Lý thuyết cạnh tranh các chức năng môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 43 - 44)

1.1 .Những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải

2.2 Các lý thuyết sử dụng

2.2.3. Lý thuyết cạnh tranh các chức năng môi trường

Lý thuyết cạnh tranh chức năng môi trường được đưa ra bởi Dunlap & Catton [1992]. Theo các tác giả này, lý thuyết cạnh tranh các chức năng mơi trường là nền tảng cho việc giải thích sự suy thối mơi trường. Mơi trường có 3 chức năng chính gồm: (1) Chức năng trạm cung cấp (supply depot): cung cấp những tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống từ khơng khí, nước, thức ăn cho đến những nhu cầu vật chất khác như chất đốt, điện và hàng loạt các hàng hóa khác; (2) Chức năng không gian sống (living space): cung cấp không gian sống cho con người, như: nơi cư trú, làm việc, vui chơi và du lịch; (3) Chức năng kho chứa rác (waste repository) : chứa đựng rác thải. Trong quá trình sinh sống, sử dụng tài nguyên, giống như

mn lồi, con người cũng tạo ra các rác thải, lượng chất thải con người tạo ra còn nhiều hơn và đa dạng hơn những lồi khác. Mơi trường phải thực hiện chức năng tiêu hủy hoặc chứa rác, để từ đó hấp thụ hoặc tái sử dụng chúng hay ít nhất cũng làm cho chúng trở thành chất vô hại với môi trường [Dunlap&Marshall, 2007].

Dunlap&Marshall [2007, tr. 31] cho rằng khi con người khai thác vượt quá khả năng mơi trường có thể chịu đựng để phục vụ cho các chức năng thì các vấn đề mơi trường sẽ xuất hiện như ô nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên, quá tải dân số. Trong nhiều trường hợp, khi môi trường sử dụng chủ yếu một chức năng nào đó dẫn đến mơi trường khó đảm bảo sự cân bằng khi thực hiện 2 chức năng còn lại. Lúc này, sự ảnh hưởng của việc thực hiện chức năng không chỉ đối với 2 chức năng còn lại mà ngay cả đối với chức năng mà môi trường đang sử dụng cũng sẽ không đáp ứng được. Hoạt động quản lý rác thải và những vấn đề nảy sinh trong quá trình thu gom và xử lý rác thải là một trong những minh chứng rất rõ ràng biểu hiện sự cạnh tranh các chức năng của môi trường [Vũ Cao Đàm, 2002]. Tại các khu vực đô thị hiện nay, vấn đề cạnh tranh các chức năng được biểu hiện cụ thể như thế nào? Chức năng nào đang phải thực hiện nhiều hơn so với các chức năng khác? Những câu hỏi này sẽ được trả lời trong các chương sau của luận án.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị (nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa, hà nội) (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)