3.1.1 .Những tiền đề cơ bản cho sự xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo
3.3. Một số tƣ tƣởng mới về nhập thế của Thiền Phật giáo xuất hiện trong
3.3.2. Từ đời sống tôn giáo của các sa môn
Một là, đối với tăng ni. Như đã trình bày ở trên, việc chấn chỉnh hoạt động
của tăng già nhằm nâng cao vai trò của nó trong hoạt động thực tiễn của Phật giáo đã trở thành một trong những nội dung chủ yếu của phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX ở Bắc Kỳ.
Trải qua một thời gian dài Phật giáo không đóng vai trò chính trị - xã hội như ở thời kỳ đầu độc lập do các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Hậu Lê sang thời Nguyễn độc tôn Nho giáo. Từ thời điểm đó, hoạt động của Tăng già dần đi vào suy thoái, nhiều hiện tượng tiêu cực như mê tín dị đoan, trục lợi từ hoạt động tôn giáo đã làm cho hình ảnh của Phật giáo bị méo mó và bản chất của Phật giáo cũng bị xuyên tạc. Việc chấn chỉnh Tăng già được bắt đầu từ khâu giáo dục và đào tạo tăng ni, dần đưa hình thức đào tạo truyền thống ở các sơn môn sang hiện đại với hệ thống trường lớp có quy củ. Nguyên do phải xiển dương Phật pháp, Ban Trị sự Phật học Bắc Kỳ chỉ rõ trên báo Đuốc Tuệ số 83 năm 1938 như sau:
“Vả Phật pháp mới xương minh. Nếu không thì Phật pháp tất phải suy, mà Phật pháp suy thì Tăng già nhục. Tăng già nhục thì đạo phải diệt, đạo diệt tất Tăng vong!... Hội Phật giáo Bắc Kỳ bổn ý muốn nâng cao trình độ tôn quí cho chư Tăng mà khai hóa cho tín đồ, nên cần phải hết sức chỉnh đốn mở mang các thiền học… [46, tr.446].
Hội Phật giáo Bắc Kỳ còn cho việc giáo dục, đào tạo tăng ni và nam nữ cư sĩ là một trong những nhiệm vụ mang tính cải cách trong đạo Phật ở Việt Nam đương thời. Công cuộc cải cách gồm 5 điểm, được đề xuất lấy ý kiến đóng góp, nêu trong báo Đuốc Tuệ số 89 năm 1938 như sau:
“1. Chương trình giáo dục tăng ni và nam nữ cư sĩ nên đổi lại như thế nào? 2. Nội dung tự viện nên cải như thế nào?
3. Chỗ thờ tự, lễ bái cầu cúng và tượng pháp nên chỉnh đốn thế nào? 4. Phục sức của tăng ni và lễ phục của cư sĩ nên chế ra như thế nào?
5. Tăng ni có nên ra làm những sinh nghiệp của xã hội không, và nên làm những sinh nghiệp gì?” [46, tr.448].
Như vậy, vấn đề chỉnh đốn tăng ni, giáo dục đào tạo tăng ni là nhiệm vụ hết sức cấp bách nhằm thay đổi về căn bản lề lối hoạt động của lực lượng này. Đây là nhiệm vụ liên quan đến sự tồn vong của Phật giáo nước nhà.
Hai là, hoạt động từ thiện. Lĩnh vực này gồm những việc cụ thể như giúp đỡ
những người khốn khó, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và giúp đỡ y tế cho cộng đồng, là ba trong bảy vấn đề cấp bách của phong trào Chấn hưng Phật giáo mà tỷ khiêu tự Lai chùa Hang Thái Nguyên và các đồng chí của ông đề xuất. Trong dự thảo mục đích của Hội Phật giáo Bắc Kỳ thì vấn đề từ thiện cũng được xác định cụ thể: “Nhưng việc từ thiện như bệnh viện, học đường, nghĩa địa, nhà tế bần, nhà dục anh, nhà hộ sinh, nhà dưỡng lão, v.v. sau sẽ tùy tiện chỗ nào liệu tài lực của Hội có thể làm được đến đâu, thì cũng làm cả” [46, tr.370].
Ba là, đối với các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Một trong những
phương diện của đời sống tinh thần xã hội có sự tác động của phong trào Chấn hưng Phật giáo là đời sống tâm linh. Ở đó sự phê phán thái độ thờ cúng mang tính mê tín, dị đoan được khẳng định là trái với bản chất của Phật giáo. Hiện tượng đốt vàng mã mà ngày nay đang được thịnh hành trong xã hội Việt Nam đã nhận được sự phê phán từ phong trào Chấn hưng Phật giáo. Chẳng hạn trong bài “Vàng mã nên bỏ hay nên để?” của Phạm Văn Phụng, đăng trên báo Đuốc Tuệ số 188-189 năm 1942 như sau: “Cái mục đích của Hội ta (Hội Phật giáo Bắc Kỳ) là “Chấn hưng Phật giáo”, mà việc chấn hưng thì không gì bằng bài trừ những tập tục mê tín dị đoan nó
đã làm đổ nát nền Phật giáo xứ ta. Ví bằng ta không tìm cách cấm giới những tục dị đoan ấy (vàng mã) đi thì ta không thể thực hành được công việc chấn hưng” [42, tr.221].
Tục đốt đồ mã có xuất xứ từ Trung Quốc, thêm nữa, nó không phải là một tập tục của Phật giáo. Thích Trí Hải cho rằng, “trong Kinh Dược Sư của đạo Phật cũng nói đến mặt trái của việc đốt mã: “Thiêu tiền hóa mã, sát lục thọ hĩ”, nghĩa là đốt tiền và các đồ mã, cùng việc giết chóc chúng sinh để tế bái quỉ thần chỉ thêm tội nghiệp và chóng chết mà thôi, chứ không có ích lợi gì cả” [42, tr.225]. Trên báo
Đuốc Tuệ còn nhiều bài viết phê phán tục đốt vàng mã, cho rằng vì sự hưng thịnh
của Phật giáo Việt Nam thì việc đốt vàng mã cần có sự vận động để loại bỏ. Bên cạnh đó cũng có những ý kiến cho rằng, việc đốt vàng mã liên quan đến nghề nghiệp thủ công làm ra những thứ đó, nếu cổ động bài trừ việc đốt vàng mã sẽ kéo theo nhiều gia đình lâm vào cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên, theo Lê Tâm Đắc, “phong trào vận động phật tử và nhân dân bỏ vàng mã của các hội Phật giáo miền Bắc giai đoạn 1934-1954 đạt được những kết quả đáng kể, theo chúng tôi, do một số nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, phong trào có sự khởi xướng một cách quyết tâm và
quyết liệt từ cấp trung ương các Hội Phật giáo ở miền Bắc xuất phát từ nhu cầu làm lành mạnh hóa đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của Phật tử và nhân dân, góp phần chấn hưng Phật giáo… Thứ hai, cách thức và phương pháp tiến hành vận động bỏ
vàng mã của phong trào có nhiều điểm hợp lý… Thứ ba, phong trào bỏ vàng mã
thành công còn do sự hợp tác hiệu quả và trách nhiệm phải từ các nhà quản lý xã hội…” [42, tr.227-228].
Cuối cùng, một hiện tượng chỉ xẩy ra cùng với phong trào Chấn hưng là việc
đề xuất tổ chức lễ thành hôn ở các ngôi chùa, hay còn gọi là lễ kết hôn trước cửa
Phật. Hiện tượng này đã có ở Nhật Bản, song đối với nước ta thì đây là đề xuất mới
trong phong tục tập quán của người Việt. Tác giả Đồ Nam Tử trong bài Lễ kết hôn
trước cửa Phật cho rằng,
“Nay nhân phong trào Phật giáo đang thịnh, tiện dịp ta hãy nên cử hành lễ kết hôn trước cửa Phật đã… Việc đem lễ kết hôn vào cửa Phật này tuy là việc mới, nhưng tôi quyết không phải là một việc cưỡng ép gì… Nay ta
muốn tuyên dương đạo Phật, đợi đến khi gặp những việc đã lỗi đạo làm cha, làm con, làm vợ, làm chồng, làm người dân rồi mới dạy thì quá muộn mất rồi, chi bằng nhân cái dịp đôi lứa thiếu niên mới hợp ước cùng nhau lo làm những nghĩa vụ đó, đối trước cửa Phật, mà dạy sớm đi cho họ, chả càng thấm thía hơn dư” [Báo Đuốc Tuệ, số 4 ngày 31 tháng 12 năm 1935].
Có thể nói, việc đề xuất cử hành Lễ kết hôn trước cửa Phật là một trong những nội dung mang tính cải cách trong đời sống tinh thần của nhân dân, được coi là đóng góp mới từ phong trào Chấn hưng của Phật giáo Bắc Kỳ.
Tóm lại, phong trào Chấn hưng Phật giáo nói chung, Thiền Phật giáo nói riêng qua nghiên cứu trường hợp của Phật giáo Bắc Kỳ là một cuộc chấn hưng khá toàn diện và sâu sắc về nội dung và hình thức. Cuộc chấn hưng này không đem lại kết quả như mong muốn, song những gì nó đạt được là đáng ghi nhận, đồng thời tạo đà cho sự phát triển của Thiền Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX.
Tiểu kết chƣơng 3
Chấn hưng Phật giáo là một trong những nhu cầu cấp thiết trước thực trạng sa sút kéo dài của Tăng già Phật giáo Việt Nam đến đầu thế kỷ XX. Trước tình hình chính trị - xã hội và một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào Chấn hưng Phật giáo khẳng định rõ ràng rằng những biến đổi về kinh tế - xã hội và đời sống chính trị tất nhiên sẽ kéo theo những chuyển biến trong tư tưởng và văn hóa.
Ý thức hệ Nho giáo trên thực tế không còn giữ được vị trí độc tôn trong lĩnh vực chính trị - xã hội mà nó đảm nhận. Công giáo là tôn giáo phương Tây, trải qua một thời gian dài bị triều Nguyễn cấm đoán, cho đến đầu thế kỷ XX tuy được chính quyền thực dân bảo hộ, song lực lượng tín đồ không phải là nhiều. Đạo Phật ở nước ta tuy có lịch sử tồn tại lâu dài, từng trải qua thời kỳ thịnh vượng dưới hai triều đại Lý - Trần, song từ thế kỷ XV lại bị rơi vào tình trạng suy yếu do tồn tại chính trị đất nước chi phối, lại thêm những hiện tương tiêu cực phát sinh trong chính bản thân nó do các hiện tượng suy thoái của Tăng ni mà các tài liệu nghiên cứu về thực trạng Phật giáo nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phân tích. Tất thảy những điều đó vô hình chung đã làm cho người Việt bị hụt hẫng về đời sống tinh thần mà cụ thể ở đây
là đời sống tâm linh. Chính vì vậy, sự Phục hưng của Phật giáo có thể nói, là một tất yếu lịch sử.
Phong trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài những điểm chung như mở trường đào tạo tăng ni, ra các báo, tạp chí Phật học, v.v phong trào Chấn hưng mỗi miền đều có cách thức tổ chức và hoạt động khác nhau, tạo nên sức sống mới cho Phật giáo sau hàng trăm năm suy yếu, đồng thời góp phần quan trọng vào đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Như vậy, có thể khẳng định rằng, Phật giáo là một tôn giáo truyền thống của Việt Nam đã được lựa chọn và không có một tôn giáo nào thay thế được. Tính cấp thiết về thành lập các tổ chức của Hội Phật giáo Việt Nam, xây dựng một nền học thuật Phật giáo bài bản là tất yếu trước xu thế phát triển như vũ bão của văn minh thế giới, đặc biệt là khoa học kỹ thuật đầu thế kỷ XX, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga, v.v.
Phong trào Chấn hưng của Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX đã tạo đà cho Thiền Phật giáo Việt Nam có những điểm mới không chỉ trong giáo lý của nó, mà cả trong lĩnh vực thực hành tu thiền để đạt tới giác ngộ. Đó cũng là những hoạt động thể hiện tinh thần nhập thế cả về chiều sâu (giáo lý) lẫn chiều rộng (thực hành thiền, nhập thế tích cực trên các phương diện đời sống xã hội, v.v.). Từ việc giải quyết các vấn đề đó, thực hành tu tập của Phật giáo cũng được định hướng đúng đắn hơn, góp phần làm giảm bớt đáng kể những yếu kém về trình độ Phật học, những tiêu cực trong đời sống tồn giáo. Chẳng hạn, những hiện tượng mê tín dị đoan, phung phí tiền của vào tục đốt vàng mã, đều được nhận định là trái với giáo lý của nhà Phật, đồng thời gây nhiều bức xúc trong đời sống văn hóa xã hội.
Phong trào Chấn hưng đầu thế kỷ XX của Phật giáo ở Việt Nam nói chung, Thiền Phật giáo nói riêng, là một tất yếu khách quan. Song ngoài những giá trị thiết thực mà nó đạt được, vẫn có những mặt hạn chế nhất định và như mặt trái của một tấm huân chương, sự chấn hưng đó có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam cho đến tận ngày nay. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các giá trị và hạn chế của nó để từ đó rút ra bài học cho việc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng về tôn giáo hiện nay là rất thiết thực, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Chƣơng 4.
GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ TƢ TƢỞNG NHẬP THẾ THIỀN PHẬT GIÁO QUA PHONG TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO BẮC
KỲ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY
Phật giáo là một học thuyết tôn giáo - triết học ra đời ở Ấn Độ cổ đại và có sức lan tỏa, sức sống bền bỉ ở những nước tiếp nhận nó, trong đó có Việt Nam. Với thời gian gần 2000 năm kể từ khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, có lúc được tôn làm tôn giáo chủ đạo trong hệ thống tam giáo đương thời (thời Lý - Trần), có lúc bị đẩy lùi ra khỏi lĩnh vực chính trường (từ thế kỷ XV, khi Nho giáo giành quyền thống trị trên lĩnh vực hệ tư tưởng của các triều đại phong kiến). Hiện tượng đó không chỉ riêng có ở nước ta, mà còn ở nhiều nước khác trong sự qui định của cùng tồn tại xã hội. Với tư cách là ý thức tôn giáo, Phật giáo vẫn là một hình thái ý thức liên quan đến niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên để mỗi khi lâm nạn, con người có thể từ đó mà hy vọng cải thiện cuộc sống của mình nơi trần thế, hoặc ít nhất tin rằng, sau khi từ giã cõi đời này, sẽ được an ủi, được chấp nhận vào một cuộc đời mới ở thế giới bên kia là Niết bàn. Như mọi tôn giáo khác, Phật giáo cũng đặt điều kiện cho con người khi ở thế giới bên này phải không ngừng nỗ lực tu thân, tích đức theo con đường mà Phật đã dạy, đã vạch ra, tức Bát chính đạo và để đạt được ước nguyện đó đương nhiên không phải dễ.
Tuy nhiên, Tứ diệu đế, Bát chính đạo hay toàn bộ giáo lý về Nghiệp tuy giản
dị, dễ hiểu nhưng lại khó thực hiện một cách triệt để. Tuân thủ Tứ diệu đế là con
đường tu tập tiệm tiến, tinh tiến để đi tới giác ngộ, lấy tam học (giới, định, tuệ) để
dứt bỏ được tam độc (tham, sân, si). Ngay cả việc khắc phục được phần nào đó trong tam độc, thì tính nôn nóng muốn đạt tới sự giác ngộ một cách nhanh hơn lại luôn thường trực, chi phối các hoạt động của con người trong quá trình hoàn thiện bản thân. Thiền tông ra đời, theo chúng tôi, suy cho cùng cũng là nhằm đáp ứng kỳ vọng đó của người tu hành.
Sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Việt Nam là kết quả của sự tích hợp các dòng Thiền bắt đầu du nhập từ thời Bắc thuộc. Sự tích hợp ấy, về thực chất là sự lựa chọn có chủ đích của các tổ thiền của Việt Nam, đứng vị trí cao nhất cả về Nhà nước và tôn giáo là Phật hoàng Trần Nhân Tông, sau đó đến Pháp Loa và Huyền Quang. Tuy nhiên, cơ sở lý luận của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam được vun đúc từ các thiền sư thời Lý, sang thời Trần với các thiền sư quân vương như Trần Thái Tông với tác phẩm nổi bật như Khóa hư lục; Thiền sư Tuệ Trung Thượng sĩ với Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục, v.v. So với các Thiền
tôngTrung Hoa, Thiền Trúc Lâm Yên Tử không đặt trọng trách lập thuyết để bổ sung cho Luận tạng Phật giáo nguyên thủy, mà là sự lựa chọn trong các bộ kinh điển những gì phù hợp cho các phật tử Đại Việt vận dụng trong đời sống tôn giáo của mình. Trong đó, cái cốt lõi, đồng thời là cái riêng có không phải là tinh thần nhập thế của nó, mà là cái được nhấn mạnh hơn, được quán triệt thường xuyên hơn trong tinh thần nhập thế đó.
Tinh thần nhập thế của Phật giáo trong sự phối thuộc với cái bản địa, với nhu cầu thời đại của Đại Việt trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà dần trở thành tư tưởng nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngay cả trong trường hợp không thuận lợi nhất mà Thiền Phật giáo Việt Nam đã trải qua từ thế kỷ XV, tinh thần nhập thế của nó vẫn không hề thuyên giảm, thậm chí nó còn thu hút sự quan