Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2. Các công trình nghiên cứu chấn hưng và chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ
1.2.2. Các công trình về chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX
Trong năm 2008, tác giả Nguyễn Đại Đồng đã chủ biên và xuất bản các cuốn như: Biên niên sử Phật giáo miền Bắc (1920 - 1953) (2008), NXB Tôn giáo, Hà
Nội. Nội dung cuốn sách ghi chép các Phật sự theo tháng năm, tính từ năm 1920 là năm có thể coi là tiền Chấn hưng Phật giáo cho đến năm 1953, đây cũng chính là năm Giáo hội Tăng già Việt Nam cử những Tăng sinh đầu tiên ra nước ngoài tu học. Cuốn sách được chia làm bốn chương mang tính chất tương đối tương ứng với các thời kỳ Chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Việc phân chia này thể hiện sự việc diễn ra theo một dòng chảy liên tục cụ thể như sau: Chương 1: Thời kỳ tiền Chấn hưng Phật giáo (1920 - 1934), tại chương này, tác giả đã sưu tầm, nghiên cứu tài liệu và cho ta rõ những người khởi xướng phong trào Chấn hưng Phật giáo trên báo chí như ông Nguyễn Mục Tiên, Giáo thụ Thiện Chiếu, sư Tâm Lai… và cũng ngay từ chương này, chúng ta biết được nguyên nhân vì sao phải vận động phong trào Chấn hưng Phật giáo những năm 1926 - 1928 ở miền Bắc; Chương 2, tác giả trình
bày chấn hưng Phật giáo từ năm 1935 - 1944, Hội Phật giáo Bắc Kỳ chính thức đi vào hoạt động và tiến hành Chấn hưng; Chương 3 là thời kỳ 1945 đến toàn quốc kháng chiến vào 19/12/1946 và chương cuối nêu thời kỳ kháng chiến chống Pháp từ 1947 đến 1953.
Cuốn Phong trào Chấn hưng Phật giáo (Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927 -
1938), (Tư liệu báo chí Phật giáo Việt Nam 1929 - 1945) của Nguyễn Đại Đồng -
Nguyễn Thị Minh (2008), NXB Tôn giáo, Hà Nội. Các tác giả đã tổng hợp các bài viết đăng trên báo, tạp chí nói chung và những bài viết nói riêng về chấn hưng Phật giáo ở ba miền trong giai đoạn từ 1927 đến 1938, 1929 - 1945, được tổng hợp từ Thư viện Trung ương Hà Nội, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Thư viện TP. Hồ
Chí Minh, một số tư liệu tập hợp thành cuốn sách nhan đề Chấn hưng Phật giáo
gồm: Tình hình chính trị - xã hội, nguyên nhân cơ bản cho sự xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo ở ba miền; Ý nghĩa, vai trò của việc Chấn hưng Phật giáo. Cuốn Lược khảo Báo chí Phật giáo Việt Nam (1929 - 2008) của Nguyễn Đại Đồng (2008), NXB Tôn giáo, Hà Nội, là một trong những cuốn cung cấp đầy đủ, hoàn chỉnh về báo chí Phật giáo trong khoảng thời gian mà tác giả đã khảo cứu và sưu tầm.
Luận án của Lê Tâm Đắc (2008) với đề tài “Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ”, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội đã tập trung nghiên cứu về
phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ như: Sự ra đời, nội dung, đặc điểm và vai trò của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Đây là một công trình trình bày hệ thống về sự chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ từ sự ra đời, nội dung và đặc điểm của nó với những nguyên nhân nội tại cũng như sự tác động từ bên ngoài, cùng những diễn biến của sự phục hưng ấy trong lý luận, tổ chức và hành động. Từ đó cho thấy một trào lưu phát triển của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Bắc Kỳ nói riêng với đầy đủ những bối cảnh, chính trị, xã hội và văn hóa của nó trong giai đoạn đầy biến động này. Qua tài liệu nghiên cứu tham khảo của Lê Tâm Đắc, chúng tôi thấy được vai trò của những trí thức Phật giáo trong việc tham gia vào đời sống chính trị của đất nước.