Đặc trƣng tƣ tƣởng nhập thế của Thiền Phật giáo và Thiền Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nhập thế của thiền phật giáo qua phong trào chấn hưng phật giáo việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 42)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.2. Đặc trƣng tƣ tƣởng nhập thế của Thiền Phật giáo và Thiền Phật giáo

giáo Việt Nam

Ở Việt Nam, Phật giáo du nhập và thấm vào tâm hồn người Việt cũng như trong đời sống một cách tự nhiên và trở thành một tôn giáo dân tộc, một yếu tố quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể khẳng định rằng Thiền tông hay Thiền Phật giáo Việt Nam đã có mặt ở nước ta từ thời Bắc thuộc. Sự du nhập của

dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, trải qua những thăng trầm, biến chuyển của lịch sử, Thiền Phật giáo cùng với Tịnh độ tông và Mật tông làm nên sắc thái của Phật giáo Việt Nam cho đến ngày nay, song ở đó, yếu tố Thiền vẫn mang tính chủ đạo, nổi trội hơn cả.

“Thiền - dhyàna (Thuật ngữ). Còn gọi là Thiền - na, Đà - diễn - na, Trì - a - na, dịch là Tĩnh lự (đình chỉ các tư tưởng khác, chỉ chuyên chú suy nghĩ vào một cảnh)” [119, tr.1271].

“Dhyàna (Thiền): hay là tĩnh tự pháp, là sự tập trung cao độ tư tưởng vào

một đối tượng chính là đạo, pháp mà có thể đạt tới trạng thái giác ngộ, đưa nhận thức tới chỗ uyên thâm, linh nghiệm” [26, tr.132]. Thiền là một trong tám phương pháp tu luyện gọi là “Bát bảo tu pháp” (gồm: Yama (chế giới hay diệt dục), Niyama (nội chế), Asana (tọa pháp), Pranyama (điều tức pháp), Pratyahara (chế cảm pháp), Dharana (tổng trì pháp), Dhyàna (thiền) và Samadhi) thuộc trường phái Yoga (một trong sáu phái triết học (gồm: Samkhya, Yoga, Vaisesika, Nyaya, Mimansa và Vesdanta) - “Phái này chú trọng ở pháp môn tu thiền định để mong cầu giải thoát theo phương pháp thực tu” [77, tr.20].

Thiền là kết quả nhập thế của Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc và đáp ứng với thực tiễn của đời sống tinh thần của dân tộc Trung Hoa. Khi du nhập vào Việt Nam thì tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo đã đáp ứng với thực tiễn của Việt Nam. Hơn nữa, tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam cũng có thể xem là một trong những nhân tố của các cuộc chấn hưng Phật giáo trong lịch sử.

Sự đáp ứng với thực tiễn tôn giáo của Việt Nam không chỉ bằng việc dịch và chú giải được bao nhiêu kinh điển Phật giáo, truyền dạy và đào tạo được bao nhiêu tăng ni có đủ năng lực thực hiện các sứ mệnh của Phật giáo, mà bằng cả phương pháp tu tập, như ngồi yên xét tâm, chính niệm tư duy, tập trung cao độ... để đạt tới trí tuệ siêu việt, tức là hướng tới thiền định để đạt được sự tỉnh táo, sáng suốt cũng chính là nhập thế. Điều này được thể hiện ngay từ thời kỳ Bắc thuộc, người Việt Nam đã lựa chọn tư duy thiền làm tư duy chủ đạo của Phật giáo Việt Nam.

Đặc trưng thứ nhất của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo là coi giải thoát

nhận thức được bằng con đường suy lý logic… Thiền bắt đầu từ giác ngộ và cũng kết thúc ở chính sự giác ngộ.

Vì vậy, nói đến tư tưởng nhập thế của Thiền Phật giáo là nói đến sự truyền tải kinh nghiệm của các Tổ thiền cho các đối tượng tham thiền để họ đạt tới giác ngộ, tức cảnh giới Niết bàn. Vấn đề ở chỗ, kinh nghiệm của các Tổ thiền lại không phải là sự tích lũy thành giáo lý căn bản để các đối tượng tham thiền theo học một cách máy móc và công thức, mà chủ yếu là công án.

Công án là “dùng những ngôn ngữ và động tác khác thường để thùy thị (gợi ý, chỉ giáo)… Còn gọi là nhân duyên… Những điều thùy thị của Phật tổ nói trên là chính lệnh của tông môn dùng để phân biệt mê ngộ … gọi là công án [119, tr. 260].

Đặc trưng thứ hai của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo là động tác truyền

yếu chỉ được xem là mẫu mực và khá phổ biến, là hình ảnh Phật không nói gì. Hình ảnh Phật cầm bông hoa trên tay ở hội Linh Sơn mà Ca Diếp lĩnh hội được chính là công án; dùng những lời nói gợi ý, chỉ giáo nhưng không phải ai cũng hiểu, chỉ có số ít những người có “cơ duyên” mới lĩnh hội được; cuối cùng, một hình thức công án mang tính bạo lực, đó là sự đánh đòn, quát thét để người tham thiền giác ngộ.

Tuy nhiên, công án nhìn từ góc độ nhập thế rõ ràng mang tính phương pháp được vận dụng theo chiều sâu của sự giải thoát. Xét theo chiều rộng, nhập thế còn là sự phổ cập một cách rộng rãi đến toàn bộ xã hội để giới tu tại gia (cư sĩ) có thể đạt tới niết bàn từng phần, tức là chưa đạt tới sự viên giác nhưng ở mức độ nhất định, là những người định hướng thực hiện tam học (giới, định, tuệ) để diệt trừ tam độc (tham, sân, si). Do đó, về phương diện nhập thế, Thiền Phật giáo ngoài đặc điểm dùng công án, còn dùng nhiều biện pháp khác như bố thí, trì giới, đạo pháp, dân tộc, v.v.

Đặc trưng thứ ba của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo là giải thoát khỏi sự

khổ đau và phiền muộn trong cuộc sống là khát vọng của đa số chúng sinh. Song, con đường tiệm ngộ với những quy tắc tu hành khổ hạnh lại không phải là sự lựa chọn của đại đa số. Do đó, Thiền Nam tông của Huệ Năng đã đáp ứng được nguyện vọng ấy bằng phương pháp đốn ngộ (đột nhiên giác ngộ, tức một dạng nào đó của trạng thái tâm lý trong thời gian cực ngắn của con người thụ đạo, ở đó các hình thức công án được cảm nhận trong sự tách rời khỏi ý thức của cá nhân vốn quen với việc sử dụng kinh nghiệm).

Có lẽ cái cản trở chủ yếu trong quá trình đi đến giác ngộ là tính vị kỷ của con người, hay nói cách khác, là thiên hướng của con người luôn đề cao hiện tượng thực tế từ lập trường của riêng mình. Mọi khách thể, hiện tượng, sự vật rơi vào tầm quan sát, cảm giác, trực quan của con người hay ý thức của nó, dường như được xác nhận là sự đa dạng của tồn tại, nhưng từ quan điểm của thiền lại trở thành cái được “thổi phồng” quá đáng so với các sự vật và hiện tượng khác. Chẳng hạn đối với người đói thì thức ăn là quan trọng, với người khát thì đó là nước, v.v. Do đó, chân như hay

phật tính được “thấy” (kiến tính) khi người tham thiền giác ngộ, tức là sự biểu hiện

của tính trong sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể, trong sự tri giác về các yếu tố cấu thành của tồn tại mà không cần đến sự “thổi phồng” các hình thức của chúng. Trong sự giác ngộ thì ý thức của con người được hòa tan vào thế giới xung quanh và điều đó là đồng nghĩa với nhận thức về bản thể của thế giới là “không”.

Khái niệm về “không” (sunyata) cũng được đồng nhất với giác ngộ. Thuật ngữ “không” được hiểu là “trống rỗng” nhưng không phải là sự trống rỗng vật lý, mà là cảm giác, nói đúng hơn, nó được suy lý logic từ mệnh đề của Phật giáo về sự khổ đau của con người trong thế giới này. Nguyên nhân của mọi khổ đau là do tham, sân, si, tức muốn đạt tới bằng khát vọng bằng sự mê lầm trong sự nhìn nhận về tồn tại.

Đặc trưng thứ tư của tư tưởng nhập thế thiền Phật giáo là làm cho số đông

những người tham thiền phải gỡ bỏ sự ràng buộc của tính vị kỷ, vượt ra khỏi phạm vi liên tưởng logic về các hiện tượng và sự vật của thế giới. Trên cơ sở đó người tu nhận thức theo tinh thần của thiền ở tính thống nhất, không thể tách rời giữa cái chủ thể và khách thể, cuối cùng nắm bắt được cái gọi là nghịch lý của thiền, tức là điều làm cho các tín đồ Phật giáo rơi vào tình trạng lúng túng. Tuy nhiên, quá trình đạt tới sự thống nhất chủ - khách thể diễn ra khá phức tạp và không phải ngắn hạn như những trường hợp truyền bá theo phương pháp “dĩ tâm truyền tâm” với những hình thức công án khác nhau cho các đối tượng xuất gia. Nhập thế cần được hiểu cả về chiều rộng mà ở đó Phật giáo nói chung, Thiền Phật giáo nói riêng thực hiện sứ mệnh của mình khi thực hiện các vai trò xã hội của nó theo tinh thần “Phật pháp ở thế gian nhưng không lìa thế gian giác” do Lục tổ Huệ Năng đề xướng.

Đặc trưng thứ năm của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo Việt Nam là sự ra

đời của Thiền Phật giáo Việt Nam mang tên Trúc Lâm Yên Tử, cũng chính là sự kết thúc của các dòng truyền thừa từ Trung Hoa từ thế kỷ VI. Do đó, sự định hướng xã hội của Phật giáo nói chung, Thiền Phật giáo nói riêng bị chi phối không chỉ bởi tông chỉ của Thiền (tâm tức Phật, Phật tức tâm), từ đó xuất hiện tư tưởng tự do, tự tại, phóng khoáng của phật tử, mà còn bởi chính sự tồn tại xã hội phong kiến mà bệ đỡ hệ tư tưởng của nó là Nho giáo. Trong lịch sử Thiền Phật giáo Việt Nam đã chứng kiến không ít các nhà sư có nguồn gốc xuất thân từ “cửa Khổng sân Trình”, họ mang cả tinh thần nhập thế của Nho giáo hòa đồng với nhập thế của Thiền Phật giáo nhằm đáp ứng nhu cầu thời đại và của chính không gian địa lý đang có nhiều vấn đề xã hội mà cả Nho và Phật đang có mặt phải cùng chung sức giải quyết.

Tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trở thành một trong những đặc trưng nổi bật của Thiền Tông Việt Nam khi nhìn nhận nó trong dòng chảy lịch sử nước nhà. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã nhập thế cùng dân tộc trong sự nghiệp phát triển đất nước. Vì vậy, tư tưởng nhập thế của các thiền sư Trúc Lâm Yên Tử không chỉ là sự tiếp nối truyền thống tư tưởng Thiền Nam Tông, mà còn có sự kết hợp tinh tế giữa tông chỉ của dòng Thiền này với các yếu tố tích cực từ các học thuyết triết học phương Đông khác cũng như với các yếu tố bản địa.

Đặc trưng thứ sáu của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo là nhập thế ở các

thiền sư Trúc Lâm Yên Tử là sự “thâm nhập” vào đời sống xã hội, trộn lẫn nó và thể hiện tính tích cực cao hơn, chính là sự đóng góp, cống hiến của nó cho sự phát triển của dân tộc. Tích cực trong hành động nhập thế của các thiền sư Trúc Lâm Yên Tử rõ ràng là mang mục đích xã hội, hướng tâm thế vào phụng sự, lo lắng và có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước.

Khác với hành động nhập thế của các thiền sư Trung Hoa vốn chỉ dừng lại trong phạm vi sinh hoạt cá nhân hay trong nội bộ thiền viện, các thiền sư Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam đã có những cống hiến lớn lao cho sự phát triển của xã hội, tạo dấu ấn của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây cũng chính là nét đặc sắc, đặc điểm riêng có của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Mặc dù sự nhập thế của Phật giáo Việt Nam, bên cạnh cái chung của Phật giáo chúng ta vẫn nhận ra điểm khác biệt của nó là sự tích hợp theo cách riêng các yếu tố phát sinh trong mối quan hệ Tam giáo (Nho - Phật - Đạo). Phật giáo luôn dựa vào Nho và Lão để thể hiện thế mạnh về đạo đức và lý tưởng từ bi bác ái trong các hoạt động nhập thế. Đặc biệt mối quan hệ giữa Phật giáo - Nhà nước trong các triều đại phong kiến Việt Nam (Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê) luôn cho thấy các mức độ nhập thế của Phật giáo Việt Nam về các vấn đề chính trị (ngoại giao, quân sự), giáo dục, kinh tế… mềm dẻo, linh hoạt và năng động. Đó còn là quan hệ về vai trò, chức năng của mỗi giáo trong Tam giáo được nhà nước phong kiến Việt Nam vận dụng, thông qua từng cá nhân, từ nhà vua đến từng thiền sư làm cố vấn cho triều đình (Phật giáo chủ về đạo đức; Nho giáo chủ về trị quốc; Đạo giáo chủ về tâm linh). Ngô Thì Nhậm trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh còn khẳng định vai trò to lớn sánh ngang tầm Nho giáo trong quan hệ với đất nước: “Dùng Nho để trị quốc, dùng Phật để trì quốc”. Thời Lý, Trần Phật giáo luôn được chú trọng hơn và giữ vai trò cốt tủy trong mọi chính sách nhà nước và xã hội. Lúc đó đạo Phật đã khẳng định được vị thế tôn giáo chủ đạo trong hệ thống Tam giáo đương thời trong mọi lĩnh vực từ đạo đức, chính trị, ngoại giao đến văn hóa, giáo dục, nghệ thuật …

Trong quá trình hiện đại hóa, Phật giáo Việt Nam không ngừng phát huy các giá trị nhập thế. Đạo Phật ở Việt Nam cũng như trên thế giới hôm nay vẫn đang tiếp tục xu hướng chung của các tôn giáo nhằm khẳng định vị trí trong thời đại mới, tích cực nhập thế trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mang lại một xã hội đạo đức, nhân văn và tiến bộ.

Đặc trưng thứ bảy của tư tưởng nhập thế Thiền Phật giáo Việt Nam vì sử

dụng thi văn nhằm vào mục đích truyền tải. Do đó, Thiền Phật giáo Việt Nam thấm đậm chất thơ, gọi là thơ thiền. Thiền Phật giáo Việt Nam luôn mang tư tưởng nhập thế, là sự tổng hợp, kế thừa và mang tính thực tế. Không chỉ tích hợp những điều cần thiết từ mối quan hệ tam giáo, bản thân Thiền Phật giáo Việt Nam luôn song

hành, phối hợp với Tịnh và Mật. Theo Hà Văn Tấn, “Thiền giáo chịu ảnh hưởng

của Mật giáo, chính là một đặc điểm của Phật giáo Việt Nam” [127, tr.81]. Như

đốn ngộ lẫn tiệm ngộ. Thiền Phật giáo Việt Nam có dòng thiền riêng với sự tổng hợp của truyền thống thiền trước đó, nét riêng biệt ấy được thể hiện qua từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử đến phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX và về sau.

2.3. Quan hệ giữa Chấn hƣng Phật giáo và tƣ tƣởng nhập thế của Thiền Phật giáo

2.3.1. Chấn hưng Phật giáo

Chấn hưng Phật giáo là phong trào xuất hiện từ lâu trong lịch sử của Phật giáo ở Việt Nam, thường biểu hiện ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vào vận mệnh của nó cũng như những điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Vậy thực chất của chấn hưng Phật giáo là gì? Những kết quả nào để lại dấu ấn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam qua các cuộc chấn hưng? Đó là điều chúng tôi quan tâm và tìm hiểu qua các tài liệu hiện có ở nước ta từ trước tới nay.

Theo Từ điển Tiếng Việt, “chấn hưng là làm cho hưng thịnh và phát triển” [122, tr.234]. Từ đó có thể hiểu chấn hưng Phật giáo là làm cho Phật giáo được hưng thịnh và phát triển. Vậy nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tất yếu phải chấn hưng Phật giáo là gì?. Theo quan điểm của chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến sự tất yếu đó có cơ sở từ hai phía: một là, nguyên nhân chủ quan do sự suy yếu cả về mặt giáo lý lẫn đời sống tôn giáo đang gặp sự cố mà nhiều khi người ta sử dụng khái niệm “khủng hoảng”; hai là, nguyên nhân khách quan do bối cảnh lịch sử cụ thể của đời sống chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, v.v. chi phối đòi hỏi Phật giáo phải có sự đổi mới, chấn chỉnh và tăng thêm sức hấp dẫn. Nói tóm lại, cả hai nguyên nhân cơ bản nêu trên được coi là điều kiện cần để cho Phật giáo tiến hành việc chấn hưng để tiếp tục tồn tại và phát triển.

Khi hội đủ những điều kiện cần thiết thì phong trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra. Tuy nhiên, không phải một cuộc đổi mới hay cải cách nào đó cũng được gọi với cụm từ “chấn hưng”. Trong lịch sử Phật giáo, thay cho cụm từ “chấn hưng” được người đương thời gọi với những tên khác nhau như “Phục sinh Phật giáo” hay “Phục hưng Phật giáo”, mặc dù có nhiều tên khác nhau, kéo theo đó là cấp độ, diễn biến và hệ quả cũng khác nhau, nhưng giữa các cụm từ đó đều phản ánh một tâm

sử để lại, đồng thời những giá trị của nó cần được bảo tồn, khôi phục và phát huy,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng nhập thế của thiền phật giáo qua phong trào chấn hưng phật giáo việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)