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong tuyên truyền, vận động, thuyết phục người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
Năm là, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức môi trường trong gia đình - nhà trường - xã hội. Gia đình là cái nôi đầu tiên, môi trường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách con người. Đảng ta coi trọng xây dựng gia đình văn hóa mới là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, trong đó những đóng góp của gia đình cho công tác giáo dục đạo đức môi trườnglà một giải pháp có tính khả thi, thiết thực, có sức cảm hóa con người và có tính bền vững. Đồng thời, công tác giáo dục đạo đức môi trường trong nhà trường góp phần củng cố nhân sinh quan cách mạng và khoa học, tạo ra những công dân vừa có đức vừa có tài, vừa có đạo đức cách mạng gắn kết hữu cơ với đạo đức môi trường, đảm bảo sự trưởng thành
cân đối cho học sinh, sinh viên. Do vậy, mà trong nhà trường “cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [24; tr. 216]. Giáo dục đạo đức môi trường là một phần quan trọng để hình thành nhân cách đạo đức con người. Giáo dục đạo đức môi trường chỉ mang lại hiệu quả cao khi quan tâm đến giáo dục lối sống văn minh, tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường trong nước và toàn cầu, có như vậy khi trưởng thành mỗi cá nhân mới hình thành được ý thức và hành vi đạo đức môi trường một cách thường xuyên, liên tục gắn với chuẩn mực sống của họ.
Giáo dục đạo đức môi trường chỉ mang lại hiệu quả khi có sự định hướng một cách sáng tạo và quan tâm của người thầy, sự chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Để mang lại hiệu quả giáo dục đạo đức môi trường đòi hỏi một nghệ thuật sư phạm rất cao cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng của người thầy, tăng cường tính tương tác giữa người dạy và người học, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, sinh viên thông qua việc đề ra các sáng kiến bảo vệ và giải quyết vấn đề môi trường có như vậy những kiến thức bảo vệ môi trường sẽ đến một cách tự nhiên, không gò bó, tạo hứng thú học tập rất cao. Không dừng lại ở đó nó sẽ biến thành động lực thôi thúc các em thay đổi nhận thức và hành vi ứng xử với môi trường, tạo sự lan tỏa trong nhận thức và hành vi để bảo vệ môi trường tới cộng đồng.
Thứ hai, mở rộng giáo dục đạo đức môi trường đối với các tầng lớp dân cư nước ta thông qua công tác tuyên truyền.
Công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức môi trường có vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức của cộng đồng về những vấn đề môi trường nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, qua đó sẽ giúp cộng đồng có cơ hội tiếp xúc với những tri thức về môi trường và người học thấy được trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường tự nhiên. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng dân cư bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay cần phải: mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức môi trường cho cộng
đồng dân cư; Nhà nước có sự đầu tư thỏa đáng về kinh tế, kỹ thuât và nhân lực phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục, phát huy thế mạnh của đài, báo, tivi, mạng internet và công tác dân vận; có chính sách động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức môi trường, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho họ để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục. Phải căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, trình độ nhận thức của cư dân để phát huy hiệu quả tuyên truyền và có cách thức tuyên truyền phù hợp. Bên cạnh đó để phát huy hiệu quả tuyên truyền cần thực hiện những hình thức tuyên truyền sinh động, dễ hiểu, dễ gần đồng thời tăng cường cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân chủ động tiếp nhận kiến thức tuyên truyền, kết hợp lý thuyết với giải quyết những vấn đề thực tiễn tại địa phương, động viên cộng đồng tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh trong thực tiễn, đặc biệt ở địa phương sinh sống. Giáo dục đạo đức môi trườngđối với cộng đồng dân cư có ý nghĩa định hướng hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng, phát huy tinh thần cộng đồng trong bảo vệ môi trường, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức môi trường đối với cộng đồng chỉ mang lại hiệu quả khi gắn với tính nỗ lực của cộng đồng thông qua những việc làm cụ thể như: giữ gìn môi trường sống trong gia đình và cộng đồng thôn, xóm, cụm dân cư xanh – sạch - đẹp; tham gia các hoạt động cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát huy vai trò của cộng đồng tham gia đánh giá tác động môi trường của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn; tham gia xây dựng và sửa đổi Luật bảo vệ môi trường, Luật tài nguyên khoáng sản, Luật đất đai, Luật Đa dạng sinh học... Tăng cường phổ biến, cập nhật thông tin về thực trạng tài nguyên, ô nhiễm môi trường gắn với sức khỏe người tiêu dùng nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về môi trường hiện nay ở nước ta và trên thế giới. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục đạo đức môi trường đối với người dân giúp họ có ý thức, kiến thức sống thân thiện với môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh khắc phục các tập tục, thói quen xâm hại đến môi
trường, tài nguyên; đồng thời, phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại đến môi trường.
Thứ ba, mở rộng công tác giáo dục đạo đức môi trường đối với doanh nghiệp và các cơ sở hoạt động nghề nghiệp. Giáo dục đạo đức môi trường giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh có kiến thức cơ bản trong bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức môi trường là thay đổi nhận thức và hoạt động của doanh nghiệp bằng cách sử dụng công nghệ sạch, hiện đại thân thiện môi trường để tiến hành sản xuất, kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh, cần giáo dục đạo đức môi trường thông qua những buổi học chuyên đề, giáo dục cho chủ doanh nghiệp và người lao động tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, giáo dục đạo đức kinh doanh gắn với đạo đức môi trường; giáo dục sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả đi liền với lựa chọn và vận hành công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải ra