Khái niệm “sự tham gia của người dân”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 35 - 36)

1.1 .Những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải

2.1. Hệ khái niệm công cụ

2.1.2. Khái niệm “sự tham gia của người dân”

Harding cùng cộng sự [2009] đã phân tích khái niệm “sự tham gia của cộng đồng” theo hai thuật ngữ thành phần “sự tham gia” và “cộng đồng”. “Sự tham gia” đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, được hiểu là quá trình đối thoại giữa cộng đồng và người ra quyết định, giữa một bên là các cá nhân, nhóm tổ chức và một bên là “nhóm chính quyền” trong việc thảo luận và ra các quyết định môi trường. Thuật ngữ “cộng đồng” bao gồm tất cả các chủ thể đóng góp hay bị ảnh hưởng bởi các quyết định môi trường, bao gồm những người hoạch định chính sách, chuyên gia, doanh nhân, các cá nhân thụ hưởng, tổ chức dân sự và nhóm người dân. Như vậy, cộng đồng được hiểu là một khái niệm có nội hàm khá rộng, bao gồm tất cả các thành viên cùng sinh sống trong một khu vực địa lý, có những đặc điểm chung về lối sống và các điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa, chính trị.

Tiếp cận khái niệm này ở một chiều cạnh khác, Marzuki [2009] cho rằng “sự tham gia của cộng đồng” là khái niệm thể hiện các phương diện sau: (i) sự tham gia là quá trình trao quyền cho mỗi cá nhân trong cộng đồng được tham gia vào việc xây dựng và ra các quyết định, chính sách của chính phủ; (ii) sự tham gia là quá trình chia sẻ một hành động chung giữa chính phủ và cơng dân trong việc tạo dựng chính sách; và (iii) sự tham gia là nền tảng của quyền con người, đặc biệt đối với những nhóm yếu thế trong xã hội; từ đó tác giả kết luận “dân chủ”, “quyền công dân” và “trao quyền” là những nội dung trọng tâm của khái niệm sự tham gia

và sự tham gia của cộng đồng là một quá trình quan trọng trong hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch và hướng tới phát triển bền vững.

Người dân là một thành tố của cộng đồng, bên cạnh đó cịn có các nhóm đồn thể xã hội, các tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ.Trong hoạt động quản lý rác thải, người dân là một trong hai nhóm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý rác thải (cùng với nhóm cơng ty vệ sinh môi trường và công nhân vệ sinh môi trường). Bởi vậy, nội dung chính của luận án là tìm hiểu sự tham gia của người dân với tư cách là các chủ thể thải rác. Đồng thời, phân tích mối quan hệ của nhóm người dân và những nhóm khác của cộng đồng trong bức tranh quản lý rác thải đơ thị; từ đó làm sáng tỏ thêm sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý rác thải hiện nay.

Như vậy, phân tích sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải, sẽ tiến hành trên hai bình diện sau:

Thứ nhất, nhìn nhận “sự tham gia” như một hành động xã hội, tìm hiểu xem hành động phân loại, thu gom và xử lý rác của người dân có tính duy lý hay khơng? Ngồi ra, hành động tham gia gián tiếp xử lý rác thải tại khu dân cư được biểu hiện như thế nào? Các nhóm xã hội khác nhau về địa vị, vai trị và chức năng trong cơ cấu xã hội sẽ có sự khác biệt ra sao trong những hành động tham gia của mình?

Thứ hai, phân tích “sự tham gia” như một quá trình trao quyền cho người dân trong quá trình thảo luận ra các quyết định về quản lý rác thải. Trên phương diện này, luận án sẽ tìm hiểu các thang bậc của sự tham gia và xác định mức độ tham gia của người dân hiện nay ở thang bậc nào, có những đặc điểm nào giống và khác với thang bậc mà Arnstein (1969) và Choguill (1996) đã đưa ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)