Lý thuyết hành động xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 38 - 40)

1.1 .Những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải

2.2 Các lý thuyết sử dụng

2.2.1. Lý thuyết hành động xã hội

Lý thuyết hành động xã hội bao gồm nhiều quan điểm như lý thuyết hành động xã hội (M. Weber, T.Parsons), lý thuyết tương tác biểu trưng (G.Mead), lý thuyết trao đổi xã hội (G.Homans), lý thuyết lựa chọn hợp lý (G.Coleman). Quan điểm chủ đạo của thuyết hành động là cá nhân hành động do các động cơ và nhu cầu, từ đó lựa chọn các công cụ phương tiện để đạt tới đích cuối cùng của hành động. Các động cơ và nhu cầu này chính là nguyên nhân của hành động.

Thuyết hành động của Weber nhấn mạnh tới sự hiểu biết diễn giải, đã coi động cơ thúc đẩy ở bên trong mỗi chủ thể là nguyên nhân của hành động. Đồng thời, ông cũng khẳng định rằng hành động chỉ mang tính xã hội khi hành động ấy hướng tới hành vi của người khác. Những hành động đám đông hay phản ứng tuân theo đám đông, hành động bắt chước đều không phải hành động xã hội.

Weber [1947, tr.115-117] cũng phân loại hành động xã hội dựa trên các mơ hình của sự định hướng. Thứ nhất là sự định hướng duy lý tới một hệ thống của các mục đích riêng rẽ độc lập thơng qua những mong đợi hành vi của khách thể trong một tình huống bên ngoài và của những cá thể khác, khiến cho những mong đợi này trở thành công cụ và điều kiện thành cơng của những mục đích hợp lý mà chủ thể hành động lựa chọn. Thứ hai là định hướng duy lý hướng tới giá trị, liên quan tới một niềm tin được nhận thức trong hệ giá trị của dân tộc, tơn giáo hay hình thức khác nhau của hành vi, hoàn toàn là giá trị tự thân. Thứ ba là sự định hướng xúc cảm. Loại hành động này bị quy định bởi những những tác động cụ thể và những trạng thái cảm xúc của chủ thể hành động. Thứ tư là định hướng truyền thống, thơng qua những thói quen được thực hiện thường xuyên và lâu dài.

T.Parsons lại đưa ra cách tiếp cận khác khi xem xét hành động xã hội. Ông nhấn mạnh đến các chuẩn mực và giá trị quy định hành động xã hội của cá nhân. Mỗi cá nhân có thể được xem xét như một hệ thống với những giá trị và mục tiêu rõ ràng, trong mối quan hệ với các cá nhân khác. Đây được xem như là một phần của mơi trường. Chính những yếu tố và điều kiện của môi trường cung cấp cho chủ thể hành động các cơ hội để đạt mục tiêu cũng như chỉ ra các giới hạn và nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu. Những điều kiện này theo Parsons chính là năng lực nhận thức của chủ thể về các cơ hội, các cơ hội này thường xuất hiện tiềm ẩn khi tình huống (điều kiện mơi trường) thay đổi. Việc cá nhân chấp nhận những cơ hội mới này chính là khả năng thích nghi của chủ thể [Parsons, 1961].

Theo Parsons, mỗi cá nhân đều có một vị trí được xác định trong cơ cấu xã hội. Đối với từng vị trí, cá nhân đều đảm nhận vai trò, tương ứng với các chức năng cụ thể của từng bộ phận trong cơ cấu xã hội. Parsons cho rằng các quyết định hành động không ở dạng bị động hay ngẫu nhiên mà là những hành động có chủ đích và là các lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, mục đích và các phương tiện hành động bị ảnh hưởng và kiềm chế bởi các tình huống mà cá nhân phải đối diện.

Đối với vấn đề quản lý rác thải tại các khu đô thị hiện nay, lý thuyết hành động có thể vận dụng để tìm hiểu và phân tích động cơ, nhu cầu của những chủ thể thải rác và các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải. Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải được xem là một hành động xã hội, trong đó động cơ và nhu cầu chính là những nguyên nhân của hành động. Bên cạnh đó, hành động của người dân bị quy định bởi các giá trị và chuẩn mực, trong nhiều trường hợp tương ứng với các vị trí và vai trị cá nhân chiếm giữ trong cơ cấu xã hội. Theo đó, từ góc độ của người dân, hành động phân loại rác và đổ rác không đúng nơi quy định được coi là dạng hành động truyền thống, hình thành dựa trên thói quen kéo dài từ quá khứ đến hiện tại. Trong khi đó, phần lớn người dân cũng tuân thủ đầy đủ các quy định về thu gom rác thải, chính là biểu hiện của việc tuân thủ các chuẩn mực xã hội (chuẩn mực thành văn và bất thành văn). Hành động thải rác và thu gom rác đúng nơi quy định hay các hình thức xử lý rác của người dân sẽ là minh chứng phân tích cho dạng hành động duy lý công cụ. Những kết quả của nghiên cứu sẽ trả lời cho câu hỏi liệu hành động tham gia trực tiếp vào quá trình xử lý rác thải, gồm phân loại, thu gom và xử lý rác khi được thu gom có mang tính duy lý hay khơng?

Lý thuyết hành động được sử dụng trong luận án này cịn tìm hiểu mối quan hệ tương tác giữa con người và con người trước các vấn đề của môi trường. Khi tham gia gián tiếp vào quá trình quản lý rác thải, các hình thức tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát đều biểu hiện cho quá trình tương tác giữa các cá nhân/nhóm trong cộng đồng. Các tương tác này sẽ đạt được hiệu quả khi các cá nhân cùng thống nhất về mục tiêu, chia sẻ các biểu tượng, ý nghĩa của “môi trường tự nhiên” và những phần thưởng họ bỏ ra trong quá trình tương tác tương xứng với phần thưởng mà họ thu nhận được.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)