3.1.1 .Những tiền đề cơ bản cho sự xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo
4.1. Giá trị của tƣ tƣởng nhập thế Thiền Phật giáo qua phong trào Chấn
4.1.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX góp phần làm phong phú
làm phong phú thêm tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo trong đời sống tinh thần của dân tộc
Từ khi Phật giáo du nhập và hình thành ở Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Phật giáo nói chung và Thiền Phật giáo nói riêng đã từng
bước khẳng định vai trò của nó trong đời sống tinh thần dân tộc. Để thực hiện vai trò đó thì giáo lý và hiện thực hóa giáo lý của nó trong thực tiễn đời sống phải có những chuyển biến linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Nếu như ở thời Lý - Trần, các thiền sư sẵn sàng cởi áo cà sa, mặc áo bào ra trận để bảo vệ đất nước, sau khi đánh đuổi hết ngoại xâm, họ lại trở về với hoạt động tôn giáo của mình, thì ở giai đoạn đầu thế kỷ XX, đứng trước sự suy thoái nghiêm trọng cũng như sự cạnh tranh tôn giáo trong nước, học tiên phong đi đầu trong lĩnh vực chấn hưng Thiền Phật giáo để cứu dân tộc thoát khỏi sự mất mát về bản sắc văn hóa cũng như các giá trị truyền thống khác của dân tộc mà bản thân Phật giáo đã góp phần không nhỏ trong sự hình thành nên các giá trị đó.
Bằng những tư tưởng, quan điểm gần gũi, dễ hiểu của mình, Thiền Phật giáo Việt Nam đã góp phần đáng kể vào phong trào Chấn hưng Phật giáo ba miền nói chung và phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX nói riêng. Nói cách khác, con đường “đưa đạo vào đời” không phải bằng “kỹ thuật cao siêu” của nó như “công án” hay “nhập sự” (giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật), mà là sự “tùy duyên” để người học đạo nắm được những nguyên tắc cơ bản nhất của nó, đặng áp dụng vào cuộc sống trước hiện tượng “vô thường” của thế giới, của thời đại đang chi phối vận mệnh của dân tộc.
Thứ nhất, phong trào Chấn hưng diễn ra ở phạm vi cả nước của Thiền Phật
giáo là hồi chuông thức tỉnh sự “chìm đắm” trong bến mê của các tín đồ Phật giáo, một tôn giáo từ vai trò là tôn giáo chủ đạo trong hệ thống Tam giáo đương thời, chuyển sang tôn giáo nhân dân sau nửa thiên niên kỷ suy tàn và đang có nguy cơ dẫn đến diệt vong. Sự diệt vong đó hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ trong đời sống tinh thần của các tín đồ xuất gia và tại gia đang ngày càng sa sút cả về đức tin lẫn hoạt động tôn giáo:
“Tăng giới hiện thời ở nước ta mà nhất là ở Nam Kỳ phần nhiều không chịu chuyên tâm tìm về đường học vấn, kẻ hảo tâm thời lo độc thiện có khi lạc vào cái chủ nghĩa yếm thế nên không biết nghĩa vụ và trách nhiệm của mình… cái chùa Phật hình như là cái Bảo hiểm công ty, thời tránh sao cho
khỏi những kẻ gian tà họ lợi dụng để mưu kế sinh nhai, khiến cho trong Tăng giới hằng diễn tấn bi kịch” [46, tr.16].
Nhà sư Tâm Lai cũng than phiền rằng:
“Trong các nhà sư trí thức bất tề, có ông thì hủ lậu thái quá, trừ việc ăn chay niệm Phật phải mơ tưởng những sự độc giác, mong mỏi cái thú Nát bàn, lấy việc thế gian làm hư không phiền muộn mà không muốn dây vào việc gì, có ông thì ngu ngoan thái quá, khoác áo cà sa, tay lần tràng hạt thế mà thật ra kinh sách mập mờ, đạo lý mù tịt, may vớ được ngôi chùa đông khách cũng là sư tổ sư cụ, đã chẳng biết gì lại còn bướng bỉnh thì còn bảo sao làm được những việc hay. Không kể chi đến các sư mượn chùa chiền làm nơi sinh kế, lấy thập phương làm thú giải phiền, phạm vào cấm giới để thế gian chê cười, hãy cứ nói đến những người hủ lậu, những người ngu ngoan cũng đã chiếm phần đông trong tăng giới rồi” [46, tr. 59].
Nguyên nhân của sự suy thoái của Phật giáo Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ngoài những nguyên nhân khách quan do sự đô hộ của thực dân Pháp với chính sách cai trị, khai thác thuộc địa tàn khốc đã đẩy nhân dân ta đến cùng cực, còn có nguyên nhân chủ quan khá rõ nét, đó là sự xuống cấp của Tăng già, thể hiện chủ yếu trên hai phương diện là sự yếu kém của tăng đồ và sự chia rẽ của các sơn
môn. Chính vì vậy, phong trào Chấn hưng đã đề ra nhiệm vụ cơ bản, trước hết là
thành lập Tổng Hội Phật giáo cả nước, dưới Tổng Hội là Hội Phật giáo các kỳ (Bắc, Trung, Nam); sau nữa là chấn chỉnh việc giáo dục, đào tạo tăng ni cả về mặt kiến thức lẫn nhân cách.
Thứ hai, để chấn chỉnh Tăng già và thành lập các Hội Phật giáo, phong trào
Chấn hưng đã tiến hành những bước đi bài bản, phù hợp với điều kiện của đất nước và nội tình của Phật giáo Việt Nam đương thời.
Về việc giáo dục, đào tạo tăng ni, những người đề xướng các nội dung của phong trào Chấn hưng đã chú trọng đến việc dịch và chú giải các kinh điển Phật giáo ra chữ quốc ngữ, trong đó ưu tiên dịch thuật trực tiếp từ tiếng Phạn có tham bác các bản dịch tiếng Hán. Việc làm đó đã dấy lên phong trào Phật học mang sắc thái của phương pháp nghiên cứu mới. Ngoài việc dịch thuật, những văn bản Phật
học cũng được quan tâm bảo tồn, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đào tạo tăng ni. Chẳng hạn, cư sĩ Nguyễn Hữu Kha đã cùng với Trần Văn Giáp đã được Hội Phật giáo Bắc Kỳ giao việc
“khởi công ván khắc những thư tịch Phật giáo bằng chữ Hán, tiêu biểu là một số tác phẩm trong bộ Việt Nam Phật điển tùng san, một bộ sách quí và quan
trọng đối với việc nghiên cứu và tu hành Phật giáo, tiêu biểu như Chư kinh
nhật tụng, Thụ giới như phạm, Thiền uyển kế đăng lục, Pháp Hoa đề cương, Bát Nhã trực giải, Khóa hư lục, Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục, Tam tổ thực lục, Lễ tụng hành tri tập yếu, v.v. Nguyễn Lang từng đánh giá : “Sự ra đời
của Việt Nam Phật điển tùng san là một công trình lớn nhất của Hội Bắc Kỳ Phật giáo. Nhiều thư viện trong nước và ngoài nước nhờ sự có mặt của bộ này mà có được một số tác phẩm xưa của Phật giáo Việt Nam” [42, tr.132]. Một số nhân vật khác có đóng góp rất nhiều vào việc dịch kinh sách và biên soạn các tài liệu cho việc đào tạo tăng ni như đại lão Hòa Thượng Thích Thanh
Hanh (Tổ đình Vĩnh Nghiêm) với các bộ kinh điển như: Kinh Hoa Nghiêm, Kinh
Đại Bát Nhã, Kinh Đại Bảo Tích, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Trường A Hàm, Luật Tứ Phận Tu Trì, Luật Trùng Trị Tục Khắc và các bộ luận về Duy Thức, Phụ Giáo Biên, v,v.
Trong lĩnh vực Phật học, khi bàn về việc cải cách tăng luật, cư sĩ Nguyễn Hữu Kha còn cho rằng: “Có thể giảm những giới luật nhỏ và nhẹ (giới khinh). Phật tổ trước khi nhập diệt từng nói: “Giới luật ta đã định ra là lâm cơ mà định, bất tất phải giữ tất cả. Điều luận nhẹ, nhỏ, tùy theo sự tình cũng có thể gia giảm được cả”” [42, tr.135]. Như vậy, không chỉ riêng giới luật, nhiều vấn đề của Kinh tạng cũng được các học giả nghiên cứu, bổ sung và phát triển tư tưởng của Phật Thích Ca Mâu Ni để nó phù hợp với thời đại cũng như địa bàn ảnh hưởng của nó.
Việc giáo dục, đào tạo tăng ni là một trong những nội dung quan trọng của phong trào Chấn hưng Thiền Phật giáo, theo đó các trung tâm Phật giáo ở ba kỳ, đặc biệt là ở Bắc Kỳ, đã hình thành chương trình, qui mô và cách thức đào tạo qui củ. Từ sự đào tạo truyền thống tăng ni trước đây vốn được các sơn môn tổ chức, đã chuyển sang hình thức trường lớp với ba cấp (tiểu học, trung học và đại học), đặc
biệt, Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã chú trọng đến việc đào tạo thế hệ tăng ni trẻ, thu hút cả giới xuất gia và tại gia (cư sĩ). Sa môn Tố Liên khi bàn về giáo huấn tăng già cho rằng:
“Phật pháp mà không chấn chỉnh, là tại tăng già thiếu học. Nay Phật giáo mở trường Phật học trong cả ba kỳ là chỉ cốt ở chỗ chỉnh đốn thiền lâm, thiệu long Phật chủng… Trong Phật học ngày này, là cốt đem cái chân lý trong pháp môn, có bổ ích cho thời đại, cái gì đáng cải cách thì nên cải cách, cái gì đáng xiển phát thì nên xiển phát, như thế thì tiền đồ học thức của tăng già mới chóng được thành đạt” [46, tr.436-437] .
Thứ ba, phong trào Chấn hưng Thiền Phật giáo Bắc Kỳ đã thành lập được tổ
chức tôn giáo của mình là Hội Phật giáo Bắc Kỳ. Đây là kết quả của một quá trình vận động lâu dài và phức tạp nhất nhằm thống nhất các sơn môn vốn trước đó nằm trong tình trạng phân liệt, chia rẽ. Mặc dù, Hội Phật giáo cả nước không được thành lập, song ở mỗi kỳ (ba kỳ) đã thành lập được Hội của mình là một thành tựu rất lớn. Mục đích của Hội, như đã dẫn ở trên, “là cốt khuyên nhủ nhau, đốc trách nhau hiểu đạo Phật cho rành, làm đạo Phật cho đúng để tự độ mà độ người; liên lạc với các Hội Phật giáo Trung Kỳ, Nam Kỳ, cùng dốc một lòng, trông một đạo vào cái sự nghiệp chấn hưng Phật giáo”. Đó cũng chính là tinh thần nhập thế của Thiền Phật giáo theo chiều sâu (về đường giáo lý và tổ chức hoạt động của Giáo hội).
Sự thành lập các Hội kéo theo việc tổ chức các trường đào tạo tăng ni, mở các báo, tạp chí để truyền bá Phật học và các chủ trương hoạt động của Hội. Báo Đuốc Tuệ, như chúng ta đều biết, là cơ quan ngôn luận của Hội Phật giáo Bắc Kỳ, được Dương Bá Trạc ví như ngọn đuốc tuệ quang minh, đến một ngày nào đó sẽ “chiếu khắp gần xa, soi tâm mở trí cho cả mười mấy triệu quốc dân tín đồ nhà Phật chúng ta hóa ngu ra minh, hóa tham ra thanh, hóa dữ ra lành, hóa yếu ra mạnh, hóa lười biếng ra kiên nhẫn, hóa thoái khiếp ra tinh tiến thì thật là cái hạnh phúc hằng hà sa số cho dan mình nước mình vậy” [46, tr.375].