Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.1. Tính tất yếu của phong trào Chấn hƣng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX
THIỀN PHẬT GIÁO
3.1. Tính tất yếu của phong trào Chấn hƣng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX kỷ XX
3.1. Tính tất yếu của phong trào Chấn hƣng Phật giáo Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX kỷ XX
Phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đầu thế kỷ XX. Đó là sự đô hộ của thực dân Pháp cùng với công cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước đang được dấy lên bởi phong trào Duy Tân, nhiều cuộc nổi dậy chống Pháp và cách mạng vô sản. Vì vậy, những diễn biến của phong trào luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của tình hình chính trị - xã hội cũng như thái độ và lập trường của chính quyền thực dân đương thời. Đây là một trong những yếu tố quan trọng cho sự xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Thái độ và lập trường của chính quyền thực dân Pháp đối với chính sách tôn giáo những năm đầu thế kỷ XX, chủ yếu tập trung ưu tiên cho các hoạt động của Công giáo như vấn đề bảo đảm quyền lợi cho các giáo sĩ thừa sai tại các nước thuộc địa và phụ thuộc, hình thành các dòng tu mới, quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội, v.v. Quá trình đó, tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.
Sau khi về cơ bản đã đàn áp xong các phong trào đấu tranh vũ trang yêu nước của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp từng bước thiết lập nền bảo hộ và tiến hành các chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô lớn trên toàn cõi Đông Dương. Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho quá trình khai phá mang lại hiệu quả cao, thực dân Pháp đã cho tiến hành song song nhiều chính sách khác nhau.