Phương thức triển khai trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nhập thế của thiền phật giáo qua phong trào chấn hưng phật giáo việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 106 - 111)

3.1.1 .Những tiền đề cơ bản cho sự xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo

3.2. Phong trào Chấn hƣng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ X X nội dung,

3.2.2. Phương thức triển khai trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ

Kỳ đầu thế kỷ XX

Trở lại mô hình tổ chức của Hội Phật giáo Bắc Kỳ, chúng ta thấy phương thức triển khai sự chấn hưng Phật giáo của nó tuy muộn nhưng bài bản hơn. Có thể nói, cuộc vận động phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX ở Bắc Kỳ diễn ra không phải suôn sẻ, mà là một quá trình đầy khó khăn phức tạp. Ở đó xuất hiện không ít các quan điểm đối lập, mâu thuẫn nhau, mặc dù ai cũng biết cần phải có một cuộc chấn hưng toàn diện thì Phật giáo mới có cơ hội tồn tại và để góp phần vào việc giải quyết những vấn đề không chỉ của Phật giáo với tư cách một tôn giáo đã có lịch sử du nhập và tồn tại lâu dài ở nước ta, mà còn đối với những vấn đề cấp bách đang được đặt ra đương thời trong đời sống tinh thần của xã hội. Nói cách khác, để phát huy tinh thần nhập thế, hình thành nên tư tưởng nhập thế của Phật

giáo nói chung, Thiền Phật giáo nói riêng thì Phật giáo Bắc Kỳ phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức đang đặt ra thời bấy giờ.

Phương thức thứ nhất là dựa vào sự dấn thân của một số Cao tăng, cư sĩ, nhân sĩ. Cơ hội là sự khởi xướng của một số cao tăng, nhân sĩ có tâm huyết về sự cần thiết phải tiến hành một cuộc chấn hưng Phật giáo như Tỷ khiêu Tâm Lai (chùa Hang Thái Nguyên), sư Thiện Chiếu (chùa Linh Sơn, Sài Gòn, Hòa thượng Thích Trí Hải, Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật, Tổ Vĩnh Nghiêm, v.v. Sự khởi xướng của họ được nhiều thành phần xã hội ủng hộ, thậm chí nhiều người thể hiện tinh thần dấn thân của mình cho sự nghiệp chấn hưng được thành công theo tinh thần của Phật tổ: “Ngã bất nhập địa ngục, thùy năng cứu chúng sinh!”. Đó là chưa nói đến phong trào Chấn hưng đã diễn ra ở các nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, v.v.

Thách thức đối với phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ là sự xuất hiện những ngờ vực về một tôn giáo mang tính yếm thế, về tính khả thi của cuộc chấn hưng bởi Phật giáo đã trải qua một thời kỳ khá dài trong sự trì trệ, suy thoái của nó. Ngay cả những người nhiệt thành với phong trào này cũng không thống nhất với nhau về cách thức thực hiện, chẳng hạn như dịch kinh điển như thế nào, dựa vào ngôn ngữ nào để dịch cho phù hợp? Có nên lập Giáo hội, giáo tràng hay không? V.v.

Tác giả Thanh Tú trên Thực nghiệp dân báo số 1879 năm 1927 cho rằng, “các nhà có lòng với Phật giáo không nên lập Giáo hội, giáo tràng vội, chỉ xin dịch lấy những cái mầu nhiệm trong kinh Phật, chọn những câu cách ngôn cho thích hợp với nhân tình thế thái trong xã hội ta, hoặc cước chú thêm, hoặc phê bình cho xác đáng, đăng lên các báo để vừa diễn giải vừa cổ động như mấy năm trước hô hào cổ động cho việc làm văn chương bằng quốc ngữ đó… cùng nhau hãy lấy Phật giáo làm một khoa triết học đã, để cho mọi người được nếm mùi đạo thế nào đã…” [46, tr.96-97].

Tuy nhiên, số người ủng hộ, đóng góp ý tưởng thực hiện chấn hưng Phật giáo có hiệu quả bao giờ cũng đông hơn số hoài nghi. Bàn luận về những vấn đề Phật giáo có nên chấn hưng không? Đạo Phật nước ta có thể chấn hưng được không? Chấn

hưng Phật giáo có phải là việc cần kíp không? v.v., là một loạt bài đăng trên báo Đông Pháp từ số 386 - 388 năm 1927 của tác giả Mộng Hoa đã khẳng định lợi ích, khả năng thực hiện và tính cấp thiết của việc chấn hưng Phật giáo khá rõ ràng. Về lợi ích của chấn hưng, tác giả dẫn quan điểm của Lương Khải Siêu (Trung Quốc),

cho rằng, chấn hưng sẽ phá được thói mê tín; gây được lòng bác ái; trừ được thói

chán đời; trừ được cái lòng sợ chết; nuôi được thói bình đẳng; gây được lòng tự cường. Theo tác giả, cần phải giải cho được năm hoài nghi dẫn đến nhận định ở

nước ta không thể chấn hưng Phật giáo. Đó là: Không có người đứng đầu; Người

vốn ít đoàn thể; Lòng tín ngưỡng của quốc dân đối với đạo Phật không được nồng nàn, cố kết như các đạo khác; Sợ chính phủ ngăn cấm; Sợ đạo khác đem lòng ghen ghét tìm cách phá hoại. Tác giả cho rằng, những điều ngờ vực đó là lầm, và đưa ra

sự hóa giải đó như sau:

“1. Nay đang là thời kỳ cổ động, giả sử có người thật đủ tư cách ra đứng đầu cũng là sự hay, nhưng không thì cứ được một vài người có chí khí, có kiến thức đôi chút, mà sẵn lòng làm việc cũng là đủ…

2. Nước mình ít có những đoàn thể chắc chắn, lỗi đó vị tất đã toàn ở quốc dân, không cần phải bàn đến…

3. Lòng tín ngưỡng của quốc dân đối với đạo Phật không nồng nàn kiên cố như các đạo khác, không phải là lỗi ở quốc dân, mà chính là lỗi của những kẻ truyền giáo. Vì có hai lẽ: một là, bọn truyền giáo của đạo Phật nước ta, chỉ vụ ăn mày lộc Phật, chứ về việc truyền giáo không hết sức, hết lòng như giáo đồ các đạo khác. Hai là, đạo Phật là trí tuệ mà quốc dân lại chưa hiểu đạo Phật ra sao, thì không tín ngưỡng cũng là phải. Song như thế mà bảo quốc dân không tín ngưỡng đạo Phật, chả oan đạo Phật lắm ru?

4. Đã là một sự không phạm vào pháp luật mà lại có ích cho chính phủ về việc dễ cai trị, mà lại ngăn cấm một cách vô lý, là cái chính sách rất dã man…

5. Đạo Cao Đài tuy có thế lực song quốc dân không hoan nghênh, không cần phải bàn đến. Còn Công giáo thì xưa nay vốn giữ cái chủ nghĩa “bình đẳng, bác ái”, đã bình đẳng thì coi đạo khác cũng như đạo mình, khi nào thấy người khác mà ghen ghét…” [46, tr.156-158].

Chúng tôi cho rằng, sự giải hoài nghi của những người đương thời đối với phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX chưa hoàn toàn thuyết phục. Song đó cũng là sự nỗ lực của tác giả Mộng Hoa muốn tìm đến khả năng có thể để củng cố niềm tin vào sự nghiệp lớn lao này của những người khởi xướng.

Cũng bàn về cách thức chấn hưng Phật giáo, Thanh Quán Thượng nhân lại bàn đến việc lập Tinh xá để thờ Phật; tạo tượng và tô tượng Phật; cách dịch, khảo cứu và bình phẩm kinh điển của Phật giáo, v.v. Việc lập tinh xá là việc lớn, đòi hỏi kinh phí rất nhiều, do đó trong thời kỳ cổ động cho phong trào Chấn hưng xem ra khá viễn tưởng. Để khắc phục điều đó, tác giả kiến nghị

“mỗi huyện lập một Tùng lâm để an qui tăng chúng, trong Tùng lâm ấy dựng Tinh xá thờ Phật, tỉnh cũng lập Tùng lâm, đến toàn kỳ và cả xứ Đông Pháp, lại lập Việt Nam Tùng lâm làm nơi để thờ Phật là chốn tổ cho cứu kính để thập phương lễ bái… Tùng lâm nào cũng vậy, chỉ tô một pho tượng đức Phật Thích Ca thân trường trượng lục cho cứu kính mà thôi, không nên nhiều như người Tàu làm chùa thờ đức Địa Tạng Bồ tát, thì gọi là “Địa Tạng”, thờ đức Quan Thế Âm Bồ tát thì gọi là chùa “Quan Âm” [46, tr.181-182].

Phương thức thứ hai để thực hiện chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ là việc thành

lập Hội Phật giáo của nó như một sự kiện quan trọng. Để tiến tới việc thành lập Hội, những người tích cực hoạt động cho mục đích này như Thích Trí Hải đã vận động các chư tăng vùng Lý Nhân tỉnh Hà Nam thành lập cái gọi là tổ chức Lục Hòa Tịnh Lữ (những người trong sạch làm bạn cùng nhau, tu theo sáu phép hòa thuận của Đức Phật). Mô hình Lục Hòa Tịnh Lữ đã lan sang các tỉnh lân cận như Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình. Với khí thế đó, các thành viên của Lục Hòa Tịnh Lữ muốn đẩy nhanh tiến độ thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ nhưng không được các cao tăng ở Hà Nội hưởng ứng, do đó, bước tiếp theo là thành lập tổ chức mới có tên gọi là “Phật học tùng thư” chú trọng đến việc biên dịch và phổ biến kinh sách Phật giáo cho nên đã thu hút rất nhiều học giả, nhà văn, nhà báo tham gia như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Lê Dư, Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Bá Trạc, v.v.

Một sự kiện quan trọng trong lịch sử Phật giáo Bắc Kỳ là ngày 15 tháng 7 năm Giáp Tuất (1934),

“nhân tổ chức Lễ Trung Nguyên, Phật học tùng thư mời các nhà Phật học, cư sĩ nổi tiếng như Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Trọng Thuật, … cùng các danh tăng có tư tưởng chấn hưng Phật giáo như Tổ Trung Hậu (Hòa thượng Thanh Ất), Tổ Tế Cát (Hòa thượng Phổ Hài) đến chùa Quán Sứ họp thong qua bản dự thao Điều lệ, Nội qui… Cuộc họp cũng bầu Ban Trị sự lâm thời và bàn thảo việc mời người làm Hội trưởng. Sau nhiều tín toán, hội nghị tán thành mời Tổng đốc trí sĩ Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng. Sau khi nhận lời làm Hội trưởng, ông Nguyễn Năng Quốc thay mặt làm đơn xin phép thành lập Hội Phật giáo gửi lên chính quyền. Sự kiện Thống sứ Bắc Kỳ Auguste Tholance ký Nghị định số 4283 ngày 16-11-1934, cho phép thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ, hội quán đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội là niên điểm chấm dứt 10 năm khởi xướng và vận động chấn hưng Phật giáo…” [42, tr.53].

Phương thức thứ ba là thành lập các tờ báo cổ súy cho phong trào Chấn hưng

sau khi Hội Phật giáo Bắc Kỳ ra đời đã xuất hiện xung đột giữa Hội Phật giáo Bắc Kỳ với Bắc Kỳ cổ sơn môn gồm hai sơn môn Bà Đá và Hồng Phúc với hàng chục ngôi chùa ở Hà Nội. Ngoài việc phản đối việc mở trường Phật học đào tạo tăng tài,

Bắc Kỳ cổ sơn môn còn ra tờ báo lấy tên là Tiếng chuông sớm, một tờ báo không

những không ủng hộ ông Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng Hội Phật giáo Bắc Kỳ, mà còn có nhiều bài viết đả kích hội này. Cuối cùng, trên nguyên tắc Lục hòa của Đức Phật, Bắc Kỳ cổ sơn môn cũng chấp nhận làm thành viên của Hội Phật giáo Bắc Kỳ và khi Hội này ra tờ báo Đuốc Tuệ, cơ quan ngôn luận của Hội ngày 10-12-1935 thì báo Tiếng chuông sớm đã viết bài chúc mừng trên số 14 của mình. Sau đó Tiếng chuông sớm đình bản ở số 24. Từ đó, Đuốc Tuệ chính thức đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Hội Phật giáo Bắc Kỳ, đáp ứng mọi nhu cầu về Phật học cũng như tuyên truyền chủ trương tiếp tục chấn hưng Phật giáo về sau.

Có thể nói, Đuốc Tuệ là nơi đăng tải các nghiên cứu về kinh điển Phật giáo, các bài viết về tính cấp thiết và nhiệm vụ của phong trào Chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ. Để cổ động, thu hút mọi người đọc Đuốc Tuệ, Dương Bá Trạc đã viết bài “Vì

sao mà Hội Phật giáo Bắc Kỳ sáng lập? Vì sao mà báo Đuốc Tuệ ra đời? đăng trên số 1 của báo này như sau:

“Ai muốn gây thiện nghiệp để cầu thiện báo về sau, nên chăm xem Đuốc Tuệ. Ai muốn thoát ra vòng phiền não, tìm tới chỗ yên vui, nên chăm xem Đuốc Tuệ. Ai muốn tiêu trừ oan nghiệp, hưởng thụ phúc duyên, nên chăm

xem Đuốc Tuệ. Mình chăm xem Đuốc Tuệ lại khuyên nhủ người chăm xem

Đuốc Tuệ, như thế thức là tự giác giác tha.

Có một ngày kia ngọn đuốc tuệ quang minh rực rỡ, chiếu khắp gần xa, soi tâm mở trí cho cả mười mấy triệu quốc dân tín đồ nhà Phật chúng ta hóa ngu ra minh, hóa tham ra thanh, hóa dữ ra lành, hóa yếu ra mạnh, hóa lười biếng ra kiên nhẫn, hóa thoái kiếp ra tinh tiến thì thật là cái hạnh phúc hằng hà sa số cho dân mình nước mình vậy” [46, tr.375].

Từ đó trở đi, Đuốc Tuệ là cơ quan ngôn luận của Phật giáo Bắc Kỳ, đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương chấn hưng Phật giáo, kêu gọi chỉnh đốn Tăng già và đẩy mạnh tinh thần nhập thế của Phật giáo trong tình hình mới. Báo Đuốc Tuệ không chỉ là nơi đăng tải các quan điểm khác nhau của các tông phái như Thiền, Tịnh, Mật, phản ánh sự thống nhất trong đa dạng của các quan điểm đó, mà còn đăng tải nhiều nội dung của ngoại điển như Nho, Đạo, v,v. Thậm chí một số bài viết còn chứng minh cho sự tương đồng trên một số phương diện giữa chúng, chẳng hạn như về đạo đức giữa Nho giáo và Phật giáo, mối quan hệ giữa Phật giáo và khoa học, v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nhập thế của thiền phật giáo qua phong trào chấn hưng phật giáo việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)