3.1.1 .Những tiền đề cơ bản cho sự xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo
4.1. Giá trị của tƣ tƣởng nhập thế Thiền Phật giáo qua phong trào Chấn
4.1.2. Phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX làm xuất hiện những
hiện những đặc điểm riêng có của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo Việt Nam
Thiền Phật giáo Việt Nam là sự kết thúc của các dòng Thiền tông được truyền bá vào nước ta với cái mốc lịch sử là sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử. Bên cạnh những đặc điểm chung vốn có thì phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX đã làm nổi bật những đặc điểm riêng của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo Việt Nam đó là: năng động và dấn thân vì sự tiến bộ của dân tộc.
Phật giáo năng động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa giáo dục, v.v., hay nói cách khác, đó là tinh thần nhập thế theo chiều rộng.
Thứ nhất, trong lĩnh vực kinh tế, Phật giáo với giáo lý và triết lý hướng nội,
luôn chú trọng đến việc chăm lo cho đời sống kinh tế của con người từ gia đình đến xã hội. Chính vì vậy, sự ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình là điều quan trọng, thiết yếu cần được bàn đến. Phong trào Chấn hưng Phật giáo đã giúp cho nhân dân - phật tử hiểu đúng về Phật, về đạo Phật. Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi nó góp phần hạn chế việc chi phí cho nghi lễ tốn kém, cúng tế rườm rà, gây nên những mê tín dị đoan, từ đó tiết kiệm, chăm lo xây dựng đời sống kinh tế để ổn định sản xuất; biết cách khắc phục và vượt qua những khó khăn để tiếp tục ổn định sản xuất và phát triển kinh tế lâu dài, bền vững.
Trong quá trình sinh hoạt tại các đạo tràng, việc đi lễ chùa đã sớm hình thành những nhóm, câu lạc bộ giúp nhau, tương trợ nhau trong đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo…Phật giáo tuy không tác động trực tiếp vào việc hoạch định đường hướng phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương, song khi có sự tác động của phong trào Chấn hưng Phật giáo đã làm thay đổi nhận thức về tư duy kinh tế. Mục đích của Phật giáo là xây dựng đời sống an lạc và giải thoát, nhưng muốn an lạc thì đời sống kinh tế phải vững mạnh, phát triển kinh tế bền vững và hài hòa.
Khi cùng nhau tham gia sinh hoạt hội - đoàn Phật giáo, mọi người trong xã hội đã đoàn kết giúp đỡ nhau, tương trợ và cùng nhau học hỏi mô hình sản xuất mới, phù hợp với đời sống kinh tế và nhịp sống thời đại. Đã có rất nhiều nơi người dân có các chương trình như tương trợ vốn, hùn vốn giúp nhau trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, và buôn bán nông sản…
Chủ trương của Hội Phật giáo Bắc Kỳ bãi bỏ hoàn toàn tục đốt vàng mã trong việc lễ chùa là bằng chứng không chỉ về chống mê tín dị đoan, làm sai lệch quan niệm về Phật giáo, mà còn là chủ trương kinh tế nhằm tiết kiệm tiền của của nhân dân. Chủ trương đó của Hội đã được nhiều tầng lớp nhân dân ủng hộ, mặc dù
còn có những ý kiến về thu nhập của những người nghèo trực tiếp sản xuất ra thứ hàng hóa ấy bị xóa bỏ thì họ sẽ thất nghiệp. Quan điểm của Hội Phật giáo Bắc Kỳ về vấn đề này đáng để chúng ta tham khảo trong đời sống tinh thần của xã hội ta ngày nay, khi tục đốt vàng mã vốn bắt nguồn từ Trung Quốc đang có chiều hướng ngày một gia tăng.
Thứ hai, trong đời sống chính trị - xã hội, Phật giáo là tôn giáo đã có mặt ở
Việt Nam hơn 2000 năm và đã trải qua các thời kỳ thăng trầm của lịch sử. Việc tham dự vào vấn đề chính trị vốn không nằm trong giáo lý nhà Phật, nhưng khi vào Việt Nam, với tinh thần “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”, việc tham dự đó đã trở thành nét riêng của Thiền Phật giáo Việt Nam. Chủ trương này được cụ thể hóa một cách tích cực trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX.
Sự tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội của Phật giáo luôn bị các thế lực chính trị chống đối nhau lợi dụng. Điều đó không phải là ngoại lệ đối với bất kỳ tôn giáo nào, song đối với Phật giáo, sự gắn liền “đạo pháp và dân tộc” đã có từ thời kỳ đầu độc lập (thế kỷ X-XIV), đến đầu thế kỷ XX, cụ thể trong phong trào Chấn hưng của Phật giáo, sự tham gia vào lĩnh vực chính trị dường như không mang tính bề nổi như trước đây, mà ẩn đằng sau các chủ trương chấn hưng, chúng ta vẫn đọc được ở đó ý thức chính trị của những người nhiệt thành với phong trào. Cụ thể, sư Thiện Chiếu không chỉ nổi tiếng với hai câu đối trước cửa chùa Linh Sơn như đã dẫn ở trên, ông còn là người tích cực tìm hiểu các tài liệu ngoại điển liên quan đến tình hình thế giới, đến chủ nghĩa Mác - Lênin và thường xuyên đàm đạo với các nhà hoạt động chính trị. Ảnh hưởng của ông chắc chắn không nhỏ đối với các nhà hoạt động chấn hưng Bắc Kỳ ở tinh thần cải cách Phật giáo mà ông đưa ra. Nguyễn Thiện Thuật trong bài Nhân gian Phật giáo đăng trên báo Đuốc Tuệ số 55 ngày 15 tháng 2 có đoạn viết:
“Ta làm việc gì, ta suy nghĩ điều gì về đạo Phật, ta viết sách, giảng diễn, khảo cứu, giải nghĩa kinh sách gì về đạo Phật, ta phải nhớ và phải theo về cái chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo mà làm. Thì chân lý chính nghĩa của đạo Phật mới sáng tỏ ra đời, mới có thực ích thực lợi cho người, mà con đường ta tin
theo mới không mơ màng huyền hão, sai lạc với bản tâm cứu thế của đức Thế Tôn”.
Từ khi du nhập đến nay, Phật giáo là tôn giáo của hòa bình, nên khi người dân thấm nhuần giáo lý đạo Phật, thấm nhuần tính hòa hiếu của triết lý Phật giáo thì ở đó có sự đoàn kết trong cộng đồng, tạo thành bức tường vững chắc trong việc giữ gìn vùng biên cương. Truyền thống Phật giáo dân tộc đề cao sự dấn thân, nhập thế và đồng hành cùng dân tộc, khi Tổ quốc cần, từ chức sắc tu hành đến đồng bào phật tử đều có những cách đóng góp vào quá trình bảo vệ giang sơn, biên cương của Tổ quốc không để cho bất kỳ thế lực ngoại bang nào xâm lấn bờ cõi.
Thứ ba, trong lĩnh vực văn hóa, Phật giáo là một tôn giáo dễ thích nghi với
mọi nền văn hóa, không gây ra các xung đột, không cổ vũ các hành động cực đoan, chia rẽ hoặc mang màu sắc sắc tộc, nên khi Phật giáo hiện hữu ở đâu thì vai trò của nó với tư cách một tôn giáo đã được dân tộc hóa, không chỉ làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong đời sống tôn giáo và tín ngưỡng tâm linh, mà còn xây dựng nhân sinh quan gắn bó với lợi ích quốc gia - dân tộc. Ngày nay, vai trò của nó trong việc làm lành mạnh hóa đời sống văn hóa của con người Việt Nam là hết sức to lớn, trên cơ sở phát huy những thành quả của cuộc chấn hưng đầu thế kỷ XX như chống mê tín dị đoan, chống tục lệ đốt vàng mã, khuyến khích việc tổ chức hôn nhân ở chùa chiền, v.v.
Xã hội bước vào thời đại văn minh trí tuệ với những thành tựu khoa học và kỷ nguyên số, cũng là lúc xã hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống tinh thần mà con người không thể tìm ra giải pháp thích hợp để khắc phục, đồng thời tạo ra sự cân bằng giữa đời sống vật chất dư thừa và đời sống tinh thần đang chịu nhiều mất mát. Chính Phật giáo được tìm đến như là một điểm tựa tinh thần, tạo cho con người niềm tin, đem đến cho con người một sự giải thoát trước hết khỏi những áp lực. Đi suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển ở Việt Nam, phương châm ấy đã trở thành tôn chỉ và mục đích, định hướng cho mọi hoạt động của Phật giáo. Điều này giải thích vì sao Phật giáo lại đóng vai trò quan trọng và luôn gắn liền với lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam.
4.1.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX với tư tưởng nhập thế tích cực đã phát huy các giá trị truyền thống dân tộc trong bảo vệ và xây dựng đất nước
Mỗi một dân tộc, mỗi một quốc gia đều có những giá trị truyền thống riêng trong quá trình phát triển và xây dựng đất nước. Trong quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam đã hình thành nên một hệ giá trị truyền thống quí báu, đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc; tình đoàn kết tương thân tương ái. Những giá trị đạo đức gia đình, xã hội, phong tục tập quán, v.v., được cha ông ta đã đúc rút và truyền lại cho các thế hệ sau. Trải qua một thời gian dài, những giá trị truyền thống dân tộc được hình thành không thể thiếu thành tố của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo, nó vừa là bộ phận của giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam, vừa là chủ thể đóng góp vào các giá trị đó.
Phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX đã phát huy một số giá trị truyền thống dân tộc mà ở đó, vai trò của tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo Việt Nam là không nhỏ: nó phát huy tinh thần bác ái, tổ chức hoạt động từ thiện để giúp đỡ những mảnh đời éo le và khốn khó, đặc biệt đối với trẻ em mồ côi được các nhà chùa nhận nuôi, dạy cho nghề nghiệp để đến tuổi trưởng thành có thể tự thân vận động kiếm sống mà chùa Phương Lăng Kiến An (Hải Phòng ngày nay) là bằng chứng về mô hình khởi phát cho việc mở rộng công tác từ thiện của Hội Phật giáo Bắc Kỳ về sau.
Từ khi Hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập, những nhà hoạt động tích cực của phong trào Chấn hưng Phật giáo như Thượng tọa Trí Hải, Thượng tọa Tố Liên và Cư sĩ Thiều Chửu, v.v. đã thành lập Tổng hội cứu tế đặt tại chùa Quán Sứ. Bằng hành động nhập thế tích cực này Hội đã cứu được nhiều người thoát khỏi những khổ cực của xã hội đang phải chịu sự áp bức bóc lột “một cổ hai tròng” của thực dân phong kiến.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là dấu son lịch sử chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến ở Việt Nam, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, đó là người Việt Nam lần đầu tiên sau gần một thế kỷ chịu sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, đã đứng lên làm chủ vận mệnh của
mình. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện chính sách tôn giáo đúng đắn, đó là quyền tự do tín ngưỡng của mọi công dân Việt Nam. Người chỉ rõ “Thực dân và phong kiến tiến hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ bề thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” [89, tr4.tr.8].
Lời đề nghị đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được chính thức hóa trong Hiến pháp của nước ta năm 1946 và từ đó trở đi, đều trải qua các lần điều chỉnh và bổ sung, thì quyền lợi và nghĩa vụ của công dân vẫn luôn được khẳng định trong mục B chương II: “Mọi công dân Việt Nam có các quyền, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng”. Mặt khác, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo như bảo tồn các di tích, tài liệu của các tôn giáo, trong đó có đạo Phật; kêu gọi đồng bào có theo đạo đoàn kết với nhau và với đồng bào bên lương theo tinh thần “đại đoàn kết” dân tộc để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám.
Phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ, như đã trình bày ở trên, đã dấy lên tinh thần nhập thế tích cực không chỉ trong nội bộ Giáo hội, mà còn ở lực lượng tín đồ Phật giáo. Chính Cách mạng tháng Tám thành công với sự ra đời của nhà nước Dân chủ cộng hòa đã góp phần giải tỏa những nghi hoặc của một số nhân vật trí thức về vai trò của Tăng ni, cư sĩ Phật giáo đối với vận mệnh của đất nước. Từ đó, giới phật tử đã phát huy tinh thần nhập thế tích cực của phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong giai đoạn Cách mạng mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ: “Tăng ni trong cả nước hăng hái tham gia phong trào tăng gia sản xuất diệt giặc đói, phong trào bình dân học vụ diệt giặc dốt; tham gia xây dựng đời sống mới, xây dựng chính quyền nhân dân các cấp và còn tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” [42, tr.235].
Cuối năm 1946, khi thực dân Pháp tái chiếm nước ta, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống giặc với lời hiệu triệu “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Trong khí thế sục sôi ấy của dân tộc, các Tăng ni Phật giáo nước Việt Nam đã nhiệt liệt hưởng ứng lời
hiệu triệu của Người bằng hành động cụ thể là phong trào “cởi cà sa, khoác chiến bào” để bảo vệ Tổ quốc.
Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, vai trò của Phật giáo trên các mặt trận chống xâm lược rõ ràng là không nhỏ. Chúng ta biết đến tấm gương của Hòa thượng Tố Liên với vai trò là người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã từng đối đáp với viên quan ba Pháp về tính tất yếu phải đẩy mạnh giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân, vận động nhân dân đứng lên bảo vệ đất nước. Ông nói: “giữa lúc nhân dân tôi mới bừng tỉnh, trỗi dậy chiến đấu hy sinh để giành độc lập, lẽ tất nhiên tôi phải phát huy nền giáo dục truyền thống yêu nước, vận động hô hào cho họ dũng mãnh, tinh tiến trước tinh thần đạo đức cách mạng quyết chiến, quyết thắng, đem lại vinh quang cho Tổ quốc, cho dân tộc” [42, tr.248-249] .
Đồng hành cùng dân tộc theo tinh thần “Đạo pháp dân tộc”, Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Bắc Kỳ nói riêng đã tiếp tục phát huy tinh thần nhập thế tích cực từ phong trào Chấn hưng Thiền Phật giáo đầu thế kỷ XX, luôn quan tâm đến sự phát triển nền văn hóa của dân tộc, thông qua sự phát triển đó để tự hoàn thiện chính bản thân nó về mọi mặt, cả về giáo lý lẫn đời sống tôn giáo trong bối cảnh hội nhập và phát triển đất nước Việt Nam.
4.2. Một số hạn chế của tƣ tƣởng nhập thế Thiền Phật giáo qua phong trào Chấn hƣng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX
Bên cạnh những vai trò, giá trị của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo qua phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX, chúng ta vẫn tìm thấy một số hạn chế nhất định mang tính lịch sử không thể tránh khỏi như ở bất kỳ một tôn giáo nào.
4.2.1. Hạn chế trong lĩnh vực giáo lý
Phật giáo nói chung và tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo nói riêng, từ khi du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc đã trải qua những thể chế chính trị khác nhau, khi hình thành duy trì trong đời sống dân gian, những giáo lý cơ bản của đức Phật được truyền đến người dân qua những nhân vật cổ tích, thần bí, rồi qua những nhà sư thuyết giảng đến thời kỳ vua quan đồng loạt mến mộ Phật giáo, sự hòa hợp tam giáo cũng biến động, khi uyển chuyển thích nghi, khi bài kích cực độ nhưng Phật