Nhận thức là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải. Để có hành vi đúng thì trước hết người dân phải có nhận thức đúng và đầy đủ. Nhận thức là “yếu tố cần” để định hướng và dẫn dắt hành động của người dân.
Trong trường hợp quản lý rác thải đô thị, nếu người dân nhận thức được vai trị quan trọng của mình trong các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải, thì khả năng họ tham gia trong các hoạt động này sẽ tích cực hơn. Giả định này đã được chứng minh dựa trên số liệu thống kê phân tích tương quan cặp Bivarate
Correlation giữa hai biến số “nhận thức của người dân về tầm quan trọng của mình trong hoạt động quản lý rác thải” và “mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải”. Theo đó, kết quả đã chỉ ra rằng có mối tương quan giữa nhận thức của người dân về tầm quan trọng của mình trong các hoạt động quản lý rác thải và mức độ tham gia của họ trong những hoạt động này (xem Bảng 4.1 sau đây).
Bảng 4 1: Tương quan giữa yếu tố “mức độ đánh giá của người dân về vai trị của mình trong hoạt động quản lý rác thải” và “mức độ tham gia của người
dân trong hoạt động quản lý rác thải”
Mức độ đánh giá của người dân về vai trị của mình trong hoạt động phân loại và thu gom rác thải
Mức độ tham gia của người dân trong hoạt động phân loại rác thải
Hệ số tương quan pearson Mức ý nghĩa
Giá trị tổng thể
0,371** 0,000 85 Mức độ tham gia của
người dân trong hoạt động thu gom rác thải
Hệ số tương quan pearson Mức ý nghĩa
Giá trị tổng thể
0,336** 0,000 236
**: Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01
Số liệu trên cho thấy mối quan hệ ở đây thuộc mức trung bình (0,371 và 0,336) với độ tin cậy khá cao. Điều này có nghĩa là những người dân có nhận thức về tầm quan trọng của mình trong hoạt động quản lý rác thải càng cao thì họ càng tham gia tích cực hơn trong hoạt động này. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra vai trị của người dân trong q trình thực hiện quản lý rác thải. Người dân chính là một trong hai nhóm chủ thể chính, có trách nhiệm trong hoạt động này (cùng với nhóm cơng ty vệ sinh môi trường). Nếu người dân không nhận thức được trách nhiệm và vai trị của mình thì việc họ khơng tham gia hay lơ là, thiếu quan tâm là điều dễ hiểu. Điều này được phản ánh thơng qua thực tế, đó là khi một số người dân nhận thức rằng việc đóng phí vệ sinh là cơng việc của chính quyền và phần chi
của ngân sách nhà nước thì họ sẽ khơng muốn bỏ thêm một khoản phí cho các hoạt động vệ sinh mơi trường.
Nhận thức là một yếu tố quan trọng làm thay đổi hành vi ứng xử của người dân với môi trường. Wilson [2007, tr.204] đã chỉ ra nhận thức của cộng đồng là một trong sáu yếu tố có vai trị quan trọng trong quản lý rác thải bền vững. Tác giả cũng chỉ ra rằng đối với các nước đang phát triển nói chung, nhận thức của cộng đồng phần lớn quan tâm đến thức ăn, nơi cư trú, an ninh và kế sinh nhai. Trong nhận thức của người dân, rác thải chỉ trở nên quan trọng khi sức khỏe và môi trường sống của họ ảnh hưởng đến những ưu tiên kể trên. Trong hoạt động quản lý rác thải đô thị, thay đổi trong nhận thức của người dân đã có những ảnh hưởng nhất định đến sự tham gia của họ trong hoạt động này tại địa bàn nghiên cứu. Khi nhận thức của người dân ngày càng đầy đủ và đúng đắn hơn sẽ định hướng cho họ cách thức tham gia đạt hiệu quả cao nhất, và đó cũng chính là đảm bảo sự bền vững về mặt xã hội trong hoạt động này. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng phát hiện tồn tại một khoảng cách giữa nhận thức và hành vi ở một bộ phận người dân. Điều này được thể hiện thông qua việc môt số người dân trong mẫu khảo sát khơng sẵn sàng đóng thêm phí vệ sinh mặc dù họ nhận ra những khó khăn trong cơng tác thu gom rác do thiếu hụt về tài chính. Kết quả này cũng được chia sẻ với những nghiên cứu trước đó, khẳng định có sự cách biệt giữa nhận thức và hành vi của người dân, mặc dù họ nhận thức được các vấn đề môi trường và rác thải chủ yếu do chính họ gây ra nhưng họ lại khơng có những hành động cụ thể để giải quyết vấn đề [Jalil, 2010], [Ozkan, 2010], [Zhang cùng cộng sự, 2012].
4.1.3. Các yếu tố nhân khẩu xã hội
Giới tính là một biến số độc lập có ảnh hưởng đến hành vi của các nhóm dân cư. Có nhiều ý kiến cho rằng các công việc liên quan đến rác thải và môi trường phần lớn do người phụ nữ đảm nhận - những người có « thiên chức « chăm lo việc nhà và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Quan sát cũng cho thấy trong hầu hết các gia đình hiện nay, người phụ nữ thường là người đi đổ rác, phân loại rác (nếu có quy định), nhắc nhở con cái và các thành viên khác trong gia đình làm việc này nếu như họ bận rộn. Rõ ràng có một « định kiến giới » trong các công việc liên quan đến rác thải và quét dọn vệ sinh tại nơi ở.
“Đối với các gia đình thì phụ nữ cũng là nội trợ, hoạt động phong trào phụ
nữ thường đi sâu vào các công việc đề cập đến nhiều như là vệ sinh môi trường. Chúng tôi động viên các chị em tham gia. Chị em cũng nâng tầm hiểu biết hơn, tuyên truyền thường xuyên để chị em nào cũng biết được các tiêu chí, sau đó về tuyên truyền lại cho thành viên gia đình” [PVS số 7, nữ, 61 tuổi, nghỉ hữu].
“Nữ đóng vai trị cũng tích cực. Như phường này thì phụ nữ cũng tích cực
nhất. Mọi người cùng làm nhưng phụ nữ làm là chính, phụ nữ nấu cơm, phụ nữ đi đổ rác, hầu như là thế, bà khơng đổ thì bà sai con trai đi đổ rác,..., nếu đưa phụ nữ làm nòng cốt, phát huy vai trị chủ chốt thì tất cả các thành viên trong gia đình phải theo. Vai trị phụ nữ trong vệ sinh môi trường bao giờ cũng đứng đầu” [PVS
số 6, nữ, 45 tuổi, cán bộ phường].
Xuất phát từ những quan điểm mang tính định kiến này, nhiều chương trình hoạt động về môi trường và rác thải được triển khai trong các chi hội phụ nữ tại cơ sở, như phong trào 5 không – 3 sạch đã được triển khai ở nhiều khu phố. Thực tế cho thấy, phụ nữ đã và đang trở thành lực lượng nòng cốt trong các tuyến đường tự quản của nhiều địa phương. Hình ảnh phụ nữ gắn liền với các cơng việc môi trường hay liên quan đến các vấn đề rác thải khơng chỉ xuất hiện tại các gia đình, mà ngay ở ngồi cộng đồng. Nhóm cơng nhân vệ sinh mơi trường cũng có số lượng nữ giới nhiều hơn nam giới, những người làm công việc thu mua phế liệu phi chính thức cũng chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Rõ ràng, định kiến giới đối với hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải không thể phủ nhận ; và định kiến này đang có những ảnh hưởng nhất định đến sự tham gia của nam giới trong hoạt động quản lý rác thải, đồng thời cũng khẳng định vai trò của nữ giới trong hoạt động này.
Đối với biến số nhóm tuổi, các tính tốn thống kê khơng cho thấy có mối quan hệ nào giữa mức độ tham gia của người dân và tuổi của họ. Tuy vậy, các thơng tin định tính lại phản ánh có tồn tại mối quan hệ này. Điều này trùng hợp với một số cơng trình nghiên cứu trước đó, khi cho rằng nhóm người trẻ tuổi là nhóm có mức độ tham gia thấp nhất trong các hoạt động phân loại và thu gom rác thải, đồng thời cũng là nhóm có nhận thức thấp nhất đối với các vấn đề môi trường [Feo&Gisi, 2010].
“Ngay trong khu tập thể của bác, có nhiều thanh niên, cả nam lẫn nữ ngồi
vào thùng, và phóng xe đi thẳng ln. Chúng nó cầm túi như thế cũng chả phân loại đâu mà vứt thế thì các bác cũng chả giúp phân loại được” [PVS số 8, nam, 69
tuổi, cán bộ cơ sở].
“Thanh niên thực ra mà nói là rất yếu kém. Nói thì nói thế thơi chứ họ phải
đi làm công ty hết, ở nhà làm gì có mấy người mà có thì họ cũng chả ra làm gì cả. Cần thanh niên bây giờ cịn khó hơn là cần cụ già” [PVS số 14, nam, 63 tuổi, cán
bộ cơ sở]
Tương tự với biến số tuổi, các phép kiểm định về thống kê cho thấy khơng có mối liên hệ trực tiếp giữa biến số trình độ học vấn với mức độ tham gia vào hoạt động thu gom, phân loại và xử lý rác thải. Kết quả này cũng được phản ánh trong các thơng tin định tính.
“Tơi thấy có nhiều người học cao, chức vụ cũng cao mà có quan tâm gì đến
rác thải đâu. Có chị trong khu tơi là đảng viên hẳn hoi, hoặc có người cũng là Phó giám đốc đi nước ngồi nước trong nhưng chúng tơi tun truyền mà người ta cũng có phân loại rác đâu, người ta bảo ối giời vẽ chuyện ở bên nước ngồi có làm thế đâu. Nhưng cũng có người dân chỉ là bình thường, học cũng khơng phải thạc sỹ, tiến sỹ gì nhưng họ lại có ý thức rất tốt” [PVS số 5, nữ, 68 tuổi, nghỉ hưu]
“Thực ra thì nhận thức của người dân hay trình độ văn hóa cao cũng chưa
chính xác là quyết định quan trọng. Nhiều vùng nông thôn hay ven đơ, hay chỗ như nhà mình ở (khu đô thị mới bên Gia Lâm) nhiều tổ dân phố khơng có vứt rác ra đường, trình độ văn hóa nhiều người cũng khơng phải cao” [PVS số 6, nữ, 45 tuổi,
cán bộ phường].
Trong khi đó, các phân tích thống kê so sánh trị trung bình của các nhóm đặc điểm nghề nghiệp khác nhau, cho thấy có sự khác nhau về mức độ tham gia giữa các nhóm nghề nghiệp. Trong luận án này, tác giả giả định việc người dân tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động quản lý rác thải một phần do yếu tố thời gian quy định. Các thông tin định tính thu thập được cũng phản ánh một bộ phận người dân cho rằng họ không tham gia vào hoạt động quản lý rác thải hoặc tham gia chưa tích cực do họ khơng có thời gian. Vì vậy, tác giả phân chia nghề nghiệp của người trả lời theo đặc tính về thời gian. Kết quả thu được cho thấy, có sự khác biệt giữa các nhóm trong hoạt động tuyên truyền phân loại và thu gom rác
thải tại khu dân cư2 , trong đó nhóm có mức độ tham gia cao nhất là nhóm nghỉ hưu (giá trị trung bình = 2,98), tiếp theo là các nhóm « khơng có thu nhập », « làm bán thời gian », « theo giờ hành chính », « theo ca », và nhóm có mức độ tham gia thấp nhất là nhóm khơng cố định thời gian làm việc (giá trị trung bình = 2,12).
Như vậy, có thể thấy các yếu tố cá nhân đóng vai trị khơng nhỏ tác động đến hành vi tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải. Những phân tích từ các thơng tin định lượng và định tính thu thập được đã cho thấy các biến số như nhu cầu/tâm lý, nhận thức, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác đều có thể vừa là yếu tố thúc đẩy, vừa là yếu tố cản trở sự tham gia của người dân trong các hoạt động phân loại và thu gom rác.
4.2 Sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải
Một trong các chiều cạnh của quản lý rác thải bền vững là sự tham gia của các cá nhân/nhóm/tổ chức xã hội trong hoạt động quản lý rác thải. Đối với nghiên cứu này, cộng đồng được xác định như một hệ thống gồm nhiều tiểu hệ thống bên trong. Mỗi tiểu hệ thống là một chủ thể tham gia trong quá trình quản lý rác thải tại khu dân cư. Các tiểu hệ thống có mối quan hệ tương tác. Người dân là một tiểu hệ thống trong cả hệ thống cộng đồng. Vì thế, khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân, không thể thiếu các yếu tố thuộc về nhóm/tổ chức xã hội cùng tham gia trong hoạt động quản lý rác thải tại cộng đồng. Các chủ thể tham gia trong hoạt động quản lý rác thải bao gồm các bên tham gia trực tiếp phân loại, thu gom, xử lý rác thải; và các bên tham gia đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc quản lý rác thải. Để thực hiện quản lý rác thải hiệu quả cần sự tham gia của nhiều nhóm xã hội khác nhau, trong đó người dân – nhóm thải rác và cơng ty vệ sinh môi trường nhóm làm dịch vụ thu gom và xử lý rác là hai nhóm liên quan trực tiếp và quan trọng nhất. Mức độ tham gia của 2 nhóm này đều ít nhiều ảnh hưởng đến sự tham gia của những nhóm cịn lại.