TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 26)

Sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý rác thải đô thị là một trong các chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm phân tích. Thực hiện quản lý rác thải hiệu quả và đảm bảo sự tham gia bình đẳng giữa các nhóm xã hội trong q trình xử lý rác thải là những tiêu chí về bền vững mơi trường và xã hội. Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, vai trò của người dân và các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải được đề cập tới trong nhiều cơng trình nghiên cứu. Nội dung chính trong chương này là tổng hợp các cơng trình nghiên cứu đi trước, liên quan tới chủ đề về sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị. Từ đó, luận án chỉ ra những tồn tại trong lĩnh vực nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong q trình quản lý rác thải đơ thị và đưa ra hướng nghiên cứu mới trong luận án này. Khi xem xét và tổng hợp các nghiên cứu đi trước, luận án chia ra 3 nhóm chủ đề, gồm: những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải nói chung, các nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải và nhóm nghiên cứu về phát triển bền vững đô thị. 1.1.Những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải

Xét trên góc độ lý luận, nhiều cơng trình nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra các phương diện của khái niệm “quản lý rác thải” và “quản lý rác thải bền vững”. Những nghiên cứu này đều chỉ ra sự cần thiết của một tiếp cận tổng hợp và có tính hệ thống đối với hoạt động quản lý rác thải [Hoffman&Muller, 2001], [Seadon, 2010]. Vận dụng các tiếp cận này khi đưa vào phân tích tình hình thực tiễn, nhiều cơng trình nghiên cứu đã tập trung mơ tả thực trạng phân loại, thu gom, tập kết, vận chuyển, xử lý rác thải; đồng thời chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý từ các bên liên quan [Pathak cùng cộng sự, 2012], [Balasubramanian & Birundha, 2011], [Bai cùng cộng sự, 2011],[Menikpura cùng cộng sự, 2012]. Các nghiên cứu đã phân tích thực trạng quản lý rác thải chưa hiệu quả tại các nước đang phát triển, như sự xuất hiện của nhiều bãi rác lộ thiên, lượng rác thải ngày càng tăng do đơ thị hóa và gia tăng dân số nhưng quá trình thực hiện chưa hiệu quả nên không thu gom được hết số rác thải. Bên cạnh đó, cơng tác xử lý rác thải cịn chưa khoa học, gây ảnh hưởng ơ nhiễm mơi trường và cộng đồng dân cư. Nhìn chung, các nghiên cứu đều khẳng định rằng các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn và thách thức hơn so với các nước phát triển do những vấn đề về thể chế, xây dựng và thực hiện

chính sách, sự tham gia của người dân, mối quan hệ giữa các bên liên quan trong việc thực hiện quản lý rác thải, và những vấn đề về trang thiết bị công nghệ lạc hậu hay vấn đề thiếu tài chính ngân sách để triển khai các hoạt động quản lý rác thải

hiệu quả [Desmond, 2006], [Ezeah&Roberts, 2012], [Ianos, 2012],

[Karani&Jewasikiewitz, 2007].

Dựa trên việc xác định các nguyên nhân, khó khăn và thách thức đối với hoạt động quản lý rác thải, nhiều tác giả đã đề xuất các giải pháp từ nhiều chiều cạnh khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, cơ chế thể chế và xã hội [Skinner, 1993], [Price&Joseph, 2000], [Kaosol, 2009], [Ozkan, 2010], [Jalil, 2010], [Ibrahim cùng cộng sự, 2012]. Các nhóm giải pháp được đưa ra chủ yếu là (1) nhóm giải pháp về kỹ thuật như tái sử dụng, tái chế rác thải; đồng thời có thể tạo ra năng lượng từ các hoạt động này hướng tới phát triển bền vững cho vùng đơ thị; (2) nhóm giải pháp kinh tế như giảm thiểu các nhu cầu tiêu thụ của người dân, (3) nhóm giải pháp thể chế nhằm phát huy vai trị của các cấp chính quyền trong việc thu gom, tập hợp rác, tạo dựng một trung tâm xử lý rác thải với cơng nghệ hợp lý và giảm chi phí xử lý dựa trên lượng rác thải phát ra; (4) nhóm giải pháp từ phía cộng đồng cần giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc chứa đựng và xử lý rác thải. Có những tác giả nhấn mạnh hơn đến các giải pháp từ cộng đồng và đề cao vai trò của các hộ gia đình với tư cách là các chủ thể thải rác [Memon, 2010], [Nahman&Godfrey, 2010], trong đó vai trị của người dân là chủ động tham gia chứ không phải bị động thực hiện do chịu sự quản lý của luật pháp [Ozkan, 2010].

Quản lý rác thải ở Việt Nam cũng là một vấn đề quan tâm của người nghiên cứu và các nhà quản lý và hoạch định chính sách mơi trường. Một mặt, các nghiên cứu đã mô tả thực trạng quản lý rác thải ở Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các vấn đề cơ sở hạ tầng hay kỹ thuật và công nghệ xử lý. Mặt khác, các nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý rác thải, do cơng nghiệp hóa tăng nhanh và đơ thị hóa khơng có kiểm sốt như: rác thải rắn không được phân loại tại nguồn phát rác, bãi rác như lượng mùi thải ra, ô nhiễm đất và nước quanh khu bãi rác [Nguyen Phuoc Dan&Nguyen Trung Viet, 2009], [Nguyễn Đức Khiển, 2009], [Nguyen Phuc Thanh cùng cộng sự, 2010). Dựa trên những vấn đề nảy sinh hiện nay trong quản lý rác thải tại đô thị, một số tác giả đã đề ra các giải pháp khắc phục, như phân loại rác tại nguồn (chương trình 3R), nâng cao ý thức cộng đồng,

cải thiện các chính sách, thể chế xử phạt đối với các hành vi không thân thiện với môi trường (Ngo Kim Chi&Pham Quoc Long, 2011], [Nguyễn Đức Khiển và cộng sự, 2010]; [Nguyễn Đức Khiển, 2009], [Ranjith&Chowdhury, 2007]. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra vai trò quan trọng của cộng đồng trong giảm thiểu lượng rác thải phát sinh hàng ngày, trong đó nhấn mạnh vai trò của các tổ chức cộng đồng và nhóm dân cư có trình độ nhận thức và kỹ năng tập huấn. Nhóm này sẽ tiến hành các hoạt động tuyên truyền cho các nhóm dân cư khác. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các tổ chức phi chính phủ và tư nhân trong việc phối kết hợp với nhà nước cũng là một giải pháp cho quá trình quản lý rác thải hiệu quả ở Việt Nam. Có thể thấy những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải trên thế giới và ở Việt Nam đã làm sáng tỏ (1) thực trạng của hoạt động quản lý rác thải; (2) vai trị của nhóm chủ thể thải rác và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình quản lý rác thải; và (3) các giải pháp cho quản lý rác thải bền vững.

1.2. Những nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực môi trường và quản lý rác thải trường và quản lý rác thải

Về mặt lý luận, các nghiên cứu từ thập niên 60, 70 của thế kỷ XX đã tập trung phân tích sự tham gia của cộng đồng trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của chính cộng đồng đó. Sự tham gia của cộng đồng được xem là quyền lực của công dân, thể hiện mức độ dân chủ của xã hội [Arnstein, 1969]. Dựa trên các chương trình xã hội điển hình của nước Mỹ lúc đó, gồm các chương trình: đổi mới đơ thị, chống nghèo đói và các thành phố kiểu mẫu, Arnstein [1969] đã tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng người dân Mỹ, gồm người da đen và người da trắng trong quá trình xây dựng và ra quyết định các kế hoạch phát triển. Arnstein cho rằng sự tham gia là quá trình phân phối lại quyền lực của những cơng dân khơng có tài sản hay tiền tài trong xã hội. Quá trình phân phối lại quyền lực sẽ giúp những người vẫn thường bị loại ra khỏi quá trình phát triển chính trị - kinh tế có khả năng tham gia vào quá trình phát triển ở tương lai. Bà phân chia sự tham gia thành 8 bậc thang

tương ứng với 3 cấp độ, từ vận đông, trị liệu/tâm lý – mức độ không tham gia, qua

cung cấp thông tin, tham vấn, xoa dịu – mức độ có dấu hiệu tham gia đến cộng tác, ủy quyền, quyền kiểm soát – mức độ tham gia cao nhất. Dựa trên mơ hình tham

gia của Arnstein [1969], Wilcox [1996] đã rút gọn các cấp độ tham gia trong 5 bậc thang, gồm (1) Thông tin (Information), (2) Tham vấn (consultation), (3) Cùng

nhau quyết định (deciding together), (4) Cùng nhau hành động (acting together), (5) Ủng hộ những hoạt động địa phương (Supporting local initiatives). Tuy nhiên, Choguil [1996] cho rằng thang đo của Arnstein chỉ sử dụng hiệu quả ở những nước phát triển và ít phù hợp trong bối cảnh của những nước nghèo và kém phát triển. Vì thế, trên cơ sở xác định các đặc điểm khác nhau về vai trị, trình độ nhận thức và nhu cầu của cộng đồng dân cư giữa các nước phát triển và nước kém phát triển, ông đã đề xuất một thang đo riêng cho nhóm các nước kém phát triển. Sự khác biệt trong mơ hình của Choguill là đã bổ sung thêm cấp độ thấp nhất trong bậc thang, đó là q trình “tự quản lý” của chính cộng đồng với sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ bất chấp những phản đối của chính quyền. Từ các quan điểm lý luận về sự tham gia của cộng đồng, nhiều nhà nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết này trong các lĩnh vực của đời sống thực tiễn, như các dự án phát triển kinh tế-xã hội tại cộng đồng.

Cũng như trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, yếu tố tham gia của cộng đồng cũng được đề cao trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực môi trường. Phần lớn các nghiên cứu về sự tham gia trong lĩnh vực môi trường đã đề cập đến sự tham gia của cộng đồng trong việc ra các quyết định môi trường hay triển khai và thi hành chính sách về mơi trường. Trong q trình thực hiện các dự án phát triển, rất nhiều công cụ đo lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các dự án đến môi trường tự nhiên và sức khỏe của người dân được thực hiện, như đánh giá tác động môi trường (environmental impact assessment – EIA) và đánh giá chiến lược môi trường (strategic environmental assessment – SEA) [O’Faircheallaigh, 2010], [Ran, 2012], [Spengler, 2009].

Riêng đối với hoạt động quản lý rác thải, sự tham gia của cộng đồng được chia ra nhiều nhóm, dựa trên việc xác định các bên liên quan trong q trình này. Đó là mối quan hệ của nhà nước và tư nhân trong quá trình quản lý rác thải tại các đơ thị, trong đó nhấn mạnh đến vai trị quan trọng của các tổ chức tư nhân, đơn lẻ, đặc biệt trong bối cảnh khu vực nhà nước không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ quản lý rác thải [Ahmed&Ali, 2006], [Chakrabarti cùng cộng sự, 2009], [Kruljac, 2012]. Hoặc các nghiên cứu về chủ thể thải rác là các hộ gia đình. Các hộ gia đình, dù với tư cách cá nhân từng thành viên hay là sức mạnh của tập thể cộng đồng thì cũng đều có vai trị quan trọng trong việc thải rác, phân loại, thu gom và

tái chế rác thải. Tuy nhiên, sự tham gia mạnh hay yếu của nhóm hộ gia đình cũng phụ thuộc vào mức độ tham gia tích cực của các tổ chức dựa vào cộng đồng. Bên cạnh đó, vai trị của cấp chính quyền địa phương cũng quan trọng trong việc thi hành các chính sách, tổ chức các chiến dịch giáo dục tại cộng đồng hay hỗ trợ và ủng hộ sự tham gia hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội hay cộng đồng dân cư [Joseph, 2006]. Nhìn chung, các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng người dân đã tham gia vào hoạt động rác thải ở những mức độ khác nhau. Mức độ tham gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thể chế, chính sách, tính minh bạch cơng khai của khu vực quốc doanh và sự sẵn sàng chi trả các dịch vụ của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội [Ahmed&Ali, 2006]; những tác động tiêu cực từ cộng đồng khu phố, sự phức tạp của hoạt động phân loại rác, sự vận chuyển và xử lý rác lẫn lộn [Vicente, 2008]; các yếu tố về thể chế và chính sách [Bull và các cộng sự, 2010]; hay các yếu tố thuộc về nhận thức, thái độ của người dân [Feo&Gisi, 2010], [Zhang cùng cộng sự, 2012].

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh CNH-HĐH, nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng xuất hiện từ những năm 1990 đã khẳng định vai trò của cộng đồng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội [Mai Quỳnh Nam, 2006], [Trịnh Duy Luân, 2006], [Ngô Thị Kim Yến&Phạm Văn Lương, 2008], [Trần Hùng, 2010] . Đối với lĩnh vực môi trường và cụ thể trong các hoạt động quản lý rác thải, nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng tập hợp các vấn đề khác nhau, từ những nghiên cứu mô tả hành vi tham gia và cách ứng xử của người dân trước vấn đề rác thải đô thị [Vũ Thị Kiều Dung, 1995], [Viện Xã hội học, 1995] cho đến những nghiên cứu tìm hiểu các rào cản đối với sự tham gia của người dân, trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố về nhận thức và thói quen của cộng đồng [Vũ Cao Đàm, 2002], [Tơ Duy Hợp & Đặng Đình Long, 2006], [Tran Hang cùng cộng sự, 2012]. Các tác giả cho rằng thay đổi hành vi của người dân là một việc cần đầu tư về thời gian, cơng sức cũng như tài chính. Vì thế, cần quan tâm những gì người dân thích và khơng thích, nghiên cứu vấn đề của người dân là gì, cái gì quan trọng với họ, tìm hiểu xem họ sẽ ứng xử như thế nào trong đời sống hàng ngày, so sánh hình thức tham gia giữa những nhóm dân cư khác nhau theo các chuẩn mực văn hóa khác nhau, tổng kết các yếu tố ảnh hưởng tới cách ứng xử của họ và đem lại lợi ích mà họ mong muốn trong khn khổ phù hợp với chuẩn mực văn hóa mơi trường.

Hostovsky cùng cộng sự [2010] cho rằng sự tham gia của cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn sơ khai, khơng có dấu hiệu của việc tham gia ở thời kỳ đầu của lập kế hoạch và ra quyết định. Tác giả nhấn mạnh đến những đặc điểm văn hóa ở Việt Nam mà khi triển khai đánh giá tác động môi trường cần quan tâm tới như: việc sợ "mất mặt" của người Việt Nam khi trình bày hay phát biểu ý kiến hoặc một lỗi sai nào bị bắt được, hoặc thói quen đi đến họp dân đều được cho tiền.

Nhìn chung, các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động mơi trường nói chung và hoạt động quản lý rác thải nói riêng đã chỉ ra được khá đầy đủ những chiều cạnh khác nhau của vấn đề. Các nhóm nghiên cứu chủ yếu gồm : (1) Mô tả thực trạng phân loại và thu gom rác thải của người dân, nhận diện các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện và đề xuất các giải pháp; (2) Phân tích sự tham gia và mức độ tham gia của cộng đồng trong việc ra các quyết định môi trường; xem xét sự tham gia như mục tiêu hay công cụ, như một giải pháp hay vấn đề mới nảy sinh.

1.3. Những nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững

Trên thế giới, những nghiên cứu về phát triển bền vững đô thị cũng được chia ra nhiều nhóm chủ đề khác nhau. Một số các nghiên cứu tập trung vào việc nhận diện các thành phân của phát triển bền vững từ cách tiếp cận hệ thống. Các thành phần này gồm ba trụ cột kinh tế, xã hội và mơi trường. Ngồi ra, một số tác giả còn bổ sung thêm các yếu tố khác, như văn hóa [Basiago, 1999], đạo đức và chính trị [Smith, 2011] hay tài nguyên thiên nhiên [Alpopi cùng cộng sự, 2011]. Một chủ đề khác cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả nghiên cứu là phân tích các yếu tố thúc đẩy và cản trở sự bền vững đô thị, bao gồm những yếu tố thuộc về đời sống đơ thị, từ kinh tế, thể chế, chính trị, đến các vấn đề về quy mơ dân số, hay cơ sở hạ tầng đô thị, v.v. [Banister, 1998], [Bai cùng cộng sự, 2010], [Nour, 2011], [Fitzgerald, 2012]. Từ đó, một số tác giả đã đưa ra các giải pháp thể chế, chính sách, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội – môi trường đảm bảo sự phát triển hài hòa trong khung thể chế và văn hóa vùng miền. Trong các nhóm giải pháp được đưa ra, một số cơng trình nghiên cứu tập trung vào các giải pháp từ phía chính quyền, nhà quản lý, hoạch định đô thị, trong khi một số khác lại đề xuất giải pháp tiếp cận từ phía cộng đồng và mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quá

trình xây dựng đảm bảo phát triển đô thị bền vững [Teelucksingh, 2007], [Wang cùng cộng sự, 2010], [Maiello cùng cộng sự, 2013].

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về phát triển bền vững cũng bắt đầu xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)