Đánh giá tác động của các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 132 - 139)

4.3.2 .Thói quen của cộng đồng

4.4. Đánh giá tác động của các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố

Các yếu tố dù được xem xét ở cấp độ cá nhân, nhóm hay xã hội đều có vai trị nhất định, ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải. Nếu như các yếu tố nhận thức, tâm lý hay đặc điểm nhân khẩu xã hội thuộc nhóm yếu tố chủ quan, tồn tại bên trong chủ thể hành động thì các yếu tố về các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải, các quy định, chính sách, thói quen của cộng đồng và truyền thơng đóng vai trị là yếu tố bên ngồi chủ thể nhưng có khả năng chi phối hành vi của chủ thể. Sự tham gia của người dân chỉ trở nên

hiệu quả khi có sự tương tác và thống nhất giữa hai nhóm yếu tố ảnh hưởng, gồm nhóm yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.

Trong luận án này, người dân được xem là chủ thể trung tâm trong cả bức tranh quản lý rác thải đơ thị, có mối quan hệ với các bên liên quan trong hoạt động này, gồm nhóm cơng ty/cơng nhân vệ sinh mơi trường, chính quyền, đồn thể xã hội, người thu mua phế liệu. Bằng các thống kê phân tích tương quan cặp Bivarate Correlation, luận án đã chỉ ra rằng, mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải có mối quan hệ thuận chiều với mức độ tham gia của nhóm chính quyền cấp cơ sở (tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn)3 trong hoạt động thu gom rác thải. Bên cạnh đó, mức độ tham gia của người dân cũng có mối tương quan với nhóm cơng nhân vệ sinh môi trường trong hoạt động phân loại rác4 và hoạt động

thu gom rác5. Đến lượt mình, mức độ tham gia của nhóm chính quyền có mối quan

hệ với mức độ tham gia của đồn thể xã hội. Như vậy, các phân tích thống kê về mối tương quan đã cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải đơ thị, trong đó người dân có mối quan hệ trực tiếp với nhóm tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thơn và nhóm cơng nhân vệ sinh mơi trường. Điều này có thể hiểu khi tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn và công nhân vệ sinh mơi trường tham gia tích cực thì có khả năng huy động người dân tham gia tích cực vào quá trình trực tiếp hay gián tiếp xử lý rác thải. Vì thế, để hệ thống quản lý rác thải ở cộng đồng phát triển cân bằng và đạt được mục tiêu chung, thì các tiểu hệ thống nói trên cần thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình trong sự phối kết hợp với các tiểu hệ thống khác.

Các bộ phận này đều có chung một mục đích, là làm thế nào để hoạt động quản lý rác thải đạt hiệu quả và có tính bền vững. Sự vận hành của cả hệ thống và mối quan hệ giữa các thành tố cũng phụ thuộc vào môi trường chứa đựng hệ thống đó. Khơng thể phủ nhận sự khác nhau trong quá trình vận hành hệ thống cộng đồng ở quận Hồn Kiếm (khu vực nội thành) và huyện Ứng Hòa (khu vực ngoại thành). Các yếu tố về thói quen, lối sống của cộng đồng, những quy định chính sách, hay những điều kiện về tự nhiên, địa lý đều là những yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên, và môi trường xã hội. Những đặc điểm về môi trường tự nhiên và môi

3

Hệ số tương quan Pearson = 0,339; mức ý nghĩa = 0,000

4

Hệ số tương quan Pearson = 0,350; mức ý nghĩa = 0,005

5

trường xã hội sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục đích của cả hệ thống. Bên cạnh đó, những yếu tố xã hội đóng vai trị là biến số can thiệp cũng có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của cộng đồng. Rõ ràng, sự khác biệt về lối sống, văn hóa và thói quen của cộng đồng giữa khu vực huyện Ứng Hòa và quận Hồn Kiếm đã ảnh hưởng tới q trình thực hiện nhiệm vụ của các trưởng thơn/tổ trưởng tổ dân phố và mối quan hệ, tương tác với người dân. Chẳng hạn tại cộng đồng đô thị, nhưng mang nhiều đặc trưng của nông thơn (như huyện Ứng Hịa), thì mối quan hệ của trưởng thôn và người dân nhiều khi bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ thân tộc. Cụ thể, trưởng thôn Cao Lãm hay Lưu Khê vẫn gặp những khó khăn trong q trình nhắc nhở, đơn đốc người dân trong thôn thực hiện các quy định về thu gom và đốt rác vì phần lớn người dân trong thơn có mối quan hệ họ hàng với gia đình trưởng thơn.

Mối quan hệ giữa người dân và các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải được phác họa trong hình 4.1 dưới đây. Theo đó, mức độ tham gia của người dân trong quá trình quản lý rác thải có sự tương tác trực tiếp với mức độ tham gia của chính quyền và của nhóm cơng ty/cơng nhân VSMT (được thể hiện bằng nét liền đậm). Bên cạnh đó, mức độ tham gia của các đồn thể xã hội có mối tương quan với mức độ tham gia của chính quyền. Các quan hệ này đều được đặt trong bối cảnh về văn hóa và các thiết chế, biểu hiện thơng qua các chính sách và các tập tục, thói quen của cộng đồng. Các đặc trưng về văn hóa và thiết chế đã tạo nên sự khác biệt về mối quan hệ giữa các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải giữa quận Hồn Kiếm và huyện Ứng Hịa. Trong luận án này, các phép kiểm định thống kê chưa phát hiện có tồn tại mối quan hệ giữa chính quyền và cơng ty VSMT, giữa đồn thể xã hội và cơng ty VSMT hay giữa người dân và đoàn thể xã hội. Tuy nhiên, các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm thực hiện dưới địa bàn nghiên cứu lại cho thấy tồn tại các mối quan hệ này mặc dù sự gắn kết giữa các nhóm cịn lỏng lẻo (được thể hiện bằng nét đứt). Chẳng hạn ở phường Phan Chu Trinh, thực tế đã cho thấy dưới sự giám sát của chính quyền, cơng nhân VSMT và Hội phụ nữ, người dân đã thực hiện phân loại rác nghiêm túc trong quá trình triển khai Dự án 3R. Không thể phủ nhận hiệu quả của Dự án 3R nhờ có sự kết hợp giữa cơng ty VSMT, Hội phụ nữ và các tổ trưởng tổ dân phố trong việc giám sát người dân thực hiện phân loại rác, đặc biệt là sự tham gia tích cực của Hội phụ nữ từ những ngày đầu tiên triển khai dự án. Phần lớn người dân khi được hỏi đều nhận

thấy vai trị của các đồn thể xã hội trong công tác quản lý rác thải tại khu dân cư, và sự tham gia của họ ảnh hưởng tích cực đến người dân trong cộng đồng

“Tôi thấy trong tất cả những đối tượng thì cán bộ cơ sở là vất vả nhất. Họ

đúng là làm mà chả được gì, q khổ cho họ. Có mấy đồng phụ cấp cũng chả làm được gì đâu thế mà ngày nào họ cũng phải đứng ở thùng rác để canh người này làm đúng chưa, người kia phân loại rác chưa. Đúng là vác tù và hàng tổng. Từ các ơng tổ trưởng tổ phó dân phố rồi đến Mặt trận, Hội phụ nữ, các ông các bà phải đi soi từng túi xem dân xách ra một hay hai túi nhưng rồi cuối cùng cũng chả giải quyết được gì” [PVS số 10, nữ, 66 tuổi, Giảng viên).

“Đồn thanh niên thực ra mà nói là rất yếu kém... Cần thanh niên bây giờ

cịn khó hơn là cần cụ già. Tất cả các đoàn thể khác tuy nói là khơng tham gia nhiệt tình thế thơi nhưng nếu huy động thì họ cũng tham gia, cũng có làm. Nhiều khi bây giờ chỉ có hội phụ nữ với hội phụ lão là đơng thơi. Làm cơng việc gì trong thơn cũng huy động hai hội này trước tiên” [PVS số 14, nam, 63 tuổi, Cán bộ cơ

sở].

...nhưng cũng có ý kiến trái chiều về sự gắn kết giữa đoàn thể xã hội và người dân “Để nâng cao ý thức của người dân thì phải có các hội đồn thể nữa, ví

dụ như Hội Cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên...nhưng bây giờ tôi thấy lèo tèo lắm, yếu ớt lắm. Vai trị của các đồn thể cịn q ít, khơng đáng kể” [PVS số 1,

nam, 67 tuổi, Bộ đội nghỉ hưu].

Trong khi đó, mối quan hệ thiếu chặt chẽ giữa chính quyền và công ty VSMT cũng được người dân nhận thấy trong quá trình giám sát hoạt động quản lý rác thải tại khu dân cư. Tại các khu vực nội thành, nơi mà thành viên đội thu gom rác là cán bộ thuộc công ty VSMT, khác với khu vực ngoại thành, đội thu gom rác là chính người dân trong thơn. Vì thế, sự gắn kết của thành viên đội thu gom rác với nhóm cán bộ quản lý cơ sở ở các khu vực ngoại thành có phần chặt chẽ hơn các khu vực nội thành. Chẳng hạn, thành viên đội thu gom rác của các thôn thuộc huyện Ứng Hịa sinh sống ngay trong thơn, ký hợp đồng trực tiếp với ông trưởng thôn, trong khi công nhân VSMT ở các khu nội thành thuộc sự quản lý của công ty URENCO. Khi mối quan hệ giữa chính quyền và nhóm thu gom rác chặt chẽ thì hoạt động quản lý rác thải sẽ trở nên hiệu quả. Điều này được thể hiện khá rõ ở hai thôn Lưu Khê và Cao Lãm. Các kết quả này đã được tác giả thảo luận ở mục 4.2 của chương này.

“ Nhìn chung thì nhóm thu gom làm việc cũng tốt. Nhưng về phía phường

cũng khơng có hợp đồng gì cả với họ, bên cơng ty VSMT trực tiếp ký hợp đồng làm việc với thành phố. Mình chỉ hàng tuần mời họ họp giao ban về công tác VSMT, rồi khi nào có vấn đề gì làm chưa tốt thì mình gọi điện góp ý thơi” [PVS số 6, nữ, 45

tuổi, cán bộ phường].

“Về phía bên thu gom, thực ra mà nói thì cứ thu gom thế này là nhiệm vụ

của công ty, độc lập với phường, rồi phường cũng khơng có trách nhiệm đơn đốc nhiều. Ví dụ có cái xảy ra mà nó quá bất cập thì người ta mới đến trao đổi thơi, chứ cịn bây giờ công ty môi trường đô thị người ta quản, phường không quản”

[PVS số 1, nam, 67 tuổi, Bộ đội nghỉ hưu].

Tóm lại, mức độ tham gia của người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ các bên liên quan khác trong quá trình quản lý rác thải đô thị. Đồng thời, mỗi bên tham gia đều có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau; tuy nhiên mức độ mạnh yếu của các mối quan hệ không giống nhau.

Hình 4 1: Sơ đồ về mối quan hệ giữa các bên liên quan trong hoạt động QLRT Người dân, với tư cách là người phá hủy, người bảo vệ đồng thời là người hưởng thụ mơi trường đóng vai trị quan trọng trong hoạt động quản lý rác thải

Chính quyền cấp xã/phường Tổ dân phố/thơn, xóm Nhóm cung cấp dịch vụ VSMT – công ty/công nhân VSMT Tổ chức, đồn thể xã hội Nhóm sử dụng dịch vụ VSMT – người dân Chính quyền Chính sách Thói quen của cộng đồng

hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Không thể khẳng định mức độ tham gia của người dân chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào một yếu tố nào duy nhất. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với cá nhân sẽ tùy thuộc vào từng hồn cảnh trong đó, các hành động được thực hiện. Mỗi yếu tố đều có vai trị nhất định trong quá trình cá nhân hành động. Nhận thức của mỗi cá nhân là điều kiện cần để cá nhân có những hành động đúng đắn. Nhận thức đầy đủ sẽ dẫn đến những thay đổi trong thái độ của người dân, nâng cao sự quan tâm, giảm đi sự lơ là của người dân đối với các vấn đề mơi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng; từ đó, tác động đến hành vi và cách ứng xử của người dân đối với môi trường. Để người dân nhận thức đúng và đầy đủ, rất cần đến yếu tố truyền thông và sự tham gia của các ban ngành đồn thể, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của nhóm chính quyền cấp cơ sở (trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố) và các đoàn thể xã hội. Nếu như truyền thông là một trong những cách thức để truyền đạt thơng tin, thì nhóm chính quyền cấp cơ sở là chủ thể truyền đạt thơng tin trong cộng đồng, có khả năng đạt hiệu quả cao trong việc cải thiện và nâng cao mức độ nhận thức của các thành viên cộng đồng. Tuy vậy, nội dung và cách thức truyền thông cũng như nhiều vấn đề khác trong cộng đồng không thể thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn của chính quyền cấp cao. Sự phối kết hợp giữa chính quyền và đồn thể xã hội sẽ giúp q trình truyền thơng hiệu quả hơn.

Mặt khác, hành vi của mỗi cá nhân trong cộng đồng cũng bị chi phối bởi văn hóa của cộng đồng và xã hội [Vicente, 2008]. Các yếu tố văn hóa bao gồm những chuẩn mực, định kiến xã hội, các thói quen của cộng đồng trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, “truyền thống” e ngại và thiếu chủ động khi đi họp và phát biểu ý kiến trong các buổi họp dân. Những yếu tố văn hóa này một mặt động viên, khuyến khích, định hướng cá nhân tham gia; mặt khác có thể hạn chế sự tham gia. Vì thế, yếu tố chính sách và các thiết chế đóng vai trị điều hịa và có những điều chỉnh cần thiết để củng cố các thói quen tốt, duy trì các khn mẫu và chuẩn mực đúng trong cộng đồng như đổ rác đúng thời gian, địa điểm, huy động các thành viên cùng tham gia thực hiện; đồng thời hạn chế những thói quen chưa tốt đối với môi trường, thay đổi cách thức tổ chức các cuộc họp dân và cách lấy ý kiến người dân để các tầng lớp nhân dân có cơ hội ngang nhau trong quá trình tham gia các vấn đề chung của cộng đồng.

Bên cạnh đó, sự khơng đầy đủ các phương tiện, như thiếu thùng rác cũng như sự lạc hậu của các trang thiết bị phục vụ quá trình thu gom khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thu gom đúng quy định. Điều này lại phụ thuộc vào chính quyền khi xây dựng và ban hành các chính sách và sự tham gia của nhóm cơng nhân vệ sinh mơi trường. Việc ban hành các chính sách hợp lý như phân bổ nguồn tài chính, huy động sự tham gia của các tổ chức cá nhân trong việc hỗ trợ nhà nước quản lý rác thải hiệu quả là một việc làm cần thiết. Song song với đó, nhóm tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thơn, chính quyền cấp xã/phường và cơng nhân vệ sinh mơi trường cần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn trong quá trình quản lý rác thải, bởi lẽ chính quyền sở tại và nhóm tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thơn nắm rõ về đặc điểm phát triển và nhu cầu của cộng đồng. Những thông tin này khi được cung cấp đầy đủ đến nhóm cơng ty/cơng nhân vệ sinh môi trường sẽ tạo điều kiện cho quá trình phân loại và thu gom rác hiệu quả hơn.

Như vậy, qua những đánh giá trên đây, có thể thấy mỗi yếu tố có vị trí và ảnh hưởng nhất định đến mức độ tham gia của người dân trong phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải phụ thuộc vào sự phát triển hài hòa và thống nhất của các yếu tố thuộc về cá nhân và các yếu tố thiết chế như chính sách, truyền thơng và các nhóm/tổ chức liên quan trong quá trình quản lý rác thải đơ thị. Các phân tích ở trên đã chỉ ra rằng nếu các thiết chế thực hiện tốt các chức năng của mình, nghĩa là các chính sách, quy định thực thi hiệu quả, phù hợp với đời sống khu dân cư và các tập tục, thói quen tốt của cộng đồng được thiết chế hóa và phổ biến trong cộng đồng, nhưng nhận thức của người dân khơng đúng và đầy đủ thì cũng khơng thể đạt tới mục tiêu nâng cao mức độ tham gia của người dân. Hoặc nếu nhận thức của người dân tốt và đầy đủ về vai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 132 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)