Vệ sinh môi trường đô thị luôn là vấn đề được giới quản lý đô thị quan tâm. Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm bảo vệ môi trường sống của người dân đơ thị trước sức ép của q trình Cơng nghiệp hóa và Đơ thị hóa. Việc triển khai thực hiện các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội là một ví dụ cụ thể về các chiều cạnh pháp lý và chính sách quản lý trong lĩnh vực vệ sinh mơi trường. Các chính sách ngồi mục tiêu quản lý, cịn
có mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải.
Việc đưa tiêu chí vệ sinh mơi trường trở thành một trong những tiêu chí đánh giá “Gia đình văn hóa”. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có quy chế cơng nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa (tháng 6/2012), trong đó có các tiêu chí cụ thể về hoạt động đổ rác, đổ chất thải đúng thời gian và địa điểm quy định. Theo đó, những hộ gia đình thực hiện nghiêm túc đổ rác và bảo vệ mơi trường mới đáp ứng tiêu chí mơi trường trong bộ khung các tiêu chí đánh giá danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Ngồi ra, ở khu vực ngoại thành, nhiều thơn cịn đưa tiêu chí mơi trường vào trong quy ước làng văn hóa.Việc đặt ra yêu cầu thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh mơi trường trong các tiêu chí đánh giá “Gia đình văn hóa” và “Làng văn hóa” có thể là yếu tố thúc đẩy, nhằm nâng cao ý thức người dân trong hoạt động này. Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” và “Làng văn hóa” là khá cao. Đối chiếu theo tiêu chí xếp loại Gia đình văn hóa thì điều này có nghĩa rằng các hộ gia đình trong khu dân cư đã có ý thức chấp hành bảo vệ môi trường và thu gom rác thải đúng quy định, đồng thời vệ sinh môi trường của khu dân cư cũng được đảm bảo. Tuy nhiên, trên thực tế các vấn đề mơi trường, trong đó có thu gom và xử lý rác thải còn tồn tại. Duờng như xuất hiện một khoảng cách giữa việc xây dựng và đánh giá các tiêu chí xếp loại Gia đình văn hóa và Làng văn hóa, bởi lẽ nếu có sự thống nhất trong việc xây dựng và đánh giá thì các vấn đề vệ sinh môi trường, hay rác thải chưa được thu gom và tập kết sẽ không tồn tại nữa. Trong phạm vi của luận án chưa đủ cơ sở để lý giải mâu thuẫn này, nên cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để đánh giá quy trình xét duyệt và hiệu quả của việc xếp loại gia đình văn hóa, từ đó đảm bảo rằng việc lồng ghép các tiêu chí về quản lý rác thải và mơi trường sẽ là yếu tố thúc đẩy sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải tại khu dân cư.
Ngoài ra, một số quy định về quản lý rác thải ở cấp xã/phường, liên quan đến hoạt động của nhóm thu gom rác có ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tham gia của người dân khi thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Mức độ tham gia của nhóm thu gom rác được phân tích trong luận án này như là một yếu tố có mối quan hệ với mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác. Sự ảnh
hưởng của các quy định về đội thu gom rác đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động thu gom rác thải có thể được phản ánh thơng qua hoạt động của đội thu gom rác tại thôn Cao Lãm và thơn Lưu Khê (huyện Ứng Hịa). Trong mối quan hệ tác động qua lại giữa nhóm người dân và đội thu gom rác, để đảm bảo người dân thực hiện nghiêm túc các quy định thu gom thì cần sự tham gia tích cực của nhóm thu gom rác, trước hết được biểu hiện thông qua việc tuân thủ các quy định về quyền và trách nhiệm được ghi rõ ràng trong bản hợp đồng làm việc giữa ông trưởng thôn và thành viên đội thu gom rác. Các kết quả điều tra từ địa bàn nghiên cứu đã chứng minh rằng những địa phương có quy định đối với hoạt động của đội thu gom rác rõ ràng và minh bạch, được trình bày thành văn bản thường đạt kết quả tốt hơn trong quá trình thu gom rác thải. Rõ ràng, nếu đội thu gom hoàn thành tốt nhiệm vụ thu gom toàn bộ lượng rác thải trong khu dân cư, đồng thời tuyên truyền và nhắc nhở người dân trong lúc đi thu gom thì sẽ huy động được sự tham gia của người dân mạnh mẽ hơn (trường hợp thôn Cao Lãm); ngược lại, nếu đội thu gom khơng làm trịn nhiệm vụ, và cũng không chú ý đến công tác tuyên truyền, vận động thì mức độ tham gia của người dân trong hoạt động này cũng sẽ bị hạn chế (như trường hợp phường Phan Chu Trinh và thôn Lưu Khê). Như vậy, những quy định về hoạt động của đội thu gom rác có vai trị nhất định trong quá trình huy động và thúc đẩy sự tham gia của người dân. Các quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhóm thu gom rác. Bên cạnh sự thiếu chặt chẽ trong các quy định về hoạt động của đội thu gom rác, các địa phương cịn chưa có nhiều chính sách quan tâm đến các thành viên của đội thu gom rác, những người trực tiếp chịu
ảnh hưởng từ sự ô nhiễm trong quá trình thu gom và xử lý rác thải “Ngoài tiền
lương 3 triệu cho 2 người thì bọn em chả được thêm khoản tiền nào khác trong khi công việc của chúng em vất vả lắm. Đợt đấu thầu xong thì chúng em được nhận làm, ông trưởng thôn chi cho một khoản tiền đưa 2 chị em tự lo hết, xẻng chổi, kẻng, găng tay. Người ta cứ khoán hết vào trong tiền lương rồi nên chúng em cũng chả được động viên gì hơn” [PVS số 19, nữ, 38 tuổi, thành viên đội thu gom].
Bên cạnh các chính sách thúc đẩy sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải, một số chính sách và quy định quản lý vẫn có những “hiệu ứng phụ”, hạn chế, thậm chí cản trở sự tham gia của người dân. Chẳng hạn như sự tham gia của nữ giới trong hoạt động quản lý rác thải. Tại các khu dân cư, hiếm có
các buổi họp riêng về vệ sinh môi trường hay về thu gom rác thải. Thường nội dung này chỉ được lồng ghép đưa vào trong các nội dung khác của buổi họp. Số lượng người dân tham gia các cuộc họp chỉ đạt 60-70% và đáng chú ý là thành phần đi họp chủ yếu là nam giới – thường là những chủ hộ gia đình. Hiện tượng này cũng tương tự như ở nhiều địa phương, được gói gọn trong cụm từ « nữ làm, nam học » cho thấy sự « lệch pha » giữa người thực hiện và người lĩnh hội thông tin/trao đổi ý kiến. Người chồng thường là đi họp, lắng nghe thông tin, cập nhật rồi về thông báo lại cho các thành viên gia đình, trong khi đó người vợ lại là người đảm nhận các công việc liên quan đến môi trường và rác thải. Trong nhiều trường hợp, sự « lệch pha » này cũng là yếu tố cản trở việc thực hiện và tham gia có hiệu quả của phụ nữ trong hoạt động quản lý rác thải nói chung.
Sự tham gia của nhóm người dân trẻ tuổi trong các cuộc họp thơn xóm/tổ dân phố cịn hạn chế. Tỷ lệ nhóm trẻ tuổi đi họp dân cư khơng nhiều, so với nhóm dân số trung và cao tuổi. Thêm vào đó, tâm lý e dè cũng khiến nhóm trẻ tuổi ít đề xuất và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp dân khi bàn về vấn đề quản lý rác thải tại khu dân cư. Trong khi đó, sinh hoạt Đồn thanh niên ở thôn (thôn Cao Lãm) cũng cịn nhiều hạn chế, ít hoặc khơng đề cập đến chủ đề này, thậm chí thiếu vắng vai trị của Đồn thanh niên trong các hoạt động thu gom và xử lý rác thải cũng như các hoạt động bảo vệ mơi trường nói chung (trường hợp thôn Lưu Khê và phường Hàng Mã). Điều này ảnh hưởng đến mức độ tham gia của nhóm trẻ tuổi trong các hoạt động thu gom rác thải.
Một số chính sách khơng hợp lý, hoặc việc phổ biến thông tin chưa đầy đủ cũng hạn chế sự tham gia của người dân trong hoạt động này. Tại phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm), Dự án 3R đã hướng dẫn thực hiện việc phân loại rác từ năm 2007, nhưng người dân lại không nắm được thông tin đầy đủ về thời gian triển khai mà trên thực tế, dự án kéo dài đến hết năm 2009. Bên cạnh đó, sự thiếu thơng tin về việc xử phạt những người có hành vi gây ơ nhiễm mơi trường, trong đó có hành vi xả rác bừa bãi, không thu gom đúng nơi quy định cũng chưa đảm bảo hiệu quả trong việc định hướng và kiểm soát hành vi của người dân. Quy định về mức độ xử phạt đã có nhưng người dân vẫn khơng biết và hiểu rõ về các quy định xử phạt này để có những ứng xử phù hợp. Rõ ràng, cơ chế truyền tải thông tin đến người dân chưa thực sự hiệu quả. Điều này sẽ được tác giả bàn luận sâu hơn trong
phần xem xét sự ảnh hưởng của yếu tố truyền thông đến mức độ tham gia của người dân. Không những thế, cơ chế xử phạt hiện nay còn chưa phù hợp. Việc xử phạt do chính quyền địa phương đảm nhận nhưng người trực tiếp giám sát, kiểm tra hoạt động này dưới cộng đồng lại do nhóm tự quản cơ sở hay các tổ chức đoàn thể, tổ tự quản thực hiện. Trong trường hợp những thành viên trong nhóm giám sát tại cộng đồng này phát hiện hành vi sai trái vi phạm thì cũng khơng thể xử phạt “nóng” mà cần báo cáo lại với chính quyền, trong khi đó hành vi gây ơ nhiễm chỉ có thể xử phạt nếu bắt được hành vi vi phạm ngay tại chỗ. Q trình xử phạt cịn nhiều thủ tục, rườm rà.
Như đã đề cập trong các phần trên, người dân, đặc biệt là các hộ gia đình trẻ của phường Phan Chu Trinh và phường Hàng Mã thường đi làm về muộn, gia đình lại khơng có người giúp việc, trong khi giờ thu gom rác thường sớm hơn thời gian người dân đi làm về. Như vậy, quy định về giờ giấc thu gom chưa phù hợp với nhu cầu của một bộ phận người dân tại quận Hoàn Kiếm. “Sự lệch pha” trong tình huống này xuất phát từ việc người dân không được tham gia đóng góp ý kiến trước khi ban hành các quy định về thu gom rác thải đô thị, cụ thể là về giờ giấc và địa điểm thu gom. Bên cạnh đó, một số khu dân cư do đặc điểm cơ sở hạ tầng và quản lý đơ thị đã khơng có hoặc thiếu thùng rác hay điểm tập kết rác. Những sự bất cập này trong dịch vụ cơng ích rất cần được cải thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia đầy đủ và có hiệu quả trong hoạt động thu gom rác thải tại khu dân cư.