Khái niệm “rác thải” và “quản lý rác thải”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 34 - 35)

1.1 .Những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải

2.1. Hệ khái niệm công cụ

2.1.1. Khái niệm “rác thải” và “quản lý rác thải”

Chất thải (waste) là những thứ không được sử dụng cho những mục đích của con người. Nó là những chất liệu đã được dùng và khơng cịn giá trị sử dụng sau những hành động sản xuất hay tiêu dùng, thường gắn liền với các đặc điểm như để trong thùng rác, sự bẩn thỉu, không sạch sẽ [O’Connell, 2011, tr.106].

Chất thải có nhiều nguồn khác nhau, ]gồm chất thải từ các hộ gia đình, chất thải công nghiệp, thương mại, y tế, động vật, nông nghiệp, hạt nhân nguyên tử và khống chất, v.v. Chất thải có nhiều loại, như chất thải rắn, khí, lỏng, v.v. Chất thải rắn cũng bao gồm các loại: chất thải sinh hoạt, chất thải độc hại, y tế và chất thải điện tử [Basu, 2010, tr.20].

Cù Huy Đấu &Nguyễn Thị Hường [2010] đã cho rằng trên thực tế, theo thói quen trong cuộc sống hàng ngày, cụm từ “rác thải” hay “phế thải” được sử dụng nhiều hơn so với “chất thải rắn”. Điều này cũng phù hợp đặt trong nghiên cứu tìm hiểu sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đô thị. Thuật ngữ “rác thải” mang tính phổ biến, dễ hiểu và gần gũi trong cộng đồng dân cư hơn so với thuật ngữ “chất thải rắn”. Do vậy, việc sử dụng thuật ngữ “rác thải” sẽ tiếp cận người dân dễ dàng hơn và tạo ra sự thống nhất trong cách hiểu của người dân về vấn đề nghiên cứu. Vì thế, luận án này sử dụng khái niệm “rác thải” thay cho khái niệm “chất thải rắn”. Trong các loại rác thải khác nhau, luận án này chỉ tập trung tìm hiểu tình hình rác thải sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Khái niệm “quản lý rác thải” được trình bày trong nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau. Hoffman&Muller [2001] khi mô tả sự hợp tác tại cộng đồng trong hoạt động quản lý rác thải bền vững đã chỉ ra các nội dung của khái niệm “quản lý chất thải rắn”, gồm 3 phương diện. Một là các quy trình như: sự phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, và xử lý chất thải. Hai là các yếu tố tham gia của các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải. Ba là các yếu tố kinh tế/tài chính, kỹ thuật, thể chế, văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý rác thải.

Theo Cù Huy Đấu & Nguyễn Thị Hường [2010], hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa , giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Khi tiếp cận từ góc độ rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình, tác giả nhận thấy sự tham gia của các hộ gia đình được biểu hiện rõ ràng nhất ở các quá trình phân loại rác, thu gom rác và xử lý rác thải (sự tham gia của người dân trong hoạt động xử lý rác thải được biểu hiện ở khu vực nông thôn rõ ràng hơn so với khu vực đơ thị); vì thế, luận án sẽ tập trung phân tích hoạt động quản lý rác thải ở ba chiều cạnh và quy trình phân loại rác tại nguồn, thu gom và xử lý rác thải.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)