1.1 .Những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải
2.1. Hệ khái niệm công cụ
2.1.3. Khái niệm “phát triển bền vững đô thị”
Khái niệm “đô thị”
Nguyễn Thế Bá [2011, tr.5] đã chỉ ra các yếu tố cơ bản của đô thị bao gồm:
Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chun ngành, có vai trị thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định;
Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn);
Tỷ lệ lao đông phi nông nghiệp >=60% trong tổng số lao động, là nơi có sản xuất dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển;
Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các cơng trình cơng cộng phục vụ dân cư đô thị;
Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng.
Có những chia sẻ tương đồng trong cách nhìn về đơ thị, Trịnh Duy Luân [2005, tr.25-26] cho rằng đơ thị là hình thức tổ chức xã hội có xuất xứ địa lý và mang những đặc trưng nhất định, gồm: (i) số dân đông, mật độ dân số cao, khơng thuần nhất; (ii) ít nhất có một bộ phận dân cư làm các công việc phi nông nghiệp và một số chuyên gia; (iii) đảm nhận những chức năng thị trường và ít nhất phải có một phần quyền lực quản lý điều hành; (iv) thể hiện những hình thức tương tác trong đó hình ảnh cá nhân gắn liền với các vai trò; (v) đòi hỏi một gắn kết xã hội dựa trên cái gì rộng hơn là gia đình trực hệ hay bộ lạc .
Khái niệm “phát triển bền vững”
Những quan điểm về phát triển bền vững được khởi đầu từ Hội nghị Liên hiệp quốc (LHQ) về Môi trường con người được tổ chức ở Stockholm năm 1972 là một khởi đầu tốt cho quá trình thảo luận sự phát triển của thuật ngữ ‘sự bền vững’ [Harding cùng cộng sự, 2010, tr.24]. Tuy nhiên, định nghĩa phát triển bền vững trong báo cáo Brundtland [1987] được các nhà nghiên cứu sử dụng và trích dẫn
nhiều hơn cả. Định nghĩa này đã chỉ ra rằng “phát triển bền vững là sự phát triển
đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai” [World Commission on Environment and
Development, 1987, tr.43]. Báo cáo này khẳng định những nhu cầu của con người là cơ bản và cần thiết, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự công bằng chia sẻ nguồn lực cho người nghèo sẽ được khuyến khích bởi sự tham gia của người dân một cách hiệu quả. Khái niệm phát triển bền vững cũng đề cập tới các giới hạn. Giới hạn này nói tới khả năng của hệ sinh thái và nguồn lực mơi trường có thể chịu đựng các tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, biểu hiện qua hoạt động của con người hay không [Kates cùng cộng sự, 2005]. Tuy vậy, cũng cần nói thêm rằng việc xác định được chính xác các nhu cầu của thế hệ tương lai khi chúng ta đang tồn tại trong thế giới hiện tại không phải là điều dễ dàng, và nhiều khi cịn mơ hồ. Vì thế, khái niệm “phát triển bền vững” được sử dụng trong luận án này nhấn mạnh đến ba trụ cột chính của sự bền vững, gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và
bảo vệ mơi trường. Trong đó, đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng cho các nhóm xã hội khác nhau khi tham gia bảo vệ môi trường và xây dựng các chính sách mơi trường sẽ được đề cập đến sâu hơn trong chương 3 và chương 4 của luận án.
Về khái niệm “phát triển bền vững đô thị”, tác giả Đoàn Minh Huấn và Vũ Văn Hậu [2012] đã tổng hợp nhiều cách định nghĩa khác nhau, như:
Quan điểm của trung tâm về định cư con người của Liên hợp quốc cho rằng một thành phố bền vững khi có những thành tựu phát triển tự nhiên, kinh tế và xã hội. Sự phát triển này phải phù hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh những rủi ro từ mơi trường có thể đe dọa đến những mục đích phát triển.
Quan điểm của Hội nghị đô thị 21: đô thị bền vững là đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống ở thành phố, gồm các điều kiện về sinh thái, văn hóa, chính trị, tổn giáo, kinh tế và xã hội nhưng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của thế hệ tương lai
Ở Việt Nam, Hội thảo phát triển đô thị bền vững đã tổng kết quan điểm đơ thị bền vững phải đảm bảo có 3 yếu tố bền vững kinh tế, xã hội và môi trường, dựa trên 4 tiêu chí là cạnh tranh tốt, cuộc sống tốt, tài chính lành mạnh và quản lý tốt.
Tổ chức UN Habitat (2004) đã định nghĩa đô thị bền vững là quá trình vận động đảm bảo mối quan hệ hài hòa trong sự bền vững của các yếu tố môi trường, xã hội, kinh tế và các thể chế/chính trị.
Tóm lại, khái niệm phát triển bền vững đô thị được hiểu là mối quan hệ bền vững của ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong một khung thể chế phù hợp, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho thế hệ hiện tại và không làm suy giảm khả năng của hệ sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.