.Tiếp cận phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 44)

Những định nghĩa về phát triển bền vững đều xuất phát từ quan điểm cho rằng thế giới là một hệ thống không gian và thời gian. Đối với chiều cạnh khơng gian, ơ nhiễm khơng khí ở vùng Bắc Mỹ có thể ảnh hưởng đến chất lượng khơng khí ở Châu Á. Hay theo chiều cạnh thời gian thì những quyết định của thế hệ ơng cha chúng ta hay những chính sách phát triển kinh tế của chúng ta hiện nay có thể ảnh hưởng đến chính chúng ta và con cháu chúng ta [International Institute for Sustainable Development, 2014].

Các quan điểm về “Phát triển bền vững” khẳng định khởi nguồn đầu tiên khi bàn đến sự bền vững là sự xuất hiện của các “vấn đề nan giải” (wicked problems), trong đó các vấn đề mơi trường đều là những “vấn đề nan giải”. Những vấn đề này thường khó giải quyết vì bản thân việc xác định hệ thống các nguyên nhân gây ra vấn đề cũng khó khăn, chưa kể đến những giải pháp cũng có tính hệ thống, phụ thuộc vào nhiều lĩnh vực và phạm vi khác nhau nữa [Harding cùng cộng sự, 2009]. Như vậy, khởi nguồn của sự phát triển bền vững là các vấn đề về môi trường. Tuy

nhiên, nội hàm của khái niệm này đã phát triển rộng hơn, khi đề cập đến các lĩnh vực khác trong mối quan hệ với môi trường. Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển bền vững năm 2002 cũng xác định rõ ràng ba trụ cột của phát triển bền vững, gồm (i) bền vững về kinh tế: phát triển nhanh và an toàn, (ii) bền vững về xã hội: công bằng xã hội và phát triển con người; (iii) bền vững về môi trường: khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống theo hướng tích cực [Hà Huy Thành, 2011, tr.23]. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu đều phản ánh mối quan hệ giữa ba trụ cột: kinh tế, xã hội và mơi trường, mở rộng hơn là các thiết chế chính trị, văn hóa và thể chế. Những mơ hình này đều nhấn mạnh đến mối quan hệ và tác động qua lại giữa kinh tế, môi trường và xã hội; khẳng định phát triển bền vững là sự tổng hợp các nguồn vốn sinh thái, xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế [Bilgin, 2012]; trong đó tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau, giữa một bên lấy con người làm trung tâm (anthropocentricism) và một bên lấy hệ sinh thái làm trung tâm (ecocentricism), tương ứng với bền vững mạnh và bền vững yếu [Williams&Millington, 2004].

Khi bàn đến thuật ngữ phát triển bền vững, nhiều cơng trình cịn chỉ ra các nguyên tắc của sự bền vững. Hội nghị Rio – 92 đã đưa ra 7 ngun tắc có tính khả thi để thực hiện phát triển bền vững, gồm (i) nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân, (ii) nguyên tắc phịng ngừa, (iii) ngun tắc về sự bình đẳng giữa các thế hệ, (iv) nguyên tắc về sự bình đẳng trong thế hệ, (v) nguyên tắc phân quyền và ủy quyền, (vi) nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, (vii) nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền [Hà Huy Thành, 2011, tr.24]. Từ đây, nhiều tác giả đã nhấn mạnh đến một số nguyên tắc cụ thể. Byrch cùng cộng sự [2004] lại nhấn mạnh đến ngun tắc cơng bằng và bình đẳng giữa các thế hệ và trong cùng thế hệ khi thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Trong khi đó,Harding cùng cộng sự [2010] đã

bổ sung thêm các nguyên tắc khác, bao gồm (i)Sự công bằng: gồm công bằng giữa

các thế hệ và công bằng trong thế hệ, (ii) Sự bảo tồn đa dạng sinh học và thống nhất sinh thái học, (iii) Nguyên tắc phòng ngừa – mục đích để dự đốn những mối

nguy hại mơi trường có thể có ảnh hưởng đến các mơ hình hoạt động trước đó, (iv)

Sự thống nhất các chiều cạnh xã hội, kinh tế và môi trường trong việc ra quyết định, và (v) Sự tham gia của cộng đồng –những người sống cùng với hệ quả của

các quyết định môi trường nên có cơ hội bày tỏ giá trị và tham gia thảo luận về hình thức tương lai mà họ muốn. Điều này kết nối rất gần với nguyên tắc công bằng trong thế hệ.

Lý thuyết phát triển bền vững cũng được xem là nền tảng lý luận vững chắc hỗ trợ cho việc giải thích, phân tích và đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề quản lý rác thải hiện nay. Việc tiếp cận vấn đề quản lý rác thải đơ thị từ góc độ lý thuyết phát triển bền vững sẽ giúp chúng ta hình dung được một bức tranh thể hiện mối quan hệ giữa các lĩnh vực. Lý thuyết phát triển bền vững thể hiện mối quan hệ giữa kinh tế - môi trường, kinh tế - xã hội, môi trường – xã hội. Mối quan hệ giữa các lĩnh vực được biểu hiện thông qua một số phương diện như: Quản lý rác thải nếu không hiệu quả sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế? Nếu như rác thải được phân loại đúng cách, được tái chế hay tái sử dụng sẽ đem lại hiệu quả phát triển kinh tế như thế nào? Bên cạnh đó, nếu như các vấn đề rác thải không được xử lý đúng mực, những xung đột xã hội nảy sinh từ cạnh tranh không gian sống và chứa đựng rác thải của những chủ thể thải nguồn rác thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự bình đẳng xã hội? Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo các nguyên tắc của phát triển bền vững, đó là sự bình đẳng giữa các thế hệ và giữa các nhóm trong cùng thế hệ, các nguyên tắc về sự thống nhất của kinh tế - xã hội – môi trường trong việc ra quyết định và nguyên tắc sự tham gia của cộng đồng. Lý thuyết phát triển bền vững sẽ hỗ trợ cho việc nhận diện và giải quyết một vấn đề mơi trường mang tính tổng hợp như vấn đề quản lý rác thải đô thị hiện nay.

2.3. Đơ thị hóa và u cầu quản lý rác thải đơ thị

Q trình đơ thị hóa ở Việt Nam có những thay đổi đáng kể từ giai đoạn đầu của những năm 1990, khi đó có sự dịch chuyển và ban hành các chính sách thừa nhận vai trò quan trọng của phát triển đô thị trong sự phát triển chung của quốc gia [Labbe, 2011]. Bắt đầu từ thời kỳ Đổi Mới, Việt Nam đã bước vào con đường tự do hóa kinh tế, đồng thời Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhằm tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị đồng đều hơn. Trong chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2011-2020, các phân tích đã chỉ ra rằng Việt Nam có cơ hội để thực hiện thành cơng q trình đơ thị hóa. Nếu như đơ thị hóa thất bại thì q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng thất bại theo. Khơng thể phủ nhận q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, số lượng đô thị ngày một tăng cao, từ 649

đô thị (năm 2000) đến 755 đô thị (năm 2011) [Tổng cục Môi trường, 2011]. Đô thị phát triển kéo theo số lượng dân số thành thị cũng tăng lên do lượng người di dân từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm. Số dân đô thị đang tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng là 3,4%/năm. Theo các số liệu và tính tốn của Tổng cục thống kê, Dân số đô thị đã tăng từ 25,58 triệu người, chiếm 29,74% tổng dân số cả nước ( năm 2009), đến 28,36 triệu người, chiếm 34% tổng dân số cả nước (năm 2012). Dự báo, năm 2015, dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38% dân số cả nước; năm 2020, dân số đô thị khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước; năm 2025, dân số đô thị khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số cả nước [Tổng cục thống kê, 2012] .

Như vậy, tốc độ đơ thị hóa đang ngày một tăng nhanh ở Việt Nam. Đô thị hóa một mặt đem lại những thay đổi tích cực cho q trình phát triển kinh tế, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành cơng nghiệp và dịch vụ, từ đó tăng tổng thu nhập quốc dân cao hơn. Tuy vậy, đơ thị hóa cũng tạo ra nhiều sức ép đối với sự phát triển bền vững của đơ thị nói riêng và cả nước nói chung. Trung bình người dân đơ thị tiêu dùng năng lượng, đồ tiêu dùng, sản phẩm cao gấp 2 – 3 lần người dân nông thôn, đồng nghĩa với nó là lượng rác thải của người dân đơ thị cũng gấp 2 – 3 lần người dân nông thôn [Tổng cục Môi trường, 2011]. Khả năng chịu đựng của mơi trường tự nhiên có giới hạn, trong khi dân số đô thị tăng nhanh và khơng có biện pháp xử lý rác thải hiệu quả, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, dẫn đến ô nhiễm và suy thối mơi trường đơ thị.

Theo Báo cáo của Tổng cục môi trường [2011], tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên tồn quốc tăng trung bình 10 – 16% mỗi năm. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 60 – 70% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Các số liệu đã chỉ ra rằng hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt khá cao so với các đơ thị cịn lại trong cả nước. Báo cáo “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội – Hiện trạng và giải pháp” của URENCO Hà Nội năm 2011 đã chỉ ra khối lượng chất thải rắn ở Hà Nội trung bình tăng 15%/ năm. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, các huyện ngoại thành chỉ đạt 60%. Việc xử lý, tiêu hủy, tái chế chất thải rắn hiện chủ yếu dựa vào chôn lấp tại các bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây), Kiêu Kỵ (Gia Lâm), Núi Thoong (Chương Mỹ) và nhà máy

xử lý rác ở Cầu Diễn, nhà máy đốt rác ở Sơn Tây. Mặc dù số lượng rác thải và thành phần rác thải đô thị ngày một tăng cao và đa dạng hơn, nhưng công tác quản lý rác thải đơ thị cịn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả cao do các yếu tố thể chế/chính sách, nguồn tài chính hạn hẹp, trang thiết bị hạn chế và nhận thức của cộng đồng còn chưa cao.

Tóm lại, q trình đơ thị hóa đã có những ảnh hưởng nhất định đến mơi trường đơ thị nói chung và cơng tác quản lý rác thải đơ thị nói riêng. Tốc độ tăng nhanh của đơ thị hóa đang đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho công tác quản lý đô thị nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho các đô thị hiện nay.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã trình bày những khái niệm và lý thuyết được tác giả vận dụng để giải thích và chứng minh các luận điểm nghiên cứu. Chương này khẳng định “sự tham gia” được xem xét như một hành động xã hội. Lý thuyết hành động xã hội hỗ trợ tìm hiểu và phân tích tính duy lý của hành động tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đơ thị. Bên cạnh đó, “sự tham gia” cịn đươc phân tích như một quá trình trao quyền cho người dân. Vận dụng lý thuyết về sự tham gia, luận án đã xác định cấp độ tham gia của người dân trên thang bậc đo lường sự tham gia của Arnstein (1969) và Choguill (1996). Ngoài ra, lý thuyết cạnh tranh các chức năng của môi trường và lý thuyết phát triển bền vững được sử dụng để làm rõ hơn các phân tích về tính bền vững của đơ thị từ vấn đề tham gia của người dân trong một hoạt động mơi trường cụ thể, đó là hoạt động quản lý rác thải. Các lý thuyết về sự tham gia và lý thuyết phát triển bền vững sẽ là lý thuyết chính được sử dụng trong luận án này. Bên cạnh đó, quản lý rác thải cịn được nhìn từ góc độ của lý thuyết đơ thị hóa, trong đó, quản lý rác thải chính là một trong những hệ quả của q trình đơ thị hóa. Hà Nội khơng phải trường hợp ngoại lệ. Tóm lại, những cơ sở về mặt lý luận đối với vấn đề tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải cùng với các bằng chứng thực tiễn sẽ chứng minh và làm rõ mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải, từ đó nâng cao sự tham gia của người dân nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đô thị.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐÔ THỊ

Chương 3 là một trong hai chương chính của luận án. Nội dung của chương này là phác họa bức tranh toàn cảnh về hoạt động quản lý rác thải tại hai địa bàn nghiên cứu là quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng Hòa. Sự khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội và tập quán lối sống giữa một bên là thành thị và một bên ven đô mang nhiều đặc điểm của vùng nông thôn Việt Nam là cơ sở tốt để tác giả lựa chọn hai địa bàn này làm điểm nghiên cứu trường hợp. Thông qua những mô tả thực trạng về hoạt động quản lý rác thải tại hai địa bàn, luận án sẽ chỉ ra sự khác biệt trong công tác quản lý rác thải giữa quận nội thành và huyện ngoại thành Hà Nội, nổi bật là cách thức phân loại, thu gom, xử lý rác thải và đặc điểm xã hội của các thành viên trong đội thu gom rác. Từ những giới thiệu khái quát về hoạt động quản lý rác thải tại quận Hồn Kiếm và huyện Ứng Hịa, luận án sẽ nhận diện và phân tích các hoạt động tham gia của người dân trong q trình quản lý rác thải đơ thị theo hai hình thức trực tiếp và gián tiếp, gồm: hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải, hoạt động đóng phí vệ sinh môi trường, tuyên truyền, kiểm tra- giám sát và sự tham gia của người dân vào quá trình đưa ra các quyết định quản lý rác thải trong khu dân cư. Bên cạnh đó, luận án cịn tìm hiểu mức độ tham gia trong các hoạt động này ở các nhóm xã hội khác nhau, xác định các nhóm tích cực hơn trong hoạt động quản lý rác thải. Dựa trên những dữ liệu này, luận án sẽ phân tích và đối chiếu với các chiều cạnh của phát triển bền vững đô thị, xét về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và mơi trường.

Nhìn chung, hoạt động quản lý rác thải đã được triển khai đồng bộ tại quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng Hịa. Tuy nhiên, cơng tác thu gom và xử lý rác thải cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu các trang thiết bị, hạn chế về nguồn tài chính và nhân lực. Hoạt động phân loại rác cũng chưa được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn thành phố. Cụ thể, tác giả sẽ trình bày các hoạt động phân loại , thu gom và xử lý rác tại hai địa bàn nghiên cứu trong mục 3.1 dưới đây.

3.1 Hoạt động quản lý rác thải tại quận Hồn Kiếm và huyện Ứng Hịa

Trước khi tìm hiểu sự tham gia của người dân trong các hoạt động quản lý rác thải tại cộng đồng dân cư, cần mô tả khái quát bức tranh về quản lý rác thải tại quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng Hòa. Những kết quả mơ tả q trình thực hiện

quản lý rác thải tại quận Hồn Kiếm và huyện Ứng Hịa sẽ là cơ sở cho việc phân tích sự tham gia của người dân, bởi lẽ những đặc điểm khác biệt trong quy trình phân loại, thu gom và xử lý rác thải sẽ tạo ra những khác biệt về hình thức và mức độ tham gia của người dân trong các hoạt động này. Các dữ liệu trong phần này sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất về thực trạng quản lý rác thải tại quận Hồn Kiếm và huyện Ứng Hịa.

3.1.1. Giới thiệu khái quát về quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng Hịa

Quận Hồn Kiếm

Quận Hồn Kiếm là quận nội thành Hà Nội, bao gồm các khu phố cổ của thành phố Hà Nội, đồng thời cũng là quận có nhiều hộ gia đình bn bán, kinh doanh trên các tuyến phố. Quận Hồn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm của thủ đơ, có diện tích nhỏ nhất của thành phố Hà Nội, nhưng là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện văn hóa chính trị quan trọng của thành phố. Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm Thủ đơ Hà Nội, phía Tây giáp quận Đống Đa, phía Bắc giáp quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng. Quận là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)